intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 510

Chia sẻ: Lạc Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

15
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 510 để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 510

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017­2018 TRƯỜNG PT DTNT THCS VÀ THPT MÔN: Sinh học 12. HUYỆN KRÔNG NÔ Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề). ____________________ Mã đề 510 Họ, tên thí sinh: .................................................................... Số báo danh: ....................... Câu 1: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế A. Liên tục B. Thứ sinh C. Nguyên sinh. D. Phân huỷ. Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là gì? A. Sức sinh sản. B. Sức tăng trưởng của cá thể. C. Mức tử vong. D. Nguồn thức ăn từ môi trường. Câu 3: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả  lại  môi trường là sinh vật nào? A. Vi khuẩn hoại sinh và nấm. B. Động vật ăn thịt. C. Động vật ăn thực vật. D. Thực vật. Câu 4: Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống, tồn tại và phát triển ổn định theo   thời gian gọi là gì? A. Giới hạn sinh thái. B. Nơi ở. C. Ổ sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 5: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ gì? A. Ký sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Cộng sinh. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn nặng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có  khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới  sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở  lại. D. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào  chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như nấm, vi khuẩn. Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây. C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. Câu 8: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. B. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. Câu 9: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật  mà không gặp ở động vật. B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống  thuận lợi. C. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa  các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 510
  2. D. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Câu 10: Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào? A. Xúc tác các phản ứng sinh hoá. B. Cung cấp năng lượng cho các phản  ứng C. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật. D. Điều hoà hoạt động các bào quan. Câu 11: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô   sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc hai. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ bậc một. D. Sinh vật phân giải. Câu 12: Những yếu tố nào khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật   độ quần thể bị tác động? A. Các bệnh truyền nhiễm. B. Nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. C. Yếu tố vô sinh. D. Yếu tố hữu sinh. Câu 13: Các đặc trưng cơ bản của quần thể là gì? A. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. B. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong,  kiểu tăng trưởng. C. Sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. D. Độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Câu 14: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia không   có lợi cũng không có hại là quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ ức chế ­ cảm nhiễm. B. Quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ vật chủ ­ vật kí sinh. Câu 15: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là gì? A. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp. B. Sinh khối ngày càng giảm. C. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm. D. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản. Câu 16: Ý nghĩa của  hóa thạch là gì? A. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. Xác định tuổi của hóa thạch bằng đồng vị phóng xạ. D. Xác định tuổi của hóa thạch có thể xác định tuổi của quả đất. Câu 17: Quần xã là gì? A. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một  thời điểm nhất định. B. Một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. C. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. D. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó  với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. Câu 18: Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái như thế nào? A. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống. B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường. C. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường. D. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 19: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ? A. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. B. Hóa thạch và khoáng sản.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 510
  3. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. Câu 20: Mối quan hệ vật kí sinh ­ vật chủ và mối quan hệ vật dữ ­ con mồi giống nhau  ở đặc điểm   nào sau đây? A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. D. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. Câu 21: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA : 0,30 Aa : 0,25aa.   Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ  lệ kiểu gen thu   được ở F1 là gì? A. 0,700AA : 0,200Aa : 0,100aa. B. 0,360AA : 0,240Aa : 0,400aa. C. 0,360AA : 0,480Aa : 0,160aa. D. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể? A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối  thiểu. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. Câu 23: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn   châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là sinh vật   nào? A. Chim chích và ếch xanh. B. Rắn hổ mang và chim chích. C. Rắn hổ mang. D. Châu chấu và sâu. Câu 24:  Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.   Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%? A. XaXa    ×  XaY. B. XAXA    ×  XaY. C. XAXa    ×   XaY. D. XAXa    ×  XAY. Câu 25: Cho chuỗi thức ăn: tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá   rô thuộc bậc dinh dưỡng nào? A. Cấp 4. B. Cấp 2. C. Cấp 3. D. Cấp 1. Câu 26: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm các nhân tố nào? A. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật. B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. C. Tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường xung quanh sinh vật. D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lí bao quanh sinh vật. Câu 27: Một quần thể có 60 cá thể AA, 40 cá thể Aa, 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể  sau một lần ngẫu phối là gì? A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. B. 0,48 AA : 0,16 Aa : 0,36 aa. C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. D. 0,16 AA : 0,36 Aa : 0,48 aa. Câu 28: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp những chất nào? A. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. B. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. Các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. D. Các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. Câu 29: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cây trong vườn. D. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 510
  4. Câu 30: Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì? A. Giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. B. Dinh dưỡng. C. Động vật ăn thịt và con mồi. D. Giữa thực vật với động vật. Câu 31: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? A. Độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã. B. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. C. Thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong. D. Thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã. Câu 32: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là gì? A. Hình thành chất hữu cơ phức tạp. B. Hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. C. Hình thành sinh vật đa bào. D. Hình thành các tế bào sơ khai. Câu 33: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi nào? A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa  các cá thể trong quần thể. B. Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá  thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể  trong quần thể. D. Điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể  trong quần thể. Câu 34: Một "không gian sinh thái" mà  ở  đó tất cả  các nhân tố  sinh thái của môi trường nằm trong  giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là gì? A. Nơi ở. B. Ổ sinh thái. C. Giới hạn sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 35: Trong điều kiện hiện nay, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào? A. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học. B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp. C. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. D. Được tổng hợp trong các tế bào sống. Câu 36: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều  kiện bất lợi của môi trường. B. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự  cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và  không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Câu 37: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi­Vanbec có 2 alen D, d, trong đó số cá thể dd chiếm   tỉ lệ 16%. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu? A. D = 0,4, d = 0,6. B. D = 0,6, d = 0,4. C. D = 0,84, d = 0,16. D. D = 0,16, d = 0,84. Câu 38: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen   0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là bao nhiêu? A. 0,3 A, 0,7a. B. 0,9A, 0,1a. C. 0,4A, 0,6a. D. 0,7A,  0,3a. Câu 39: Di truyền học đã dự  đoán được khi bố  mẹ  có kiểu gen Aa × aa, trong đó gen a gây bệnh  ở  người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là bao nhiêu? A. 100%. B. 75%. C. 25%. D. 50%.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 510
  5. Câu 40: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện   tượng này thể hiện mối quan hệ gì? A. Cộng sinh. B. Hỗ trợ khác loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 510
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2