Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
lượt xem 1
download
Tham khảo Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209 dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi, với đề thi này các bạn sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
- Trang 1/4 – Mã 209 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 Họ và tên: ………………………………………….Lớp………………… Mã đề: 209 Câu 81. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình A. Chăm lo cho cuộc sống của gai đình. B. Phục vụ lợi ích của Tổ quốc. C. Phục vụ cho công việc. D. Xây dựng trường lớp sạch đẹp. Câu 82. Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân. B. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. C. Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. D. Nhân ái, thương yêu con người. Câu 83. Mặc dù học tập ở Ô-xtray-li-a, nhưng anh Hưng thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh Việt Nam. Những hành vi, việc làm của anh Hưng nói lên biểu hiện nào dưới đây của người Việt Nam? A. Truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". B. Truyền thống vì cộng đồng. C. Lòng yêu nước. D. Lòng tự tôn dân tộc. Câu 84. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động hóa học B. Vận động cơ học C. Vận động xã hội. D. Vận động vật lí Câu 85. Vợ chồng anh Hiệp và chị Xuân sinh được hai cô con gái, nhưng sợ không có người nối dõi nên hai anh chị đã sinh thêm con thứ ba. Việc anh Hiệp và chị Xuân thêm con thứ ba là không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Hạn chế bùng nổ dân số. B. Xóa đói giảm nghèo. C. Kế hoạch hóa gia đình. D. Thực hiện pháp luật. Câu 86. "Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. Tài năng và đạo đức. B. Tình cảm và đạo đức. C. Thói quen và trí tuệ. D. Tài năng và sở thích. Câu 87. Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa A. Tư duy và vật chất. B. Duy vật và duy tâm. C. Sự vật và hiện tượng. D. Tư duy và tồn tại. Câu 88. Khi nhu cầu và lợi ích về cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết 1
- Trang 2/4 – Mã 209 A. Đặt nhu cầu của cá nhân lên trên B. Hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân. C. Đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung D. Hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung Câu 89. "Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học? A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi. B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ định. C. Quy luật lượng - chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa. D. Quy luật lượng - chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định Câu 90. Theo C. Mác, xét trong tính hiện thực thì bản chất con người là tổng hoà những A. quan hệ xã hội. B. lĩnh vực hoạt động. C. tổ chức xã hội. D. hoạt động xã hội. Câu 91. Yếu tố nào dưới đây được coi là nền tảng của một gia đình hạnh phúc ? A. Có nhiều tiền. B. Pháp luật. C. Đạo đức. D. Phong tục. Câu 92. Câu nào dưới đây giúp cho việc tự nhận thức bản thân được hoàn thiện? A. Tức nước vỡ bờ. B. Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo. C. Nhìn mặt bắt hình dong. D. Ăn cây táo, rào cây sung. Câu 93. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi "rải đinh" trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này? A. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường. B. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng "đinh tặc". C. Tham gia dọn sạch đinh trên đường. D. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh Câu 94. Theo Triết học Mác - Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau. B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau. D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau. Câu 95. Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội được gọi là : A. tự nhận thức. B. tự điều chỉnh. C. lương tâm. D. tự đánh giá. Câu 96. Theo quan điểm Triết học, để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải A. tạo ra sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất định. B. làm cho mặt lượng và mặt chất thống nhất với nhau. C. đặt ra mục tiêu xây dựng chất mới. D. thúc đẩy sự biến đổi của chất. Câu 97. H ăn cắp và bị công ăn bắt đưa đi cải tạo. Ngày H ra tù Mẹ H rất mừng. Bà Q động viên H cố gắng tu chí làm ăn, hòa nhập cộng đồng rồi cuộc sống sẽ ổn định. Anh T lắc đầu nói: Bạn bè nó nghiện hết cả rồi, sớm muộn gì H cũng nghiện ma túy. Chị M khẳng định H đã từng ăn cắp thì rồi cũng sẽ tái phạm, không thể thay đổi được. Trong trường hợp này, ai là người có phương pháp luận siêu hình ? A. Bà Q và mẹ H. B. H và chị M. C. Chị M và bà Q. D. Anh T và Chị M. Câu 98. Câu tục ngữ " góp gió thành bão" thể hiện nội dung qui luật: A. tự nhiên B. phủ định biện chứng 2
- Trang 3/4 – Mã 209 C. phủ định của phủ định D. lượng đổi dẫn đến chất đổi Câu 99. Chế độ xã hội nào dưới đây đem đến sự phát triển toàn diện cho con người ? A. Chủ nghĩa tư bản. B. Phong kiến. C. Công xã nguyên thủy. D. Chủ nghĩa xã hội. Câu 100. Tự do trong hôn nhân thể hiện qua việc cá nhân được tự do như thế nào dưới đây? A. Lấy bất cứ ai mà mình thích. B. Lấy vợ, chồng theo ý muốn gia đình. C. Kết hôn theo luật định. D. Kết hôn ở độ tuổi mình thích. Câu 101. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Tre già măng mọc B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Góp gió thành bão D. Đánh bùn sang ao. Câu 102. Hôm nay lớp 11D đón một thành viên mới là bạn P. Khi cô giáo giới thiệu, C thấy rất ấn tượng với nước da trắng, mái tóc ngắn cá tính và giọng nói truyền cảm của P. Qua buổi học đầu tiên, C còn nhận thấy P rất thân thiện và tốt bụng. Trong trường hợp này những cảm nhận của C về P là do giai đoạn nhận thức nào đem lại ? A. Nhận thức lí tính. B. Nhận thức chủ quan. C. Nhận thức tổng thể. D. Nhận thức cảm tính. Câu 103. Hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điểu chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội, là nội dung của khái niệm nào dưới đây ? A. Đạo đức. B. Truyền thống. C. Phong tục. D. Pháp luật. Câu 104. Gia đình được xây dựng dựa trên mối quan hệ nào dưới đây? A. Huyết thống và họ hàng. B. Hôn nhân và huyết thống. C. Họ hàng và nuôi dưỡng. D. Hôn nhân và họ hàng. Câu 105. Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Giữ gìn biển đảo. C. Nêu cao cảnh giác. D. Canh gác nơi đảo xa. Câu 106. Nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng làm cho phủ định biện chứng có đặc điểm nào sau đây? A. Tính khách quan. B. Tính lặp lại. C. Tính kế thừa. D. Tính khác biệt. Câu 107. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là A. Nhận thức B. Lao động C. Cải tạo D. Thực tiễn Câu 108. Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng: A. hợp lại thành một khối. B. liên hệ gắn bó, ràng buộc nhau C. cùng tồn tại trong một sự vật. D. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Câu 109. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: " Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn". Cô giaó lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? A. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia. B. Lờ đi, coi như không biết. C. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định. D. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định. Câu 110. Trong các trường hợp sau trường hợp nào là phủ định siêu hình ? A. Bác K gieo mạ phục vụ cho vụ cấy đầu năm. 3
- Trang 4/4 – Mã 209 B. Nhà máy F xả nước thải ra môi trường nước làm cho cá chết hàng loạt. C. Con gà ấp chục quả trứng nở ra được 10 con gà con. D. Cách mạng tháng Tám thành công đã lật đổ chế độ phong kiến ở Việt Nam. Câu 111. Bạn T là học sinh trường THPT X. Qua một năm học tập rèn luyện, T được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. Ghi nhận những cố gắng đó, đầu năm học mới T được đã được kết nạp đoàn. T rất vui mừng phấn khởi vì từ một đội viên T đã trở thành đoàn viên, được đứng trong hàng ngũ của đoàn thanh niên, được tham gia thật nhiều hoạt động bổ ích. Hãy chỉ ra sự biến đổi về chất trong trường hợp trên ? A. T được xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt. B. T là một học sinh THPT xuất sắc. C. T từ một đội viên đã trở thành đoàn viên. D. T được tham gia thật nhiều hoạt động bổ ích. Câu 112. Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. B. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. D. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. Câu 113. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên? A. Truyện Kiều của Nguyễn Du B. Phương tiện đi lại C. Vịnh Hạ Long D. Nhã nhạc cung đình Huế Câu 114. Lịch sử loài người được bắt đầu khi con người biết : A. ăn chín, uống sôi. B. chế tạo công cụ lao động. C. sử dụng cung tên và lửa. D. làm nhà để ở. Câu 115. Dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến sự sống của A. Một số quốc gia. B. Các nước phát triển. C. Các nước lạc hậu. D. Toàn nhân loại. Câu 116. Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung. A. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. B. Vấn đề cơ bản của Triết học. C. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 117. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội A. Cách mạng xã hội B. Cách mạng kĩ thuật C. Cách mạng trắng D. Cách mạng xanh Câu 118. Học thuyết Big Bang (Vụ nổ lớn) cho rằng vũ trụ được tạo ra cách đây khoảng 15 tỷ năm do một vụ nổ. Vũ trụ nguyên thủy chỉ là một đám sương mù mờ ảo, những thiên thể như sao, các hành tinh được hình thành từ những đám khí khổng lồ bị co và đông lại vì sức hút của trường hấp dẫn trong đám khí, rồi sau đó nổ tung ra. Học thuyết này thể hiện thế giới quan nào dưới đây ? A. Duy tâm. B. Biện chứng. C. Duy vật. D. Siêu hình. Câu 119. Theo quan điểm Triết học duy vật biện chứng, giai đoạn đầu của quá trình nhận thức là A. trò chuyện, quan sát. B. nhận thức lí tính. C. tiếp xúc trực tiếp. D. nhận thức cảm tính. Câu 120. Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được A. Niềm tin của mọi người. B. Những nhu cầu của cuộc sống. C. Những đòi hỏi của xã hội. D. Những mong muốn của bản thân. 4
- Trang 5/4 – Mã 209 ________________ HẾT _________________ 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
5 p | 73 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 34 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 44 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
5 p | 35 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
5 p | 36 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
5 p | 48 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 49 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
5 p | 55 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
5 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
5 p | 32 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107
5 p | 27 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
5 p | 68 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
5 p | 18 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
5 p | 39 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
5 p | 25 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn