intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 357

Chia sẻ: Nhat Nhat | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

34
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 357 sẽ là tư liệu hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 357

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KỲ II CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT  TRUNG TÂM GDNN­GDTX NĂM HỌC 2016­2017 MÔN: Sinh; LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 357 Họ, tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:............................. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ A. ếch nhái có nhiều vào mùa mưa B. số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt. C. số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét. D. nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng. Câu 2: Giai đoạn tiến hóa hóa học trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất đã được chứng minh  trong phòng thí nghiệm bởi: A. Miller và Lamac B. A.I.Oparin và Lamac C. Urey và   Miller. D. Urây và Lamac. Câu 3: Theo quan niệm hiện đại 4 nhân tố chi phối quá trình tiến hóa của sinh giới là: A. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, di ­ nhập gen, Phân li tính trạng. B. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, di ­ nhập gen. C. Đột biến, Giao phối, Chọn lọc tự nhiên, Phân li tính trạng D. Biến dị, Di truyền, Chọn lọc tự nhiên, di ­ nhập gen, Cách ly sinh sản. Câu 4: Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A. 5,00C­ 400C B. 5,60C­ 420C C. 5,60C­ 400C D. 5,00C­ 420C Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất  phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. Phát sinh các biến dị cá thể B. Tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật C. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên D. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo Câu 6: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi A. có hiện tượng ăn lẫn nhau. B. số lượng cá thể nhiều thì tự chết. C. tự điều chỉnh. D. số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường. Câu 7: Giới hạn sinh thái là A. Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời  gian B. Khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi C. Khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối  thiểu D. Khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất Câu 8: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. Quá trình đột biến NST B. Quá trình giao phối C. Đột biến D. Giao phối                                                Trang 1/2 ­ Mã đề thi 357
  2. Câu 9: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật B. Hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật C. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật D. Vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật Câu 10: Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất có hỗn hợp các chất khí sau ngoại trừ: A. Oxy. B. Hydrô. C. Hơi nước. D. CH4. Câu 11: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. Biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới B. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 12: Vi khuẩn lam và nốt sần rễ cây họ đậu là quan hệ A. Hội sinh B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hợp tác Câu 13: Các nhân tố chủ yếu làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là do: A. Sự cách ly, và giao phối. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Cách ly và chọn lọc tự nhiên D. Quá trình đột biến và giao phối. Câu 14: Sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố A. Phân ly tính trạng, đột biến, chọn lọc tự nhiên. B. Thường biến, đột biến, chọn lọc tự nhiên. C. Phân li tính trạng, thích nghi, chọn lọc tự nhiên D. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. Câu 15: Sự xuất hiện loài người tương ứng với: A. Đại Cổ Sinh. B. Đại Tân Sinh. C. Đại Trung Sinh D. Đại Nguyên Sinh. II. TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn về nội dung, quy mô thời gian và phương pháp nghiên   cứu? Câu 2: Diễn thế sinh thái là gì? Có mấy loại diễn thế sinh thái? Phân biệt? Câu 3: Nêu khái niệm quần thể sinh vật? Trình bày mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? Lấy ví   dụ? ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 2/2 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2