Thư tư, ngày 14 tháng 03 năm 2018<br />
TIẾT 52<br />
<br />
KIỂM TRA 45 (Phút)<br />
<br />
I/ Mục đích:<br />
Kiến thức: Hệ thống các kiến thức từ bài 31 đến bài 45 của chương Điện từ học và chương Quang học.<br />
Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức từ bài 31 đến bài 45 của chương Điện từ học và chương Quang học vào việc giải bài tập và<br />
trả lời các câu hỏi.<br />
Thái độ: Hình thành tư duy suy luận, ý thức tự giác học tập và nội dung trình bày logic, sạch sẽ.<br />
II/ Hình thức đề kiểm tra 1 tiết (Tự luận 60% và trắc nghiệm 40%)<br />
III/ Thiết lập ma trận đề kiểm tra 1 tiết.<br />
<br />
Tên chủ<br />
đề<br />
1. Điện<br />
từ học<br />
7 tiết<br />
<br />
Nhận biết<br />
TNKQ<br />
<br />
Thông hiểu<br />
TL<br />
<br />
Dấu hiệu chính để phân<br />
biệt dòng điện xoay chiều<br />
với dòng điện một chiều<br />
là:<br />
- Dòng điện xoay chiều là<br />
dòng điện luân phiên đổi<br />
chiều<br />
. Nắm đươc Công suất hao<br />
phí do tỏa nhiệt trên<br />
đường dây tải điện tỉ lệ<br />
nghịch với bình phương<br />
hiệu điện thế đặt vào hai<br />
đầu đường dây<br />
Khi cho cuộn dây kín<br />
quay trong từ trường của<br />
nam châm (hay cho nam<br />
<br />
TNKQ<br />
<br />
Vận dụng<br />
TL<br />
<br />
Nguyên tắc cấu tạo và hoạt<br />
động của máy phát điện<br />
xoay chiều dựa trên hiện<br />
tượng cảm ứng điện từ.<br />
Cấu tạo: Máy phát điện<br />
xoay chiều có hai bộ phận<br />
chính là nam châm và cuộn<br />
dây dẫn. Một trong hai bộ<br />
phận đó đứng yên gọi là<br />
stato, bộ còn lại có thể quay<br />
được gọi là rôto.<br />
Công suất hao phí do tỏa<br />
nhiệt trên đường dây tải<br />
điện tỉ lệ nghịch với bình<br />
phương hiệu điện thế đặt<br />
vào hai đầu đường dây:<br />
<br />
Cấp độ thấp<br />
TNKQ<br />
TL<br />
Sử dụng thành thạo<br />
công thức<br />
<br />
U1 n 1<br />
<br />
U2 n2<br />
<br />
và công thức<br />
Php <br />
<br />
P 2R<br />
để giải<br />
U2<br />
<br />
được một số bài tập<br />
đơn giản.<br />
<br />
Cấp độ cao<br />
TNKQ<br />
TL<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
châm quay trước cuộn dây<br />
dẫn) thì ta thấy, hai đèn<br />
LED liên tục thay nhau<br />
sáng và tắt (nhấp nháy).<br />
Đó là vì trong cuộn dây<br />
xuất hiện dòng điện cảm<br />
ứng liên tục luân phiên<br />
nhau thay đổi chiều. Dòng<br />
điện này gọi là dòng điện<br />
xoay chiều.<br />
Số câu<br />
hỏi<br />
<br />
2<br />
<br />
Số điểm<br />
2. Quang<br />
học<br />
8 tiết<br />
<br />
1đ<br />
Tia khúc xạ nằm trong<br />
mặt phẳng tới. Khi tia sáng<br />
truyền từ không khí sang<br />
nước thì góc khúc xạ nhỏ<br />
hơn góc tới. Khi tia sáng<br />
truyền từ nước sang không<br />
khí thì góc khúc xạ lớn<br />
hơn góc tới.<br />
Thấu kính hội tụ thường<br />
dùng có phần rìa mỏng<br />
hơn phần giữa.<br />
Một chùm tia tới song<br />
song với trục chính của<br />
thấu kính hội tụ cho chùm<br />
tia ló hội tụ tại tiêu điểm<br />
chính của thấu kính.<br />
<br />
Câu 1,2<br />
<br />
Php <br />
<br />
P 2R<br />
U2<br />
<br />
Biện pháp để làm giảm<br />
hao phí trên đường dây tải<br />
điện thường dùng là tăng<br />
hiệu điện thế đặt vào hai<br />
đầu đường dây tải điện<br />
<br />
1<br />
Câu 3<br />
0.5đ<br />
Đặc điểm của ảnh ảnh ảo<br />
qua thấu kính hội tụ và thấu<br />
kính phân kì:<br />
Đặc điểm của ảnh ảnh ảo<br />
qua thấu kính hội tụ và thấu<br />
kính phân kì:<br />
<br />
1<br />
câu 1<br />
(BT)<br />
2. đ<br />
Bằng cách so sánh<br />
bề dày của phần giữa<br />
và phần rìa mép của<br />
thấu kính có trong<br />
phòng thí nghiệm<br />
hoặc trong thực tế để<br />
nhận biết được thấu<br />
kính là hội tụ.<br />
. Ảnh ảo tạo bởi thấu<br />
kính phân kì luôn<br />
cùng chiều và nhỏ<br />
hơn vật.<br />
- Ảnh ảo tạo bởi<br />
thấu kính hội tụ luôn<br />
cùng chiều và lớn<br />
hơn vật.<br />
<br />
4<br />
<br />
3,5 đ<br />
Dựng ảnh của điểm<br />
sáng qua thấu kính,<br />
bằng cách vẽ hai<br />
trong ba tia sáng đặc<br />
biệt xuất phát từ<br />
điểm sáng, giao điểm<br />
của hai tia ló hoặc<br />
đường kéo dài của<br />
hai tia ló là ảnh của<br />
điểm sáng qua thấu<br />
kính.<br />
Đặc điểm của ảnh<br />
ảnh ảo qua thấu kính<br />
hội tụ và thấu kính<br />
phân kì:<br />
- Dựa vào kiến thức<br />
hình học đề tìm<br />
khoảng cách từ ảnh<br />
<br />
đến thầu và tím chiều<br />
cao của ảnh<br />
<br />
Số câu<br />
hỏi<br />
Số điểm<br />
TS câu<br />
hỏi<br />
TS điểm<br />
<br />
3<br />
Câu 4,5,6<br />
<br />
2<br />
Câu 7, 8<br />
<br />
1,5<br />
<br />
1đ<br />
<br />
1<br />
Câu 2a<br />
(BT)<br />
1,5. đ<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
2.5đ<br />
<br />
1,5đ<br />
<br />
1.2. NỘI DUNG ĐỀ<br />
<br />
1<br />
câu 2b (BT)<br />
<br />
7<br />
<br />
2 ,5 đ<br />
<br />
6,5 đ<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
12<br />
<br />
3,5. đ<br />
<br />
2,5 đ<br />
<br />
10 đ<br />
<br />
A. TRẮC NGHIỆM:<br />
Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng :<br />
A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin<br />
B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của ắcquy<br />
C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.<br />
D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.<br />
Câu 2: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?<br />
A. Đèn điện.<br />
B. Máy sấy tóc.<br />
C. Tủ lạnh.<br />
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin.<br />
Câu 3: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây<br />
sẽ<br />
A. Giảm đi một nửa .<br />
B. Tăng lên gấp đôi.<br />
.<br />
C. Giảm đi bốn lần<br />
D. Tăng lên gấp bốn.<br />
Câu 4: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?<br />
A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.<br />
B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.<br />
C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.<br />
D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.<br />
Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành<br />
A. chùm tia phản xạ.<br />
B. chùm tia ló hội tụ.<br />
C. chùm tia ló phân kỳ.<br />
D. chùm tia ló song song khác.<br />
Câu 6: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là<br />
A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.<br />
B. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.<br />
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.<br />
D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.<br />
Câu 7: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng<br />
vật AB thì<br />
A. OA = f.<br />
B. OA = 2f.<br />
C. OA > f.<br />
D. OA< f.<br />
Câu 8: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị<br />
trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì<br />
A. h =2h’.<br />
<br />
B. h = h’.<br />
<br />
C. h =<br />
<br />
h'<br />
.<br />
2<br />
<br />
D. h < h’.<br />
<br />
B TỰ LUẬN :<br />
Bài toán 1 Một máy biến thế loại tăng thế có cuộn thứ cấp 12000 vòng, cuộn sơ cấp có 600 vòng đặt vào hai đầu một đường<br />
dây tải điện để truyền một công suất điện là 10KW.<br />
a. Hiệu điện thế đưa vào hai đầu cuộn sơ cấp là 800V. Tính hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp.<br />
b. Biết điện trở của đường dây là 40 .Tính công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây.<br />
Bài toán 2 : Cho một vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20 cm , A nằm trên trục chính AB cách thấu kính một<br />
khoảng d bằng 30cm.<br />
a. Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (không cần đúng tỉ lệ )và cho biết đây là ảnh ảo hay ảnh thật ?<br />
b.Dựa vào hình vẽ, hãy chứng minh bằng hình học tìm khoảng cách từ ảnh tới thấu kính ?<br />
<br />