Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
lượt xem 2
download
Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa
- TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: VẬT LÝ NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: VẬT LÝ KHỐI 11 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB: I. TỪ TRƯỜNG 1. Từ trường + Xung quanh mỗi nam châm hay mỗi dòng điện tồn tại một từ trường. + Từ trường là một dạng vật chất mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường. + Tại một điểm trong không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. + Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó. + Các tính chất của đường sức từ: - Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ. - Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu. - Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc). - Quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chổ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chổ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa. 2. Cảm ứng từ + Tại mỗi điểm trong không gian có từ trường xác định một véc tơ cảm ứng từ: - Có hướng trùng với hướng của từ trường; F - Có độ lớn bằng , với F là độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ dài l, cường Il độ I, đặt vuông góc với hướng của từ trường tại điểm đó. Đơn vị cảm ứng từ là tesla (T). Từ trường đều là từ trường mà cảm ứng từ tại mọi điểm đều bằng nhau. Đường sức từ của từ trường đều là các đường thẳng song song, cách đều nhau. → + Véc tơ cảm ứng từ B do dòng điện thẳng rất dài gây ra: Có điểm đặt tại điểm ta xét; Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dây dẫn và điểm ta xét; Có chiều xác định theo qui tắc nắm tay phải: để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ; I Có độ lớn: B = 2.10-7 r . → + Véc tơ cảm ứng từ B do dòng điện chạy trong khung dây tròn gây ra tại tâm của vòng dây: Có điểm đặt tại tâm vòng dây; Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây; Có chiều: xác định theo qui tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc. NI Có độ lớn: B = 2.10-7. (N là số vòng dây). r → + Véc tơ cảm ứng từ B do dòng điện chạy trong ống dây dài ở trong lòng ống dây (vùng có từ trường đều): Có điểm đặt tại điểm ta xét; 1
- Có phương song song với trục của ống dây; Có chiều xác định theo qui tắc nắm tay phải hoặc vào Nam ra Bắc; N Có độ lớn: B = 4.10-7 I = 4.10-7nI. l → → → → + Nguyên lý chồng chất từ trường: B = B1 + B2 + ... + Bn . 3. Lực từ + Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều dài l có dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường: Có điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây; Có phương vuông góc với đoạn dây và với đường sức từ; → Có chiều xác định theo qui tắc bàn tay trái: để bàn ta trái sao cho véc tơ cảm ứng từ B hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều dòng điện chạy trong đoạn dây, khi đó chiều → ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực từ F ; Có độ lớn: F = BIlsin. + Lực Lo-ren-xơ Lực Lo-ren-xơ là lực do từ trường tác dụng lên hạt mang điện chuyển động. → Lực Lo-ren-xơ f : - Có điểm đặt trên điện tích; → → - Có phương vuông góc với v và B ; → - Có chiều: xác định theo qui tắc bàn tay trái: để bàn tay trái mở rộng sao cho véc tơ B hướng → → vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều của v khi q > 0 và ngược chiều v khi q < 0. Lúc đó, chiều của lực Lo-ren-xơ là chiều ngón cái choãi ra; - Có độ lớn f = |q|vBsin. ❖ CÁC CÔNG THỨC + Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng gây ra tại điểm cách dây dẫn một khoảng r: B I = 2.10-7 r . NI + Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong vòng dây tròn gây ra tại tâm vòng dây: B = 2.10-7. (N là r số vòng dây). + Cảm ứng từ do dòng điện chạy trong ống dây dài hình trụ gây ra trong lòng ống dây: B = 4.10-7 N I = 4.10-7nI. l → → → → + Nguyên lý chồng chất từ trường: B = B1 + B2 + ... + Bn . + Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện: F = BIlsin. II. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1. Từ thông. Cảm ứng điện từ → → + Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: = BScos( n, B ). Đơn vị từ thông là vêbe (Wb): 1 Wb = 1 T.1 m2. 2
- + Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. + Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. + Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên. + Khi một khối kim loại chuyển động trong một từ trường hoặc được đặt trong một từ trường biến thiên thì trong khối kim loại xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là dòng điện Fu-cô. Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng. Khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên sẽ nóng lên. Tính chất này được ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại. Trong nhiều trường hợp sự xuất hiện dòng Fu-cô gây nên những tổn hao năng lượng vô ích. Để giảm tác dụng nhiệt của dòng Fu-cô người ta tăng điện trở của khối kim loại bằng cách khoét lỗ trên khối kim loại hoặc thay khối kim loại nguyên vẹn bằng một khối gồm nhiều lá kim loại xếp liền nhau, cách điện đối với nhau. 2. Suất điện động cảm ứng + Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín đó xuất hiện suất điện động cảm ứng và do đó tạo ra dòng điện cảm ứng. + Định luật Fa-ra-đay về suất điện động cảm ứng: ec = - N . t 3. Tự cảm + Trong mạch kín (C) có dòng điện có cường độ i chạy qua thì dòng điện i gây ra một từ trường, từ trường này gây ra một từ thông qua (C) được gọi là từ thông riêng của mạch: = Li. N2 + Hệ số tự cảm của một ống dây dài: L = 4.10-7 S. l Đơn vị độ tự cảm là henry (H). + Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. i + Suất điện động tự cảm: etc = - L . t 1 + Năng lượng từ trường của ống dây có dòng điện: WL = Li2. 2 ❖ CÁC CÔNG THỨC → → + Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường: = NBScos( n, B ). + Suất điện động cảm ứng: ec = - N . t N2 + Hệ số tự cảm của ống dây: L = 4.10 -7 S. l + Từ thông tự cảm qua ống dây có dòng điện i chạy qua: = Li i + Suất điện động tự cảm: etc = - L . t 1 2 + Năng lượng từ trường của ống dây: WL = Li . 2 3
- III. KHÚC XẠ - PHẢN XẠ 1. Khúc xạ ánh sáng + Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. + Định luật khúc xạ ánh sáng: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) là sin i một hằng số: = hằng số. sin r sin i + Chiết suất tỉ đối: tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 sin r sin i của môi trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới): = n21 sin r + Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. n + Liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: n21 = 2 . n1 + Biểu thức của định luật khúc xạ viết dạng khác: n1sini = n2sinr; khi i và r rất nhỏ (nhỏ hơn 100) thì: n1i = n2r + Tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng: ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền 1 ngược lại theo đường đó. Theo tính chất thuận nghịch về sự truyền ánh sáng ta có: n12 = . n21 2. Hiện tượng phản xạ toàn phần + Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. + Điều kiện để có phản xạ toàn phần: - Ánh sáng phải truyền từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn (n2 < n1). n - Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: i ≥ igh; với sinigh = 2 . n1 + Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. Sợi quang có lỏi làm bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1) được bao quanh bởi một lớp vỏ có chiết suất n2 nhỏ hơn n1. Phản xạ toàn phần xảy ra ở mặt phân cách giữa lỏi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang. Ngoài cùng là một lớp võ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp có độ bền và độ dai cơ học. Cáp quang được ứng dụng vào việc truyền thông tin với nhiều ưu điểm: dung lượng tín hiệu lớn; nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn; không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài; không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện). Trong y học, người ta dùng cáp quang để nội soi. IV. MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC 3. Lăng kính + Lăng kính là một khối trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa ...), thường có dạng lăng trụ tam giác. Một lăng kính được đặc trưng bởi góc chiết quang A và chiết suất n. + Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng truyền qua nó thành nhiều chùm sáng màu khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng qua lăng kính. Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính. 4
- Tia ló ra khỏi lăng kính luôn bị lệch về phía đáy của lăng kính so với tia tới. + Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân, được sử dụng để tạo ảnh thuận chiều, dùng thay gương phẳng trong một số dụng cụ quang như ống dòm, máy ảnh, ... . 4. Thấu kính + Thấu kính là một khối trong suốt (thủy tinh, nhựa, ...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng. + Theo hình dạng, thấu kính gồm hai loại: thấu kính lồi (rìa mỏng) và thấu kính lỏm (rìa dày) Trong không khí thấu kính lồi là thấu kính hội tụ, thấu kính lỏm là thấu kính phân kì. + Các công thức: 1 1 1 A' B' d' f D= = + ; k= =- = . f d d' AB d f −d + Qui ước dấu: Thấu kính hội tụ: D > 0; f > 0; phân kì: D < 0; f < 0. Vật thật: d > 0; vật ảo: d < 0; ảnh thật: d’ > 0; ảnh ảo: d’ < 0. k > 0: ảnh và vật cùng chiều; k < 0: ảnh và vật ngược chiều. + Cách vẽ ảnh qua thấu kính: sử dụng 2 trong 4 tia sau: - Tia tới qua quang tâm -Tia ló đi thẳng. - Tia tới song song trục chính -Tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F’. - Tia tới qua tiêu điểm vật chính F -Tia ló song song trục chính. - Tia tới song song trục phụ -Tia ló qua tiêu điểm ảnh phụ F’p. Lưu ý: Tia sáng xuất phát từ vật sau khi qua thấu kính sẽ đi qua (hoặc kéo dài đi qua) ảnh của vật. + Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học: dùng để khắc phục tật của mắt (cận, viễn, lão); làm kính lúp; dùng trong máy ảnh, máy ghi hình; dùng trong kính hiễn vi, kính thiên văn, ống dòm, đèn chiếu; dùng trong máy quang phổ. 5. Mắt + Cấu tạo gồm: 1. Giác mạc; 2. Thủy dịch; 3. Màng mống mắt (lòng đen); 4. Con ngươi; 5. Thể thủy tinh; 6. Cơ vồng; 7. Dịch thủy tinh; 8. Màng lưới (võng mạc). Trên màng lưới có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng gọi là điểm vàng V. Dưới điểm vàng một chút là điểm mù M, không cảm nhận được ánh sáng. Hệ quang phức tạp của mắt được coi tương đương một thấu kính hội tụ, gọi là thấu kính mắt. + Sự điều tiết của mắt: - Khi nhìn vật ở cực cận CC, mắt điều tiết tối đa: D = Dmax; f = fmin. - Khi nhìn ở cực viễn CV, mắt không điều tiết: D = Dmin; f = fmax. + Năng suất phân li của mắt (): là góc trông nhỏ nhất min khi nhìn vật AB mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm A và B (các ảnh A’, B’ nằm trên hai tế bào thần kinh thị giác kế cận nhau). Mắt bình thường: = min 1’ 3.10-4 rad. + Sự lưu ảnh của mắt: sau khi ánh sáng kích thích từ vật tác động vào màng lưới tắt, ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật trong khoảng 0,1 s. + Các tật của mắt và cách khắc phục: Mắt bình thường điểm cực cận CC cách mắt từ 15 cm đến 20 cm; điểm cực viễn CV ở vô cực, nhìn các vật ở xa mắt không phải điều tiết. 5
