intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 485

Chia sẻ: Nhat Nhat | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

22
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 485 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2016-2017 - TTGDTX Yên Lạc - Mã đề 485

  1. UBND HUYỆN YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KỲ II CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT  TRUNG TÂM GDNN­GDTX NĂM HỌC 2016­2017 MÔN: ĐỊA LÝ; LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi  485 Họ, tên thí sinh:...............................................................S ố báo danh:............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Căn cứ  vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có   quy mô trên 120 nghìn tỷ đồng của Đông Nam Bộ là A. Vũng Tàu B. TP Hồ Chí Minh C. Thủ Dầu Một D. Biên Hòa Câu 2: Ở nước ta, việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với   sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ. Bởi vì nó góp phần A. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng B. Khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng C. Tạo cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian  của vùng D. Tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng Câu 3: Ở nước ta, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội ở Đồng bằng   sông Cửu Long không phải là A. Mùa khô kéo dài B. Gió mùa Đông Bắc và sương muối C. Nhiều loại đất thiếu dinh dưỡng D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế Câu  4:  Biện pháp quan trọng hàng đầu để  phát triển  cây công nghiệp lâu năm  ở  Tây   Nguyên của nước ta là A. Phát triển các mô hình kinh tế trang trại B. Xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh C. Thay đổi giống cây trồng D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Câu 5: Ở nước ta, các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mà không  có đường biên giới trên đất liền giáp với Trung Quốc A. Cao Bằng, Bắc Cạn B. Quảng Ninh, Lạng Sơn C. Yên Bái, Sơn  La D. Hà Giang, Lào Cai Câu 6:  Ở  nước ta, Duyên Hải Nam Trung Bộ  có nhiều điều kiện thuận lợi để  xây dựng   các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do A. Có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn B. Có đường bờ biển dài C. Có nhiều vũng vịnh rộng D. Bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu Câu 7: Cho biểu đồ:                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 485
  2.                CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000­2014. Căn cứ  vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng  thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000­2014. A. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng B. Duyên Hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai C. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta đều có xu hướng tăng D. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu  cả nước Câu 8: Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng Đồng bằng sông Hồng  ở nước ta là vì A. Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy  được thế mạnh của vùng B. Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú C. Do sức ép dân số đối với kinh tế ­ xã hội và môi trường D. Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Câu 9:  Ở nước ta, thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả  năng phát  triển mạnh cây vụ đông là A. Có một mùa đông lạnh kéo dài B. Đất đai màu mỡ C. Ít thiên tai, dịch bệnh D. Nguồn nước dồi dào Câu 10: Ở nước ta, vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong   công nghiệp của Đông Nam Bộ là A. Kĩ thuật B. Lao động C. Năng lượng D. Khí hậu Câu 11: Địa danh nào sau đây không phải tên của một huyện đảo ở nước ta A. Phú Quốc B. Hoàng Sa C. Trường Sa D. Cát Bà Câu 12: Ở nước, loại tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Đất B. Khoáng sản C. Nước D. Khí hậu Câu 13: Dựa vào bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ  VÀ DUYÊN HẢI NAM   TRUNG BỘ Ở NƯỚC TA NĂM  2010 VÀ NĂM 2014                                                                                        (Đơn vị: nghìn tấn)            Vùng Bắc trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Hoạt động Năm 2010 Năm 2014 Năm 2010 Năm 2014 Nuôi trồng 97,1 138,0 77,9 86,4 Khai thác 240,9 328,0 670,3 845,7                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 485
  3. Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên A. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ B. Cả hai vùng sản lượng thủy sản đều không tăng C. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ D. Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung  Bộ Câu 14:  Ở nước ta, việc phát triển thủy điện ở  Trung du và miền núi Bắc Bộ  không có ý  nghĩa nào sau đây A. Tạo điều kiện phát triển năng lượng và khai thác, chế biến khoáng sản B. Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản C. Góp phần điều tiết lũ trên các con sông và thực hiện vấn đề thủy lợi D. Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy Câu 15: Dựa vào bảng số liệu: DÂN   SỐ   VÀ   SẢN   LƯỢNG   LÚA   CỦA   ĐỒNG   BẰNG   SÔNG   HỒNG   VÀ   ĐỒNG   BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở NƯỚC TA NĂM 2013  Vùng Dân số (nghìn người   Sản   lượng   (nghìn   ) tấn) Đồng bằng sông Hồng 20439,4 6566,3 Đồng   bằng   sông   Cửu  17478,9 25245,6 Long Từ bảng số liệu trên có thể thấy bình quân sản lượng lúa theo đầu người năm 2013 của   Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là A. 321,3 kg/người và 1444,3 kg/người B. 321,3 kg/người và 1450,3 kg/người C. 345,1 kg/người và 1444,3 kg/người D. 365,1 kg/người và 1443,3 kg/người II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH như thế  nào? Câu 2: Cho bảng số liệu: Số lượng trâu và bò, năm 2005 (Đơn vị: nghìn con) Cả nước Trung du và miền núi Bắc  Tây Nguyên Bộ Trâu 2922,2 1679,5 71,9 Bò 5540,7 899,8 616,9 a. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng trâu và bò của TDMNBB, Tây Nguyên và nhận xét.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 485
  4. b. Giải thích tại sao ở TDMNBB, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì  ngược lại? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2