intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH-THCS IACHIM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II TỔ: KHTN MÔN: VẬT LÍ 8 NĂM HỌC: 2022 – 2023 A. LÝ THUYẾT 1. Công suất là công thực hiện đượctrong một đơn vị thời gian. - Công thức tính công suất: P  = 2. Cơ năng: - Thế năng hấp dẫn là cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất hay do vị trí của vật so với vật khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của vật và độ cao của vật so với mặt đất. - Động năng là cơ năng của vật có được do chuyển động. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. 3.Cấu tạo chất:- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. - Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 4. Nhiệt nănglà tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Ba hình thức truyền nhiệt: + Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của vật hay truyền từ vật này sang vật khác. + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. 5.Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg chất đó để nhiệt độ của nó tăng thêm 1 0C. Kí hiệu: c; Đơn vị: J/kg.K. 6.Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Kí hiệu: Q; Đơn vị: Jun (J) - Nhiệt lượng vật thu vào phụ thuộc vào: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật. - Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t. Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (J); m là khối lượng của vật (kg); t = t2 – t1 là độ tăng nhiệt độ (0C). - Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau. + Nhiệt lượng vật này toả ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. - Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả ra = Qthu vào. B. BÀI TẬP
  2. Câu 1: Hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế nào? Khi đổ 50cm 3 rượu vào 50cm3 nước, ta có thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích bằng 100cm3 không? Vì sao? Câu 2: Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng những cách nào? Mỗi cách lấy một ví dụ minh họa. Câu 3: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực 180N.Tính công suất của người kéo? Câu 4: Giải thích tại sao vào mùa hè, ta mặc áo màu trắng mát hơn mặc áo màu tối? Câu 5:Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên? Câu 6: Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2kg nước ở nhiệt độ 20 0C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Câu 7:Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất? Bình nào có nhiệt độ thấp nhất? Câu8:Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC.Cho nhiệt dung riêng của nhôm là880J/kg.K và nhiệt dung riêng nước là 4200J/kg.K. Câu 9:Một ấm đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 20 0C. Hỏi phải đun trong bao nhiêu lâu thì nước trong ấm bắt đầu sôi? Biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm một nhiệt lượng là 500J; nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K.Bỏ qua sự hao phí về nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh. Câu 10: Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 200g được nung nóng tới nhiệt độ t 1 = 1000C vào một bình nước ở nhiệt độ t 2 = 200C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng t = 250C. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c 1 = 880J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. Coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. a) Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt? b) Tính nhiệt lượng tỏa ra, nhiệt lượng thu vào của vật? * Gợi ý: - Vật có nhiệt độ cao hơn sẽ tỏa nhiệt, vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ thu nhiệt. - Áp dụng công thức tính nhiệt lượng để tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: Q = m.c. t C. ĐỀ TỰ LUYỆN ĐỀ 1: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021-2022 A. TRẮC NGHIỆM: (7đ) I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất: Câu 1:Một người kéo một vật có trọng lượng 30N đi được quãng đường 10m thì công của cơ là: A. 1000J B. 50J C. 100J D. 300J
  3. Câu 2: Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C). D. Than chì ở 320C. Câu 3:Nước biển mặn vì sao? A. Vì các phân tử nước biển có vị mặn. B. Vì các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. C. Vì các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. D. Vì các phân tử nước khoảng cách. Câu 4:Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào? A. Động năng tăng, thế năng giảm.B. Động năng giảm, thế năng tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm.D. Động năng và thế năng đều tăng. Câu 5:Khi một vật rơi từ trên cao xuống, thế năng của một vật giảm đi 30J thì: A. cơ năng của vật giảm 30J. B. cơ năng của vật tăng lên 30J. C. động năng của vật tăng lên 30J. D. động năng của vật giảm 30J. Câu 6:Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu: A. rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên. B. nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi. C. cốc nước được nung nóng lên. D. rót bớt nước ra để thể tích của nước giảm xuống. Câu 7:Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt? A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt.B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sang. D. Vật có nhiệt năng thấp. Câu 8:Một vật có khối lượng m, có nhiệt dung riêng là c. Để nhiệt độ của vật tăng từ t1 lên t2 thì nhiệt lượng cần cung cấp cho vật tính bởi công thức: A. Q = m.c(t2 – t1). B. Q = m.c(t1 – t2). C. Q = m.c2(t2 – t1). D. Q = m2c(t2 – t1). II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Câu 9: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. a. Nhiệt lượng là phần (1)............................mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình (2)........................... b. Nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.k điều đó có nghĩa là muốn làm cho 1kg thép tăng thêm (3).............. thì cần truyền cho thép một nhiệt lượng là (4).......................... III. Chọn đáp án đúng, sai: Câu 10: Chọn câu đúng, sai trong mỗi câu sau? Câu Nội dung Đúng Sai a Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng.
  4. b Công suất được tính bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. c Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất được gọi là động năng. d Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là thế năng. IV. Nối cột để được câu đúng: Câu 11: Hãy nối cột A với cột B để được câu đúng nghĩa: Cột A Cột B Nối 1.Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt a. càng nhiều 1 2.Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp b. đi thẳng 2 thụ tia nhiệt c.đối lưu 3 3.Vật có bề mặt càng nhẵn và màu càng sáng thì hấp d.càng ít 4 thụ tia nhiệt e. dẫn nhiệt 4.Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí là B. TỰ LUẬN: (3đ) Câu 12: (2đ)Một người trong thời gian 30 giây thực hiện được một công 1500J để đưa một vật lên cao. a. Tính công suất trung bình của người đó. b. Chứng minh rằng: P = F.v Câu 13: (1đ) Tính nhiệt lượng cần thiết để đun 2,5kg nước từ 250C đến khi nước sôi. (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K) ĐỀ 2: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020-2021 I. Trắc nghiệm. (3 điểm) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất (từ câu 1 đến câu 4) Câu 1: Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh thì A. kích thước mỗi phân tử khí giảm. B. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm. C. khối lượng mỗi phân tử khí giảm. D. số phân tử khí giảm. Câu 2: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Giữa chúng có khoảng cách. B. Chuyển động không ngừng. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
  5. Câu 3: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì A. thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng. B. khối lượng mỗi nguyên từ đồng tăng. C. số nguyên tử đồng tăng. D. vận tốc của các nguyên tử đồng tăng. Câu 4:Chỉ ra kết luận nào không đúng trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. Câu 5:Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: a) Công suất được xác định bằng …………. thực hiện được trong một đơn vị ……………… b) Đơn vị công suất là …………… kí hiệu là ……… Câu 6:Hãy ghép mỗi phần 1, 2, 3, 4 ở cột A với một phần a, b, c, d ở cột B để được một câu có nội dung phù hợp. Ghép cột Cột A Cột B A với cột B 1.Một con chim đang bay trên trời cao a. thế năng. 1-… 2. Lò xo bị ép có b. vừa có động năng vừa có thế năng. 2 - … 3.Một vật đang chuyển động, vận tốc của vật c. thế năng đàn hồi. 3-… tăng thì 4. Một vật đang chuyển động có thể không có d. động năng tăng. 4-… II.Tự luận. (7 điểm) Câu 1:(2,0 điểm) a) Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Em hãy viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào. b) Giải thích tại sao vào mùa hè, ta mặc áo màu trắng mát hơn mặc áo màu tối? Câu 2: (2,0 điểm) Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng những cách nào?Mỗi cách lấy một ví dụ minh họa. Câu 3:(3,0 điểm) Một cái bình bằng sứ có khối lượng m 1 = 500g, nhiệt độ t1 = 300C. Rót nước có khối lượng m2 = 300g, nhiệt độ t2 = 900C vào bình. Nhiệt độ của bình và nước khi có cân bằng nhiệt là t = 75,50C. Cho nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường. a) Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt? b) Tính nhiệt lượng tỏa ra, nhiệt lượng thu vào của vật? c) Tính nhiệt dung riêng c1 của sứ? Duyệt của BGH Duyệt của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề cương
  6. Nguyễn Hữu Hoàn Nguyễn Phước Tân Trần Thị Như Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1