- - Mắt cận thị: là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt bình thường và có điểm cực cận ở gần mắt hơn mắt bình thường. Điểm cực viễn cách mắt một khoảng không lớn (nhỏ hơn 2 m). Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước màng lưới. Để khắc phục tật cận thị ta dùng một thấu kính phân kì có tiêu cự thích hợp (fk = - OCV) đeo trước mắt sao cho có thể nhìn được vật ở rất xa hoặc phẩu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. - Mắt viễn thị: là mắt nhìn gần kém hơn mắt bình thường (điểm cực cận của mắt ở xa hơn mắt bình thường) và khi nhìn vật ở xa phải điều tiết. Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt ở sau màng lưới. Để khắc phục tật viễn thị ta dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự thích hợp đeo trước mắt để nhìn được vật ở gần như mắt bình thường hoặc nhìn vật ở rất xa không phải điều tiết mắt hoặc phẩu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. - Mắt lão thị: là tật thông thường của mắt ở những người lớn tuổi. Khi tuổi tăng, khoảng cực cận Đ = OCC tăng, làm mắt khó nhìn rỏ các vật nhỏ như đọc các dòng chữ trên trang sách vì phải đặt chúng ở xa. Để khắc phục tật lão thị ta đeo kính hội tụ hoặc phẩu thuật giác mạc. + Mắt có tật khi đeo kính (sát mắt): - Đặt vật ở CC, kính cho ảnh ảo ở CCK: dc = OCC; d’C = - OCCK - Đặt vật ở CV, kính cho ảnh ảo ở CVK: dV = OCV; d’V = - OCVK 6. Kính lúp + Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để nhìn các vật nhỏ ở gần. Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm) dùng để tạo ảnh ảo lớn hơn vật nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. + Ngắm chừng: điều chỉnh khoảng cách từ vật đến kính (d) để ảnh ảo hiện ra ở một vị trí nhất định nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. - Ngắm chừng ở cực cận: d = dC; d C' = l – OCC. - Ngắm chừng ở cực viễn: d = dV; d V' = l – OCV; mắt bình thường, ngắm chừng ở cực viễn cũng là ngắm chừng ở vô cực: d = f; d’ = - . tan + Số bội giác của dụng cụ quang: G = = . 0 tan 0 + Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực: OCC Đ G = = . f f Trên các kính lúp người ta thường ghi giá trị của G ứng với Đ = 25 cm trên vành kính; đó là con số kèm theo dấu x, ví dụ: 2x; 5x; 10x; … 7. Kính hiễn vi + Kính hiễn vi là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật rất nhỏ ở gần. Kính hiễn vi gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu rất ngắn (vài mm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng không thay đổi. + Sự tạo ảnh bởi kính hiễn vi: vật AB qua vật kính cho ảnh thật A1B1 lớn hơn nhiều so với AB; ảnh trung gian A1B1 qua thị kính cho ảnh ảo A2B2 lớn hơn nhiều so với A1B1 và nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. - Ngắm chừng ở cực cận: d '2 = l – OCC. - Ngắm chừng ở cực viễn: d '2 = l – OCV. - Ngắm chừng ở vô cực: d2 = f2; d '2 = - . 6
- .OCC + Số bội giác: G = ; với = F 1' F2 = O1O2 – f1 – f2: là độ dài quang học của kính hiễn vi. f1 f 2 8. Kính thiên văn + Kính thiên văn là dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt để nhìn các vật lớn nhưng ở rất xa. Kính thiên văn gồm vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu dài (vài dm) và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm). Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thay đổi được. + Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn: vật AB ở rất xa cho ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính; điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh trung gian A1B1 qua thị kính cho ảnh ảo A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. - Ngắm chừng ở cực cận: d '2 = l – OCC. - Ngắm chừng ở cực viễn: d '2 = l – OCV. - Ngắm chừng ở vô cực: d2 = f2; d '2 = - ; khi đó O1O2 = f1 + f2. f1 + Độ bội giác: G = . f2 ❖ CÁC CÔNG THỨC sin i n + Định luật khúc xạ: = n21 = 2 hay n1sini = n2sinr. sin r n1 n2 v c + Liên hệ giữa chiết suất và vận tốc ánh sáng: n21 = = 1 ;n= . n1 v2 v n2 + Góc giới hạn phản xạ toàn phần: sinigh = ; với n2 < n1. n1 + Thấu kính: 1 1 1 A' B' d' f D= = + ;k= =- = . f d d' AB d f −d tan AB + Số bội giác: G = ; với tan = . 0 tan 0 OCC OC C Đ - Kính lúp: G = = . f f .OCC - Kính hiễn vi: G = . f1 f 2 f1 - Kính thiên văn: G = . f2 7
- B. LUYỆN TẬP: Phần I. TNKQ I. Từ trường. 1. Từ trường của một nam châm không tác dụng lực lên: A. nam châm khác đặt trong nó C. hạt mang điện chuyển động có hướng đặt trong nó B. quả cầu tích điện cân bằng trong nó D. một vòng dây mang dòng điện đặt trong nó 2. Cảm ứng từ bên trong ống dây dài không phụ thuộc vào A. Môi trường trong ống dây. B. Chiều dài ống dây. C. Đường kính ống dây. D. Dòng điện chạy trong ống dây. 3. Từ trường của một thanh nam châm thẳng giống với từ tường tạo bởi A. Một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua. B. Một chùm electron chuyển động song song với nhau. C. Một ống dây có dòng điện chạy qua. D. Một vòng dây có dòng điện chạy qua. 4. Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn là A. B = B1 + B2. B. B = |B1 - B2|. C. B = 0. D. B = 2B1 - B2. 5. Khi hai dây dẫn thẳng, đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì A. Chúng hút nhau. B. Chúng đẩy nhau. C. Lực tương tác không đáng kể. D. Có lúc hút, có lúc đẩy. 6. Ống dây có chiều dài L, có dòng điện I chạy qua thì trong lòng ống dây có cảm ứng tử B. Nếu kéo giãn cho chiều dài ống dây tăng lên 2 lần thì: A. B tăng 2 lần B. B giảm 2 lần C. B tăng 2 lần D. B giảm 2 lần 7. Khung dây tròn có diện tích S, có dòng điện I chạy qua thì tại tâm vòng dây có cảm ứng tử B. Nếu giảm diện tích khung dây xuống 2 lần thì cảm ứng từ B tại tâm vòng dây sẽ: A. B tăng 2 lần B. B giảm 2 lần C. B tăng 2 lần D. B giảm 2 lần 8. Dùng kim nam châm thử ta có thể biết được A. Độ mạnh yếu của từ trường nơi đặt nam châm thử. B. Dạng đường sức từ nơi đặt nam châm thử. C. Độ lớn và hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. D. Hướng của véc tơ cảm ứng từ nơi đặt nam châm thử. 9. Trong công thức tính lực Lorentz f = qBvsinθ. Hãy chỉ ra câu sai trong những nhận xét sau: → → → A. 𝑓⃗ luôn vuông góc với v . B. B luôn vuông góc với v . → → → C. 𝑓⃗ luôn vuông góc với B . D. v có thể hợp với B một góc tùy ý. 10. Công thức B = 2 .10 .I/R là công thức tính cảm ứng từ do khung dây tròn sinh ra -7 A. tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với khung dây. B. tại một điểm bất kì trong mặt phẳng của khung dây. C. tại một điểm ngoài khung dây. D. tại tâm khung dây. 11. Một đoạn dây có dòng điện I đặt trong từ trường đều B. Để lực từ tác dụng lên dây cực tiểu thì góc → α giữa dây dẫn và B phải bằng: A. 00 B. 300 C. 600 D. 900 12. Nam châm điện có cấu tạo như hình vẽ trên. Các cực N, S của nam châm lần lượt ở các vị trí: A. A, B B. B, C C. A,C D. B, D 8
- 13. Cho 2 từ trường đều có hình ảnh đường sức từ như hình vẽ. Lực do từ trường B1 và B2 tác dụng lên 1m chiều dài dây điện mang dòng điện I đặt trong mỗi từ trường đó lần lượt là là F1 và F2. Chọn nhận xét đúng. A. F1 = 2F2 B. F2 = 2F1 C. F1 = F2 D. F1 = 2 F2 14. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ: B I I I F I A. B B. B C. D. F F F 15. Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường: B A. Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín hoặc dài vô hạn ở 2 đầu C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó 16. Câu 18: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết luận nào sau đây đúng: A. rM = 4rN B. rM = rN/4 C. rM = 2rN D. rM = rN/2 17. Khi một electron bay vào vùng từ trường theo quỹ đạo song song với các đường sức từ, thì A. Chuyển động của electron tiếp tục không bị thay đổi. B. Hướng chuyển động của electron bị thay đổi. C. Vận tốc của electron bị thay đổi. D. Năng lượng của electron bị thay đổi. 18. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn: M I M I B M B A. B. I B C. D I B M . 19. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây của dòng điện trong vòng dây tròn mang dòng điện: I I I I A. B B. B C. D. B B II. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 20. Từ thông phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây? A. Điện trở suất của dây dẫn làm khung. B. Đường kính dây dẫn làm khung. C. Hình dạng và kích thước của khung dây dẫn. D. Điện trở của dây dẫn. 21. Trong một vùng không gian rộng có một từ trường đều. Tịnh tiến một khung dây phẳng, kín theo những cách sau đây: I. Mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng II. Mặt phẳng khung song song với các đường cảm ứng III. Mặt phẳng khung hợp với các đường cảm ứng một góc θ. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ? A. Trường hợp I. B. Trường hợp II. C. Trường hợp III. D. Không có trường hợp nào. 9
- 22. Chọn câu sai. A. Khi đặt diện tích S vuông góc với các đường sức từ, nếu S càng lớn thì từ thông có giá trị càng lớn. B. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). C. Giá trị của từ thông qua diện tích S cho biết cảm ứng từ của từ trường lớn hay bé. D. Từ thông là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng 0. 23. Định luật Len - xơ được dùng để xác định A. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín. B. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. C. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. D. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. 24. Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4 m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6 T có chiều hướng ra ngoài mặt phẳng giấy. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4 T trong thời gian 0,25 s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là A. theo chiều kim đồng hồ B. ngược chiều kim đồng hồ C. không có dòng điện cảm ứng D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây 25. Đơn vị của từ thông là A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). 26. Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hay ra xa vòng dây kín? A. C B. D C. A D. B 27. Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 20 vòng cạnh 5 cm và 4 cm. Khung đặt trong từ trường đều B = 3.10-3 T, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung 60o quanh cạnh AB, độ biến thiên từ thông qua khung bằng A. -60.10-6 Wb. B. -45.10-6 Wb. C. 54.10-6 Wb. D. -56.10-6 Wb. 28. Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất? A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 29. Một khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2 dm2. Cảm ứng từ được làm giảm đều đặn từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1s. Độ lớn suất điện động trong toàn khung dây là A. 0,6 V. B. 6 V. C. 60 V. D. 12 V. 30. Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 5.10–7 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó A. 0° B. 30° C. 45o D. 60° 31. Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng nếu A. Nó được chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ. 10
- B. Nó được quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ. C. Nó được quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ D. Nó được chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường. 32. Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên như hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s A. 10-4 V. B. 1,2.10-4 V C. 1,3.10-4 V D. 1,5.10-4 V 33. Trong hệ SI đơn vị của hệ số tự cảm là A. Tesla (T). B. Henri (H). C. Vêbe (Wb). D. Fara (F). 34. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào hiện tượng A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện. B. cảm ứng điện từ. C. lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động. D. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. 35. Hiện tượng tự cảm thực chất là A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu. B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên. C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường. D. hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch do chính sự biến đổi dòng điện trong mạch đó gây ra. 36. Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính ống dây bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 3 A. Suất điện động tự cảm trong ống dây có độ lớn là A. 0,15 V. B. 1,50 V. C. 0,30 V. D. 3,00 V. 37. Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện tăng nhanh. B. dòng điện có giá trị nhỏ. C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện không đổi. 38. Cuộn tự cảm có độ tự cảm L = 2,0 mH, trong đó có dòng điện có cường độ 10 A. Năng lượng từ trường trong cuộn dây đó là A. 0,05 J. B. 0,10 J. C. 1,0 J. D. 0,1 kJ. 39. Ống dây điện hình trụ có số vòng dây tăng hai lần thì độ tự cảm A. tăng hai lần. B. tăng bốn lần. C. giảm hai lần. D. giảm 4 lần. 40. Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2. Độ tự cảm của ống dây là A. 50.10-4 H. B. 25.10-4 H. C. 12,5.10-4 H. D. 6,25.10-4 H. III. CHƯƠNG VI– KHÚC XẠ ÁNH SÁNG. 41. Chọn câu SAI. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r cũng tăng. B. góc khúc xạ r tỉ lệ thuận với góc tới i. C. hiệu số i − r cho biết góc lệch của tia sáng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường. D. nếu góc tới i bằng 0 thì tia sáng không bị lệch khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường. 42. Theo định luật khúc xạ ánh sáng thì: A. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang lớn, thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. B. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang lớn, thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. C. Khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém c/quang, thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. 11
- D. Khi góc tới là 90 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 90 0 . 43. Trong một thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng, một học sinh ghi lại trên tấm bìa ba đường truyền của ánh sáng như hình vẽ, nhưng quên ghi chiều truyền. (Các) tia nào kể sau có thể là tia phản xạ? A. IR1. B. IR2. C. IR3. D. IR2 hoặc IR3. R2 R3 I R1 44. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng: A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0. 45. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9 thì góc khúc xạ là 8o. Tính o vận tốc ánh sáng trong môi trường A, biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 2.105km/s. A. 225000km/s. B. 230000km/s. C. 180000km/s. D.250000km/s. 46. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9 thì góc khúc xạ là 8o. Tìm o góc khúc xạ khi góc tới là 60o. A. 47,25o. B. 56,33o. C. 50,33o. D. 58,67o 47. Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng? A. vi > v2; i > r. B. v1 > v2; i < r. C. v1 < v2; i > r. D. v1 < v2; i < r. 48. Tia sáng đi từ không khí vào 1 chất lỏng trong suốt với góc tới i = 45 thì góc khúc xạ r = 300. 0 Chiếu 1 tia sáng từ chất lỏng đó ra kkhí dưới góc tới i1 = 250 thì: A. Có đồng thời cả tia khúc xạ và tia phản xạ. B. Chỉ có tia khúc xạ. C. Có hiện tượng phản xạ toàn phần. D. Chỉ có tia phản xạ. 49. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Tính vận tốc ánh sáng trong môi trường A, biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 2.105km/s. A. 225000km/s. B. 230000km/s. C. 180000km/s. D. 250000km/s. 50. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường: A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia. B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn. C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ. D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới. 51. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới. B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chết quang hơn. C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh. D. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn. 52. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ. D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới. 12
- 53. Một tia sáng truyền trong hai môi trường theo đường truyền như hình vẽ. Chỉ ra câu sai. 2 A. α là góc tới giới hạn. 1 B. Với i > α sẽ có phản xạ toàn phần. C. Nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) chỉ có phản xạ thông thường. D. Nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) không thể có phản xạ. 54. Có tia sáng truyền từ không khí vào ba môi trường (1), (2), (3) hình vẽ.Phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền trong cặp môi trường nào sau đây? A. Từ (2) tới (1). B. Từ (3) tới (1). C. Từ (3) tới (2). D. Từ (1) tới (2). 55. Trong sợi quang chiết suất của phần lõi A. luôn bé hơn chiết suất của phần trong suốt xung quanh. B. luôn bằng chiết suất của phần trong suốt xung quanh C. luôn lớn hơn chiết suất của phần trong suốt xung quanh. D. có thể bằng 1. 56. Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là: A. igh = 41048’. B. igh = 48035’. C. igh = 62044’. D. igh = 38026’. IV. CHƯƠNG VII– MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG. 57. Đường đi của tia sáng qua lăng kính trong hình vẽ nào là không đúng? A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 58. Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình: A. tròn B. Elip C. tam giác D. chữ nhật 59. Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính ? A. Lăng kính luôn được làm bằng thuỷ tinh. B. Chiết suất của chất làm lăng kính có thể nhỏ hơn 1. C. Lăng kính là khối chất trong suốt, có hai mặt phẳng giới hạn không song song nhau. D. Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn 900. 60. Khi chiếu chùm sáng trắng đến mặt bên của một lăng kính thì chùm tia ló sẽ bị phân tách thành các ánh sáng có màu sắc khác nhau. Đó là sự tán sắc ánh sáng bởi lăng kính. Hiện tượng tán sắc ánh sáng này được ứng dụng trong thiết bị nào dưới đây? A. Máy quang phổ B. Kính tiềm vọng C. Ống nhòm D. Ông nội soi 61. Thấu kính phân kì là A. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi B. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng C. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm D. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt phẳng. 62. Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là A. tam giác đều. B. tam giác cân. C. tam giác vuông. D. tam giác vuông cân. 63. Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi 13
- A. hai mặt bên của lăng kính. B. tia tới và pháp tuyến. C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính. D. tia ló và pháp tuyến. 64. Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là : A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 0,2cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự là f = - 20cm. C. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20cm. D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm. 65. Điểm thuộc trục chính sao cho khi chùm tia tới đi qua nó sẽ cho chùm ló song song trục chính thấu kính. Điểm đó là: A. Tiêu điểm vật phụ B. Tiêu điểm vật chính C. Quang tâm 0 D. Tiêu điểm ảnh chính 66. Có một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng truyền tới đều truyền thẳng qua thấu kính, điểm đó goi là A. Tiêu điểm ảnh của thấu kính B. Quang tâm của thấu kính. C. Tiêu điểm ảnh hoặc tiêu điểm vật của thấu kính D. Tiêu điểm vật của thấu kính 67. Thấu kính phân kì là A. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu lồi B. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi một mặt cầu lồi và một mặt phẳng C. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt cầu lõm D. Một khối chất trong suốt, được giới hạn bởi 2 mặt phẳng. 68. Vật thật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng 2f thì ảnh của nó là A. ảnh thật nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo lớn hơn vật. C. ảnh thật bằng vật. D. ảnh thật lớn hơn vật. 69. Thấu kính có độ tụ D = 5 dp, đó là : A. thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 0,2cm. B. thấu kính phân kì có tiêu cự là f = - 20cm. C. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 20cm. D. thấu kính hội tụ, có tiêu cự f = 0,2 cm. 70. Khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai? A. Một chùm tia sáng song song với trục chính thì chùm tia ló hội tụ ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm vật tới thấu kính thì chùm tia ló đi qua song song với trục chính D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính. 71. Khi nói về đường đi của tia sáng qua thấu kính phân kì, phát biểu nào sau đây là sai A. Một chùm tia sáng song song với trục chính qua thấu kính thì chùm tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm ảnh trước thấu kính B. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính thì truyền thẳng qua thấu kính C. Một chùm tia sáng hội tụ tại tiêu điểm ảnh tới thấu kính thì chùm tia ló đi song song với trục chính. D. Tia sáng đi song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm chính của thấu kính. 72. Một vật sáng AB đăt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Gọi khoảng cách từ vật đến thấu kính là d, thấu kính có tiêu cự f. Khi f < d < 2f, ảnh của vật qua thấu kính là A. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật B. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. 73. Ảnh của vật qua thấu kính phân kì luôn là A. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật B. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật 14
- 74. Chọn câu trả lời đúng. Một vật ở ngoài tiêu cự của một thấu kính hội tụ bao giờ cũng có ảnh: A. Ngược chiều với vật. B. ảo C. Cùng kích thước với vật. D. Nhỏ hơn vật 75. Tìm phát biểu SAI về thấu kính hội tụ: A. Một tia sáng qua thấu kính hội tụ khúc xạ, ló ra sau thấu kính sẽ cắt trục chính. B. Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ. C. Vật thật nằm trong khoảng tiêu cự (trong OF) cho ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật. D. Một chùm sáng song song qua thấu kính hội tụ chụm lại ở tiêu điểm ảnh sau thấu kính. 76. Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ : A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật 77. Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật. C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật 78. Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính A. không tồn tại. B. chỉ là thấu kính hội tụ. C. chỉ là thấu kính phân kì. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì. 79. Ảnh của một vật thật được tạo bởi một TKHT không bao giờ: A. là ảnh thật lớn hơn vật B. cùng chiều với vật C. là ảnh ảo nhỏ hơn vật D. là ảnh thật nhỏ hơn vật 80. Công thức nào sau đây đúng. 𝑑𝑓 A. D = 1 𝑛𝑚𝑡 = (𝑛 1 1 − 1) (𝑅 + 𝑅 ) B. k = ̅̅̅̅̅̅ 𝐴′ 𝐵′ = 𝑑′ C. L = |d - d’| D. 𝑑′ = 𝑑−𝑓 𝑓 𝑡𝑘 1 2 ̅̅̅̅ 𝐴𝐵 𝑑 81. Nhận định nào sau đây SAI A. f < 0: thấu kính mép dày B. d’ < 0: ảnh ảo C. k = 1: ảnh cao bằng vật và cùng chiều vật D. R > 0: thấu kính lõm 82. Điểm sáng thật S nằm trên trục chính của một thấu kính cho ảnh S’ . Cho S dịch chuyển về phía thấu kính thì ảnh S’ sẽ: A. Di chuyển ra xa thấu kính B. Di chuyển lại gần thấu kính C. Di chuyển cùng chiều với S D. Hướng di chuyển của S còn phụ thuộc vào thấu kính hội tụ hay phân kỳ 83. Hình vẽ dưới đây biểu diễn đường truyền của tia sáng qua thấu kính. Hình nào biểu diễn không đúng? 84. Có bốn thấu kính với đường truyền của tia sáng như hình vẽ, thấu kính nào là thấu kính hội tụ ? A. thấu kính 1 B. Thấu kính 3 và 4 C. Thấu kính 2 D. Thấu kính 2 và 3 15
