Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
lượt xem 3
download
Hãy tham khảo Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
- Trang1/4 Mã đề 357 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN GDCD KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm: 04 trang Mã đề: 357 Câu 81. Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống B. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật C. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần D. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất Câu 82. Người Việt Nam chúng ta thường sử dụng khái niệm nào sau đây để chỉ những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình ? A. Đồng chí. B. Đồng chủng. C. Đồng bào. D. Đồng loại. Câu 83. Hãy chỉ ra một mâu thuẫn triết học trong các ví dụ dưới đây ? A. Mọi ngày D mặc quần Jean nhưng hôm nay D mặc áo sơ mi. B. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. C. H thích bóng đá còn V thích bóng chuyền. D. Do tranh chấp đât đai nên ông B đã dùng dao đâm chết chị K. Câu 84. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Mục đích của nhận thức C. Động lực của nhận thức D. Cơ sở của nhận thức Câu 85. Anh C đi xe máy va vào người đi đường khiến họ bị đổ xe và ngã ra đường. trong trường hợp này, anh C cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Cãi nhau với người bị đổ xe B. Xin lỗi, giúp đỡ và đền bù thiệt hại cho họ C. Quay clip tung lên mạng xã hội D. Lờ đi coi như không biết Câu 86. Bảo vệ môi trường là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh quan hệ giữa con người với A. Thời đại. B. Tự nhiên. C. Con người. D. Xã hội. Câu 87. Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. B. Rộng lượng, chân thành. C. Yêu nước, yêu tập thể. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
- Trang2/4 Mã đề 357 Câu 88. Câu nào dưới đây nói về tự hoàn thiện bản thân? A. Năng nhặt chặt bị. B. Học một hiểu mười. C. Có chí thì nên. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. Câu 89. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là A. Xây dựng nhà để ở B. Trao đổi kinh nghiệm sản xuất C. Sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống D. Giao lưu buôn bán Câu 90. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ dựa trên cơ sở nào dưới đây? A. Cơ sở vật chất. B. Nền tảng gia đình. C. Văn hóa gia đình. D. Tình yêu chân chính. Câu 91. Ngoài vườn, cây cối rất xanh tốt. Mấy chú chim nhỏ ríu rít chuyền cành. Hoa nở rộ, tỏa hương thơm ngát. Xác lá khô phân hủy cũng góp phần tăng lượng mùn cho đất thêm màu mỡ. Hãy chỉ ra hình thức vận động cao nhất trong trường hợp này? A. Sinh học. B. Hóa học. C. Vật lí. D. Xã hội. Câu 92. Nhà bạn M có bốn thành viên, mỗi người có những công việc khác nhau thuộc các hình thức khác nhau của hoạt động thực tiễn. Mẹ M là công nhân ở một xưởng may thủ công gần nhà. Bố M là Chủ tịch xã. Anh trai M hiện đang là thực tập sinh tại một trung tâm nghiên cứu giống mới của Bộ Nông nghiệp. Còn M đang là học sinh lớp 11. Ai trong gia đình M tham gia vào hoạt động sản xuất vật chất ? A. Bố M. B. Bạn M. C. Anh trai M. D. Mẹ M. Câu 93. Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. B. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. C. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Câu 94. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng? A. Tính kế thừa B. Tính khách quan C. Tính thời đại D. Tính truyền thống Câu 95. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào sau đây? A. Việc làm này giúp người dân mua được thực phẩm rẻ hơn B. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. C. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động. D. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thòi gian chăn nuôi. Câu 96. Tháng bảy âm lịch, mẹ H mua nhiều vàng mã cúng giải hạn cho cả nhà. Bà thì không sát sinh và chỉ đi ra khỏi nhà vào những cung giờ đẹp. Anh trai H thì mong tháng cô hồn qua nhanh để đầu tư mua một miếng đất. Còn H đang lo ôn thi, nên suốt ngày đóng cửa ngồi trong phòng học bài. Bố thấy vậy nên bảo mẹ mua nhiều đồ ăn để H có sức ôn thi cho tốt. Những ai trong gia đình H là người có thế giới quan duy tâm? A. Bố và anh trai H. B. Cả bố mẹ, anh trai và H. C. Bố và H. D. Mẹ và anh trai H.
- Trang3/4 Mã đề 357 Câu 97. Câu viết của Lênin "Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận", là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng? A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng B. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng. C. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng D. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Câu 98. Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau được gọi là : A. quan hệ hôn nhân. B. quan hệ họ hàng. C. quan hệ huyết thống. D. quan hệ gần gũi. Câu 99. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải A. Liên tục đấu tranh với nhau B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau C. Thống nhất biện chứng với nhau D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau Câu 100. Họp lớp sơ kết học kì I, để đánh giá về ý thức rèn luyện chấp hành nội quy, bạn T lớp trưởng đã đề nghị các bạn chỉ ra những thành tích nổi bật cũng như những hạn chế của các thành viên trong lớp. Trong khi các bạn khác sôi nổi thảo luận đưa ra ý kiến của mình thì L lại thờ ơ, đứng ngoài cuộc. Vì L cho rằng nhận xét sẽ mất lòng các bạn, dễ gây tranh cãi và mọi người sẽ không yêu quý mình nữa. Suy nghĩ của L đã phạm phải điều cần tránh nào sau đây khi giải quyết mâu thẫu ? A. Mềm nắn rắn buông. B. Dĩ hòa vi quý. C. Phê bình và tự phê bình. D. Vong ân bội nghĩa. Câu 101. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. C. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. D. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. Câu 102. Bác Hồ từng nói: Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Nhận định của Bác đề cao vai trò của đạo đức đối với đối tượng nào dưới đây ? A. Xã hội. B. Cá nhân. C. Đất nước. D. Gia đình. Câu 103. Thuyết Nhật tâm của Côpécníc cho rằng, Trái đất quay xung quanh Mặt Trời. Nhờ có kính viễn vọng tự sáng chế và kiên trì quan sát bầu trời, Galilê (15641642) đã khẳng định Thuyết Nhật tâm của Côpecníc là đúng và còn bổ sung: Mặt trời còn tự quay xung quanh trục của nó. Trường hợp trên cho thấy thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức ? A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Câu 104. Phương pháp luận bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, đó là phương pháp luận A. biện chứng B. triết học C. chung D. khoa học Câu 105. Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. Học sinh giỏi B. 25 điểm C. Ba năm học phổ thong D. Sinh viên đại học Câu 106. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính :
- Trang4/4 Mã đề 357 A. tự giác, có tính chủ động. B. chủ động, có tính tự nguyện. C. bắt buộc và tự nguyện. D. bắt buộc, có tính cưỡng chế. Câu 107. Nhận thức cảm tính giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách : A. cụ thể và sinh động. B. chủ quan, máy móc. C. khái quát và trừu tượng. D. cụ thể và máy móc. Câu 108. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã : A. tự nguyện đến với nhau. B. có con chung. C. đăng kí kết hôn. D. tổ chức đám cưới. Câu 109. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh? A. Bảo vệ quê hương B. Giữ gìn quê hương. C. Xây dựng Tổ quốc D. Làm giàu cho quê hương. Câu 110. Khi người nào tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó : A. có quyền lực. B. có phẩm giá C. có địa vị. D. có danh dự. Câu 111. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng chưa đựng những: A. xung đột B. mâu thuẫn C. đối đầu D. đối kháng Câu 112. Người sống không hoà nhập với cộng đồng sẽ có một cuộc sống : A. độc thân, bất hạnh B. đơn độc, buồn tẻ. C. nghèo khổ, vất vả. D. đau khổ, phiền muộn. Câu 113. Trong điều kiện bình thường, đồng (Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ C, đến 1083 độ đồng sẽ nóng chảy. Theo quan điểm Triết học, 1083 độ C được gọi là gì ? A. Điểm nút. B. Độ. C. Độ nóng chảy. D. Chất. Câu 114. Học sinh lớp 10A, Trường Trung học phổ thông BĐQ là một tập thể lớp học giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hộc như xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội do nhà trường tổ chức. Việc làm của học sinh lớp 10A là thực hiện trách nhiệm nào của công dân học sinh? A. Hoạt động xã hội. B. Hoạt động tình nguyện. C. Bảo vệ tổ quốc. D. Xây dựng Tổ quốc. Câu 115. Một hôm sau giờ học, Quang rủ Tấn đến 1 chỗ hút thử thứ thuốc lạ. Lâu rồi thành quen, Tấn đã trở thành con nghiện, ăn chơi lêu lổng, rồi bị nhiễm HIV. Đến khi gia đình Tấn biết thì đã muộn. Hành vi của Tấn không thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân? A. Phòng, tránh bệnh tật cho bản thân. B. Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. C. Phòng, chống dịch bệnh hiểm nghèo. D. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Câu 116. Con người là chủ thể của lịch sử nên sự phát triển của xã hội phải A. vì con người. B. là của con người. C. do con người. D. thuộc về con người. Câu 117. Năm 1975, vào một buổi chiều, ông Kỷ đi thăm ruộng, tình cờ nhặt được ba chỉ vàng. Dù biết chủ nhân của số vàng đó là ai nhưng ông Kỷ đã không trả lại mà làm ngơ như không biết. Vì ngày đó gia đình ông rất nghèo, cái nghèo cứ đeo bám mãi nên ông không muốn trả lại số vàng cho người đánh rơi mà muốn để lại lấy vốn làm ăn. Hơn 30 năm sau, cuộc sống của gia đình đã khấm khá, ông Kỷ nhớ đến món nợ ngày xưa mà mình chưa trả. Ông đã đến gặp ông
- Trang5/4 Mã đề 357 Hường, chủ nhân của số vàng ngày trước để trả lại cho ông. Động lực nào đã khiến ông Kỷ đem vàng trả lại cho ông Hường ? A. Có lòng tự trọng B. cắn rứt lương tâm C. coi trọng danh dự D. Có nhân phẩm Câu 118. Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây? A. Phong phú và đa dạng. B. Phổ biến và đa dạng. C. Vận động và phát triển không ngừng D. Khái quát và cơ bản. Câu 119. Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân A. Có cuộc sống tốt đẹp. B. Ngày một phát triển tốt hơn. C. Ngay một khôn lớn hơn. D. Ngày một văn minh tiến bộ. Câu 120. Nghỉ hè, ba bạn H, Q, T cùng lập kế hoạch phụ giúp bố mẹ để có thêm thu nhập. H phụ bố chặt cây bụi ngoài hàng rào để xây tường bao quanh. Q giúp bà làm đất gieo hạt trồng ngô. Còn T mỗi ngày đều hái lá dâu cho tằm ăn. Trong trường hợp này ai là người đã thực hiện phủ định biện chứng ? A. Bạn Q. B. Bạn H. C. Bạn T và Q. D. Bạn Q và H. ________________ HẾT _________________
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 35 | 2
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
5 p | 44 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
5 p | 35 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
5 p | 40 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 743
5 p | 48 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
5 p | 49 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
5 p | 56 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
5 p | 49 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
5 p | 78 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
5 p | 61 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
5 p | 34 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107
5 p | 29 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
5 p | 70 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
5 p | 20 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
5 p | 39 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
5 p | 27 | 1
-
Đề KSCL lần 3 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 896
4 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn