intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020 - Trường THPT Lương Phú, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020 - Trường THPT Lương Phú, Thái Nguyên” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2020 - Trường THPT Lương Phú, Thái Nguyên

  1. SỞ GD-ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Môn: ĐỊA LÍ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi 001 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Cho biểu đồ: 120000Tỷ đồng 100000 99124 80000 44447 60000 63312 40000 20000 14693 11024 4458 24865 7102 8613 4015 0 Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển ngành du lịch nước ta giai đoạn 2000 - 2014. Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta giai đoạn 2000-2014? A. Khách trong nước tăng nhanh hơn khách quốc tế. B. Khách trong nước tăng chậm hơn khách quốc tế. C. Doanh thu tăng chậm hơn khách trong nước và quốc tế. D. Khách trong nước tăng nhanh hơn doanh thu. Câu 2. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khẩu (nghìn tấn) (nghìn tấn) (triệu đô la Mỹ) 2010 5 143 2 728 5 017 2013 6 020 3 216 6 693 2014 6 333 3 413 7 825 2015 6 582 3 532 6 569 Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột. Câu 3. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
  2. Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn 2005 2014 2005 tấn) 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014? A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng. B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng. Câu 4. Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau? A. Quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển. B. Giá trị hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển. C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá được vận chuyển qua các cảng biển. D. Cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng biển không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Dung Quất. B. Chân Mây. C. Quy Nhơn. D. Cam Ranh. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết trung tâm công nghiệp nào say đây có giá trị sản xuất lớn nhất Đồng bằng sông Hồng? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Hưng Yên. D. Nam Định. Câu 7. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Yaly. B. Đrây Hling. C. Xê Xan. D. Vĩnh Sơn. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành sản xuất ô tô?
  3. A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Thủ Dầu Một. Câu 9. Điểm nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta ? A. Thị trường thống nhất trong cả nước. B. Hàng hóa phong phú đa dạng. C. Kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ. D. Có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Câu 10. Khu vực có hoạt động nội thương diễn ra tấp nập là: A. Đông Nam Bộ. B. Trung du miền núi phía Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 11. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III. B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới. C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương. D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống. Câu 12. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào : A. Sự phân bố dân cư. B. Sự phân bố các ngành sản xuất. C. Sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. Sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 13. Chuyển biễn cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là: A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. B. có nhiều bạn hàng lớn như Mĩ, Nhật, Trung Quốc, Ôxtraylia... C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục. D. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực . Câu 14. Khu vực chiếm tỉ trọng cao nhất trong hoạt động nội thương của nước ta là : A. Nhà nước. B. Tập thể. C. Tư nhân, cá thể. D. Nước ngoài. Câu 15. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm : A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu. B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất. C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Câu 16. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ? A. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD. B. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD. C. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%. D. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%. Câu 17. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là:
  4. A. Địa hình đồi núi hiểm trở. B. Khí hậu phân hoá phức tạp. C. Cơ sở hạ tầng kém phát triển. D. Khí hậu có mùa đông lạnh. Câu 18. Ưu thế nổi bật để phát triển cây chè ở trung du và miền núi Bắc Bộ là : A. Địa hình đồi núi là chủ yếu. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. Đất feralit màu mỡ. D. Lượng mưa và độ ẩm lớn. Câu 19. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi. C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi. Câu 20. Vấn đề cần đặc biệt chú ý trong quá trình phát triển ngư nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là A. Giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản. B. Hạn chế việc nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển. C. Khai thác hợp lí, đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. D. Ngừng việc đánh bắt ven bờ, đầu tư cho đánh bắt xa bờ. Câu 21. Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế hơn Bắc Trung Bộ trong phát triển khai thác thủy sản ở chỗ: A. Vùng biển giàu thủy hải sản hơn. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc hơn. C. Đường bờ biển cắt xẻ, nhiều vũng vịnh hơn. D. Nước biển có độ mặn cao hơn. Câu 22. Bên cạnh cây nhiệt đới, Tây Nguyên có thể phát triển mạnh cây cận nhiệt vì: A. Đất badan màu mỡ, diện tích lớn. B. Khí hậu mát mẻ. C. Nhập nhiều giống cây trồng cho năng suất cao. D. Có những vùng núi, cao nguyên cao khí hậu mát mẻ. Câu 23. Việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ bởi vì nó góp phần A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng. B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng. C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng. D. tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng. Câu 24. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận có thể chăn nuôi cừu do: A. Diện tích đồng cỏ lớn. B. Khí hậu khô hạn, ít mưa thích hợp với nuôi cừu. C. Công nghiệp chế biến phát triển. D. Gần Đông Nam Bộ thị trường tiêu thụ rộng lớn. II. TỰ LUẬN (4 điểm)
  5. Câu 1 (2 điểm): Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nước ta có nhiều thuận lợi để phát ngành du lịch. Câu 2 (2 điểm): Trình bày thế manh và hiện trạng phát triển nghề cá ở duyên hải Nam Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp 2 ngư trường trọng điểm nào?
  6. SỞ GD-ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Môn: ĐỊA LÍ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi 002 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Cho biểu đồ: 120000Tỷ đồng 100000 99124 80000 44447 60000 63312 40000 20000 14693 11024 4458 24865 7102 8613 4015 0 Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển ngành du lịch nước ta giai đoạn 2000 - 2014. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Khách trong nước và khách quốc tế. B. Doanh thu ngành du lịch và khách quốc tế. C. Doanh thu ngành du lịch và khách nội địa. D. Tình hình phát triển ngành du lịch. Câu 2. Cho bảng số liệu: Căn cứ bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ, THAN VÀ ĐIỆN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm 2010 2012 2013 2014 2015 Dầu thô (triệu tấn) 203 207 210 211 215 Than (triệu tấn) 3428 3945 3974 3874 3750 Điện (tỉ kwh) 4207 4988 5432 5650 5811 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016) Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô, than và điện của Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Đường. C. Kết hợp. D. Miền. Câu 3. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Vùng Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn)
  7. 2005 2014 2005 2014 Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014? A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng. B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng. Câu 4 . Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng 2005 2014 Trung Du miền núi Bắc Bộ 4.360,8 5.386,2 Bắc Trung Bộ. 2.400,4 2.914,3 Tây Nguyên 2.995,9 2.567,1 Các vùng còn lại. 2.661,4 2.928,9 Cả nước 12.418,5 13.796,5 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014? A. Bắc Trung Bộ tăng nhiều hơn Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Diện tích rừng của cả nước tăng, Tây Nguyên diện tích giảm. C. Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tăng nhiều nhất. D. Năm 2014, Trung du miền núi Bắc Bộ gấp gần 2,1 lần Tây Nguyên . Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có sản lượng lúa cao nhất là A. Cần Thơ. B. Sóc Trăng. C. An Giang. D. Trà Vinh. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là A. Bắc Ninh B. Quảng Ninh C. Bắc Giang D. Hưng Yên Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết hai cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc? A. Lào Cai, Hữu Nghị. B. Lào Cai, Na Mèo. C. Móng Cái, Tây Trang. D. Hữu Nghị, Na Mèo. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cảng biển Cửa Lò và Thuận An thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế. B. Nghệ An, Quảng Bình. C. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. D. Nghệ An, Thừa Thiên - Huế. Câu 9. Hàng nhập khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất ở nước ta hiện nay là : A. Lương thực, thực phẩm. B. Nguyên, nhiên vật liệu. C. Máy móc thiết bị. D. Hàng tiêu dùng. Câu 10. Trong hoạt động về kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay, quan trọng nhất là :
  8. A. Hoạt động ngoại thương (xuất nhập khẩu). B. Hợp tác quốc tế về đầu tư và lao động. C. Du lịch quốc tế và các hoạt động thu ngoại tệ khác. D. Tất cả các ý trên. Câu 11. Sự phát triển của ngành nội thương thể hiện rõ rệt qua: A. Lao động tham gia trong ngành nội thương. B. Lực lượng các cơ sở buôn bán. C. Tổng mức bán lẻ của hàng hóa. D. Các mặt hàng buôn bán ở các chợ. Câu 12. Vùng nào ở nước ta đứng đầu về tổng mức bán lẻ hàng hóa? A.Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 13. Ý nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta? A. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất. B. Hàng hóa phong phú, đa dạng. C. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiềm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa. Câu 14. Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương đã trở nên nhộn nhịp, chủ yếu là do: A. Sự xâm nhập hàng hóa từ bên ngoài vào. B. Thay đổi cơ chế quản lí. C. Nhu cầu của người dân tăng cao. D. Hàng hóa phong phú, đa dạng. Câu 15. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay có đặc điểm : A. Thị trường xuất khẩu trùng khớp với thị trường nhập khẩu. B. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất còn châu Á là thị trường nhập khẩu lớn nhất. C. Hoa Kì là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất. D. Các nước ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn nhất, Hoa Kì là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Câu 16. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32 441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác ? A. Cán cân xuất nhập khẩu là 4537 triệu USD. B. Nước ta nhập siêu 4537 triệu USD. C. Tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%. D. Cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%. Câu 17. Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn mức trung bình của cả nước do: A. diện tích đất trồng cây lương thực đang giảm đi. B. sản lượng lương thực tăng chậm. C. sức ép của số dân quá lớn. D. năng xuất lúa còn thấp.
  9. Câu 18. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ là: A. Khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản. B. Chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn. C. Đắp đê ngăn lũ. D. Hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích khác. Câu 19. Tất cả các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ đều có thể phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp. Sự hình thành cơ cấu này là do sự đa dạng về: A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Tài nguyên nước. D. Tài nguyên rừng. Câu 20. Về mặt vị trí địa lý, điều kiện để duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nền kinh tế mở là: A. Liền kề và chịu ảnh hưởng mạnh của Đông Nam Bộ. B. Giáp biển Đông, có nhiều cảng nước sâu. C. Giáp với Bắc Trung Bộ. D. Nằm trên trục giao thông Bắc – Nam. Câu 21 Khó khăn chủ yếu về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: A. Mùa khô kéo dài sâu sắc. B. Xói mòn, sạt lở đất. C. Dân cư thưa thớt. D. Nhiều thiên tai. Câu 22. Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Trung du miền núi Bắc Bộ trước hết cần phải: A. Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ. B. Bố trí các cơ sở công nghiệp chế biến gần vùng nguyên liệu. C. Đào tạo cán bộ khoa học – kĩ thuật. D. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông và năng lượng. Câu 23. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên trong việc phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới của trung du miền núi Bắc Bộ là: A. Đất bị xói mòn, rửa trôi. B. Địa hình núi cao hiểm trở, hay xảy ra lũ quét. C. Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông. D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét. Câu 24. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển chăn nuôi gia súc của trung du miền núi Bắc Bộ là: A. An ninh lương thực chưa đảm bảo. B. Rét đậm rét hại. C. Nguồn thực ăn từ hoa màu còn hạn chế. D. Công tác vận chuyển sản phẩm tới nơi tiêu thụ còn hạn chế. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1 (2 điểm): Phân tích những chuyển biến tích cực trong hoạt động ngoại thương của nước ta. Câu 2 (2 điểm): Trình bày thế mạnh và hiện trạng phát triển ngành trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt ôn đới ở trung du miền núi Bắc Bộ. Kể tên 2 nhà máy thủy điện của
  10. vùng có công suất trên 1000 MW.
  11. SỞ GD-ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM 2020 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Môn: ĐỊA LÍ (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề Mã đề thi 003 I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Cho biểu đồ: % 210 189 190 ---------- HẾT ---------- 170 164,7 150 133 130 132,4 130,4 116,7 110 100 103,8 101,5 98,6 90 70 50 1990 1995 2000 2002 Tr©u Bß Lîn Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây: A. Sự chuyển dịch cơ cấu đàn gia súc nước ta qua các năm B. Chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc nước ta qua các năm. C. Cơ cấu đàn gia súc nước ta qua các năm. D. Quy mô đàn gia súc nước ta qua các năm. Câu 2. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khẩu (nghìn tấn) (nghìn tấn) (triệu đô la Mỹ) 2010 5 143 2 728 5 017 2013 6 020 3 216 6 693 2014 6 333 3 413 7 825 2015 6 582 3 532 6 569 Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường. B. Miền. C. Kết hợp. D. Cột. Câu 3. Cho biểu đồ CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%)
  12. Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng, kinh tế ngoài nhà nước giảm. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. C. Tỷ trọng kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước tăng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm. D. Kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Câu 4 . Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn ha) Vùng 2005 2014 Trung Du miền núi Bắc Bộ 4.360,8 5.386,2 Bắc Trung Bộ. 2.400,4 2.914,3 Tây Nguyên 2.995,9 2.567,1 Các vùng còn lại. 2.661,4 2.928,9 Cả nước 12.418,5 13.796,5 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào không đúng về hiện trạng rừng ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014? A. Bắc Trung Bộ tăng nhiều hơn Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Diện tích rừng của cả nước tăng, Tây Nguyên diện tích giảm. C. Trung du miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng tăng nhiều nhất. D. Năm 2014, Trung du miền núi Bắc Bộ gấp gần 2,1 lần Tây Nguyên . Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết điểm du lịch nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta? A.Vịnh hạ long. B. Núi Bà Đen. C. Mũi Né. D. Bến Ninh Kiều Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Huế. B. Thanh Hóa. C. Vinh. D. Nam Định. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, nhận định nào không đúng về thế mạnh của vùng Tây Nguyên? A. Phát triển cây công nghiệp lâu năm. B. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi. C. Khai thác và chế biến lâm sản. D. Khai thác và nuôi trồng thủy sản. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? A. Bắc Ninh. B. Hà Nội. C. Hải Dương. D. Hải Phòng.
  13. Câu 9. Trung tâm buôn bán lớn nhất nước ta: A.Hà Nội. B. Thành phố Hồ Chí Minh. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ. Câu 10. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm A. Địa hình, khí hậu, di tích. B. Khi hậu, di tích, lễ hội C. Nước, địa hình, lễ hội D. Khí hậu, nước, địa hình Câu 11. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu). C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. D. Hàng nông – lâm - thủy sản. Câu 12. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm A. Di tích, lễ hội. B. Địa hình, di tích. C. Di tích, khí hậu D. Lệ hội, địa hình Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không nói lên được sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta? A. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng. B. Hơn 30 vườn quốc gia. C. Nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản. D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau. Câu 14. Điểm nào sau đây không đúng với ngành du lịch của nước ta? A. Hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. B. Phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay. C. Số lượng khách nội địa ít hơn khách quốc tế. D. Cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng ngày càng phát triển Câu 15. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là : A. Khoáng sản. B. Hàng công nghiệp nặng. C. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công. D. Hàng nông, lâm, thuỷ sản. Câu 16. Đây là một trong những đổi mới về cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. A. Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khu vực II và III. B. Từng bước hội nhập vào thị trường thế giới. C. Mở rộng quyền hoạt động cho các ngành và các địa phương. D. Duy trì và phát triển ở các thị trường truyền thống. Câu 17. Giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên không phải là: A. Nhập cư để bổ sung nguồn lao động. B. Đẩy mạnh công tác chế biến và xuất khẩu lao động. C. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh. D. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp. Câu 18. Duyên hải Nam Trung Bộ có thể xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ do: A. Có nhiều sông nhỏ, ngắn dốc. B. Có nhiều sông lớn, độ dốc lớn.
  14. C. Sông ngòi nhiều nước. D. Chế độ nước theo mùa. Câu 19. Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ là: A. Biển có nhiều loài cá quý và nhiều loài tôm mực. B. Gần kề ngư trường trọng điểm Ninh Thuận- Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu. C. Bờ biển có nhiều vịnh, đầm phá, rạn đá. D. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng. Câu 20. Nội dung nào không phải là hướng ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ? A. Tăng cường cơ sở năng lượng (điện) của vùng. B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải. C. Hiện đại hoá các trung tâm công nghiệp của vùng. D. Đảm bảo các chính sách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao. Câu 21. Thế mạnh cơ bản về dân cư và nguồn lao động của Đồng bằng sông Hồng so với các vùng khác là: A. Dân cư có kinh nghiệm thâm canh lúa nước cao thứ hai cả nước. B. Chất lượng nguồn lao động vào loại dẫn đầu cả nước. C. Nguồn lao động đông đảo với kinh nghiệm sản xuất phong phú. D. Dân cư đông có kinh nghiệm thâm canh lúa nước cao nhất cả nước. Câu 22. Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều công trình thủy điện có công suất lớn do có: A.Đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều. B. Địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, nhiều phù sa. C. Địa hình có độ dốc lớn và lưu lượng nước lớn. D. Nhiều sông ngòi, mưa nhiều. Câu 23. Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng là: A. Đẩy mạnh thâm canh. B. Quy hoạch thuỷ lợi C. Khai hoang và cải tạo đất. D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi Câu 24. Nội dung nào không phải là hướng ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ? A. Tăng cường cơ sở năng lượng (điện) của vùng. B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải. C. Hiện đại hoá các trung tâm công nghiệp của vùng. D. Đảm bảo các chính sách thu hút nguồn lao động có chất lượng cao. II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương ở nước ta. Tại sao nội thương lại phát triển mạnh trong những năm gâng đây? Câu 2 (2 điểm): Trình bày thế mạnh và hiện trạng phát triển ngành trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Kể tên 2 nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất của vùng.
  15. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2019-2020 CHUYÊN ĐỀ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết Thông Vân Vận TỔNG SỐ hiểu dụng dụng thấp cao TRẮCNGHIỆM Thương mại và du 4 2 2 lịch Vùng kinh tế (32-37) 6 2 Kí năng biểu đồ và 2 2 bảng số liệu Atlats địa lí 2 2 Tổng số 8 câu 4 câu 8 câu 4 câu 24 câu (2 điểm) (1điểm) (2 điểm) (1 điểm) (6 điểm) TỰ LUẬN Thương mại và du lịch Vùng kinh tế (32-37) 1 1 Tổng số 1 câu 1 câu 2 câu (2 điểm) (2 điểm) (4 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2