- 85. Khi dùng một thấu kính hội tụ tiêu cự f làm kính lúp để nhìn một vật, ta phải đặt vật cách kính một khoảng A. bằng f. B. nhỏ hơn hoặc bằng f. C. giữa f và 2f. D. lớn hơn 2f. 86. Mắt bị tật viễn thị A. có tiêu điểm ảnh F’ ở trước võng mạc. B. nhìn vật ở xa phải điều tiết mắt. C. phải đeo thấu kính phân kì thích hợp để nhìn các vật ở xa, D. điểm cực cận gần mắt hơn người bình thường. 87. Tìm phát biểu sai. Mắt cận thị A. Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc. B. Phải điều tiết tối đa mới nhìn được vật ở xa. C. Tiêu cự của mắt có giá trị lớn nhất nhỏ hơn mắt bình thường. D. Độ tụ của thủy tinh thể là nhỏ nhất khi nhìn vật ở cực viễn. 88. Mắt cận thị khi không điều tiết thì có tiêu điểm A. nằm trước võng mạc. B. cách mắt nhỏ hơn 20cm. C. nằm trên võng mạc. D. nằm sau võng mạc. Phần II. TỰ LUẬN I. TỪ TRƯỜNG DẠNG 1: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt (thẳng, tròn, ống dây) đơn giản. 1. 2. Một dây dẫn dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10A. Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại: a. Điểm M nằm cách dây dẫn 5cm. b. Ở điểm N có cảm ứng từ l 4.10-5 T, điểm D nằm cách dây dẫn một đoạn bằng bao nhiêu ? 3. Một khung dây tròn bán kính R= 4cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I=0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung. Đs: 3,76.10-6 T 4. Cho dòng điện có cường độ I = 0,15A chạy qua các vòng dây của một ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có giá trị B = 35.10-5T. Ống dây dài 50cm. Tính số vòng dây của ống dây. Đs: 929 vòng 5. Dùng một dây đồng có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài 50cm, đường kính 4cm để làm một ống dây. Hỏi cho dòng điện có cường độ I=0,1A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Biết sợi dây dùng làm ống dây dài l = 63m và các vòng dây quấn sát nhau. Đs: B=0,126.10-3T 6. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8mm, điện trở R = 1,1 , lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng . Dùng sợi dây này quấn thành 1 ống dây với các vòng dây sát nhau có đường kính d = 2cm, dài 40cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10- 3 (T). Hiệu điện thế giữa 2 đầu ống dây là bao nhiêu? 16
- DẠNG 2: Từ trường của nhiều dòng điện tại 1 điểm. Từ trường tổng hợp triệt tiêu. 7. Hai dây dẫn song song dài vô hạn, cách nhau a=10cm trong không khí, trong đó có hai dòng điện I1 = I2 = 5A chạy ngược nhau. Xác định cảm ứng từ tại điểm M, biết: a. M cách đều 2 dây một khoảng 5cm. b. M cách dây thứ nhất 5cm và cách dây thứ hai 15cm. c. M cách dây thứ nhất 6cm, cách dây thứ hai 8cm d. M cách đều hai dây một đoạn a= 10cm. 8. Làm lại bài 6 khi hai dòng điện chạy cùng chiều nhau. DẠNG 3: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều, lực Lorenxo, 9. Một đoạn dây dẫn MN có chiều dài l = 20cm, khối lượng 10g được treo nằm ngang bằng 2 dây mảnh AM, BN cách điện. Thanh MN đặt trong từ trường đều có phương thẳng đứng, hướng lên trên với B = 0,5T. Khi cho dòng điện I chạy qua, đoạn dây MN dịch chuyển đến vị trí cân bằng mới. Khi đó dây treo AM, BN tạo vơí phương thẳng đứng một góc 300. Xác định I và lực căng của 2 dây treo. Lấy g = 10m/s2 10. Một thanh dẫn MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị dài của dây là D = 0,04kg/m. Thanh được treo bằng hai dây dẫn nhẹ ⃗⃗ V𝐵 ⃗⃗ thẳng đứng, cách điện và đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵 vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, B= 0,04T. Cho dòng điện có M N cường độ I chạy qua thanh. a. Xác định chiều dòng điện và độ lớn của I để lực căng của các dây bằng không. b. Cho MN = 25cm, I= 16A có chiều từ N đến M. Tính lực căng của mỗi dây. Biết mỗi dây chỉ chịu được lực căng dây tối đa là 0,25N. Tính cường độ dòng điện lớn nhất chạy qua dây. II. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 11. Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A 12. a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD khi cho con chạy di chuyển từ về phía N b. Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD khi cho con chạy di chuyển từ về phía M. (1đ) A B a b M N D C A B M N Φ (Wb) D C 0, 13. Cho đồ thị mô tả sự biến thiên của từ thông qua một khung dây 5 phẳng theo thời gian (hình vẽ). biết điện trở của khung dây R = 0,5Ω. Mô tả sự thay đổi dòng điện cảm ứng trong khung. Tính cường độ dòng điện cảm ứng trong từng giai đoạn t (s) 0 1 2 3 4 17
- 14. Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a=10cm, đặt cố định trong từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung.Trong khoảng thời gian t = 0,05 s, cho độ lớn của 𝐵 ⃗⃗ tăng đều từ 0 đến 0,5T. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung. Đs:0,1 V 15. Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn, gồm N=100 vòng, mỗi vòng có bán kính R = 10cm, mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở R0 = 0,5. Cuộn dây đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng các vòng dây và có độ lớn B = 10-2T giảm đều đến 0 trong BR thời gian t=10-2s. Tính cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Đs: I = = 2 R0 t 16. Một khung dây dẫn kín, phẳng hình vuông ABCD có cạnh a=10cm gồm N=250 vòng dây. Khung chuyển động thẳng đều với vận tốc v=1,5m/s tiến lại khoảng không gian trong đó có từ trường đều B=0,005T, có hướng như hình vẽ. Trong khi chuyển động, cạnh AB và AC luôn nằm trên hai đường thẳng song song như hình bên. Chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong khung trong khoảng thời gian từ khi cạnh CB của khung bắt đầu gặp từ trường cho đến khi khung vừa vặn nằm hẳn trong từ trường. Đs: dòng điện cảm ứng ngược chiều kim đồng hồ. TỰ CẢM 17. Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2A về 0 trong khoảng thời gian 0,4s. Tìm suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ống dây trong khoảng thời gian nói trên. Đs: 0,5V 18. Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/mét. Chiều dài của ống dây là 2m, thể tích của ống dây là 200cm3. a. Hãy tính số vòng dây trên ống dây ? b. Độ tự cảm của ống dây có giá trị là bao nhiêu ? c. Nếu cho dòng điện I = 10A chạy trong ống dây thì từ trường trong ống dây là bao nhiêu ? d. Nếu dòng điện nói trên tăng đều từ 0 trong thời gian 2s, thì suất điện động tự cảm trong ống dây là bao nhiêu ? e. Năng lượng từ trường bên trong ống dây ? Đs: 4000 vòng; 1,005.10-3H; 0,025T; 5,025.10-3V; 0,05J. 19. Một ống dây có chiều dài là 1,5m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40cm. a. Hãy xác định độ tự cảm của ống dây. b. Cho dòng điện chạy trong ống dây, dòng điện tăng từ 0 → 5A trong thời gian 1s, hãy xác định suất điện động tự cảm của ống dây. c. Hãy tính cảm ứng từ do dòng điện sinh ra trong ống dây ? d. Năng lượng từ trường bên trong ống dây ? Đs: 0,42H ; 2,1V ; 8,3.10-3T; 5,25J III. KHÚC XẠ - PHẢN XẠ 20. Một tia sáng đi từ không khí vào nước có chiết suất n =4/3 dưới góc tới i = 300. a) Tính góc khúc xạ. b) Tính góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới. Đs: 220; 80 21. Một người nhìn một hòn đá dưới đáy của một cái bể, có cảm giác hòn đá nằm ở độ sâu 0,8m. Chiều sâu thực của bể nước là bao nhiêu? Người đó nhìn hòn đá dưới góc 600 so với pháp tuyến, chiết suất của nước là 4/3. 22. Cho chiết suất của nước là 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy một bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước. a) Người đó sẽ thấy ảnh S’ của hòn sỏi cách mặt nước 1 khoảng là bao nhiêu ? b) Nếu ảnh của hòn sỏi S’ cách mặt nước 1,2m thì lúc này hòn sỏi cách mặt nước bao nhiêu ? 18
- 23. Một tia sáng trong thủy tinh đến mặt phân cách giữa thủy tinh với không khí dưới góc tới i=300, tia phản xạ và khúc xạ vuông góc nhau. a.Tính chiết suất của thủy tinh b.Tính góc tới i để không có tia sáng ló ra không khí . Đs: a. n= 3 ; b. i>350 44’ 24. Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n chưa biết sang không khí với góc tới như hình vẽ. Cho biết = 60o, = 30o. a) Tính chiết suất n của chất lỏng. b) Tính góc lớn nhất để tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên. Đs: a. n= 3 ; b. max 54o 44' 25. Một khối bán trụ trong suốt có chiết suất n= 2 . Một chùm tia sáng hẹp n nằm trong mặt phẳng của tiết diện vuông góc, chiếu tới khối bán trụ như hình vẽ. Xác định đường đi của chùm tia tia sáng với các giá trị sau đây của góc : a. =600 c. =300 S C 26. : Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của I một khối trong suốt có tiết diện như hình vẽ.Hỏi khối trong suốt này phải có chiết suất là bao nhiêu để tia sáng đến tại mặt AC không bị ló ra không khí Đs: n 2 n V. THẤU KÍNH A 27. Một thấu kính mỏng, phẳng – lồi, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ tụ của kính là D = + 5 (đp). Bán kính mặt cầu lồi của thấu kính là: R = 10 (cm). 28. Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Khi đặt vật sáng cách thấu kính 30cm, hãy xác định vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của ảnh. C. cách thấu kính 60cm, thật, ngược chiều và gấp đôi vật. 29. Vật sáng AB đặt trước TKHT có tiêu cự 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB 24cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là bao nhiêu Đ/s 12cm 30. Điểm sáng S nằm tại trục chính của một thấu kính, có tiêu cự f =20cm cho ảnh S’ cách S 18cm. Xác định tính chất và vị trí của ảnh S’. Đ/S: ảnh ảo cách thấu kính 30cm 31. Vật sáng AB vuông góc trục chính cho ảnh ngược chiều cao bằng 1/3 AB và cách AB 20cm. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là bao nhiêu? 15cm 32. Cho hình vẽ. a. Dựng thấu kính, loại TK, các tiêu điểm b. Dựng vật AB A x B B’ y F’ B’ y A’ x A’ 19
- 33. Một tia sáng SI đi qua một thấu kính MN bị khúc xạ như hình vẽ. Hãy cho biết (có giải thích) đó là loại thấu kính gì? Bằng phép vẽ (có giải thích), xác định các tiêu điểm chính của thấu kính. 34. Thấu kính tạo ảnh ảo kích thước gấp đôi vật, cách vật 10cm. A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Vì sao? B. Tính độ tụ của thấu kính. C. Thấu kính trên thuộc loại phẳng cầu có chiết suất n = 1,5. Mặt cầu là mặt lồi hay mặt lõm và bằng bao nhiêu? 35. Một thấu kính phẳng lõm có bán kính 15cm và chiết suất n = 1,5. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính cho ảnh cách thấu kính 15cm, cao 3cm. A. Tính tiêu cự thấu kính. B. Xác định vị trí đặt vật và chiều cao của vật C. Nếu dìm thấu kính trong nước có chiết suất n’ = 4/3 thì độ tụ của thấu kính là bao nhiêu? 36. Vật đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ. Tiêu cự thấu kính là 20cm. Đặt một màn ảnh cách vật một đoạn L = 90cm. Khi di chuyển thấu kính giữa vật và màn thì người ta thấy có 2 vị trí đặt thấu kính cho ảnh hiện rõ trên màn. a. Xác định vị trí của thấu kính. Tính độ phóng đại ảnh trong mỗi trường hợp. Ảnh này cao gấp bao nhiêu lần ảnh kia. (Tính độ phóng đại của ảnh này so với ảnh kia ứng với 2 vị trí đặt thấu kính) b. Màn phải đặt cách vật đoạn ngắn nhất bằng bao nhiêu để vẫn thu được ảnh rõ nét trên màn. c. Màn đặt cách vật bao nhiêu thì không thể tìm được vị trí đặt thấu kỉnh để ảnh hiện rõ trên màn? CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ ĐẠT KẾT QUẢ CAO! Try your best! 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 85 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn