Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
lượt xem 1
download
Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106 sẽ giúp các bạn biết được cách thức làm bài thi trắc nghiệm cũng như kiến thức của mình trong môn GDCD, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
- SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 2018 Môn: GDCD 12 MÃ ĐỀ: 106 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Sinh viện A tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, có thể tự do lựa chọn việc làm ở bất cứ đâu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, việc lựa chọn của sinh viên A thể hiện nội dung của bình đẳng A. trong thực hiện quyền lao động. B. giữa lao động nam và lao động nữ. C. trong thực hiện hợp đồng lao động. D. giữa lao động phổ thông với đại học. Câu 82: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài thì bất ngờ nhìn thấy tên trộm bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K vội rút điện thoại ra chụp ảnh đăng lên facbook. Hỏi những ai là người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. K và H. B. K, H và tên trộm C. tên trộm. D. chỉ K và tên trộm. Câu 83: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A cùng giám đốc công ty X đã lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về. A. trách nhiệm kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lý. C. nghĩa vụ pháp lý. D. nghĩa vụ kinh doanh. Câu 84: Ông L mới học hết lớp 6 nhưng đã học hỏi chế tạo được chiếc máy nông nghiệp có 5 chức năng: tuốt lúa, tuốt lạc, tẽ ngô, bóc đỗ, thái sắn. Chiếc máy nông nghiệp của ông có thể thay thế cho 12 lao động thủ công. Trong trường hợp này ông L đã thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền kinh doanh. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền được phát triển. D. Quyền học tập suốt đời. Câu 85: Công dân được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung quyền được A. phát triển. B. ưu tiên. C. sáng tạo. D. học tập. Câu 86: Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh M, bà B và bà C. B. Anh M và bà B. C. Anh M và bà C. D. Vợ chồng chị X và bà B. Câu 87: Được anh T thông tin việc anh P nhờ anh C hoàn thiện hồ sơ để đăng ký bản quyền đề tài Y, chị H đã đề nghị anh T bí mật sao chép lại toàn bộ nội dung đề tài này rồi cùng mang bán cho chị Q. Sau đó, chị Q thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi tìm kiếm tài năng tỉnh X. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân? A. Chị Q và anh T. B. Chị H và chị Q. C. Chị H, chị Q và anh T. D. Chị H, chị Q và anh P. Câu 88: “Mọi công dân, thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí” là nội dung thuộc khái niệm A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. bình đẳng về quyền, nghĩa vụ. C. bình đẳng trước nhà nước. D. bình đẳng trước pháp luật. Câu 89: Trong ngày bầu cử Hội đồng nhân dân, do không biết chữ, cử tri X đã nhờ cử tri Y viết hộ phiếu bầu sau đó cử tri X đã tự bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp này cử tri X đã thực hiện đúng nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín. Trang 1/5 Mã đề thi 106
- Câu 90: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 91: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử? A. Chị N và cụ P. B. Chị N, cụ P và chị C. C. Chị N, ông K, cụ P và chị C. D. Chị N, ông K và cụ P. Câu 92: Trường hợp nào sau đây đang thực hiện quyền được học không hạn chế của công dân? A. Bạn Q vừa làm công nhân vừa học lớp đại học từ xa. B. Bạn V chọn ngành kĩ thuật vì muốn làm kĩ sư. C. Bạn Y đang làm hồ sơ xét tuyển đại học. D. Bạn N được hỗ trợ học phí khi học đại học. Câu 93: Cạnh tranh lành mạnh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Là một đòn bẩy kinh tế. B. Là cơ sở của sản xuất và lưu thông hàng hóa. C. Là nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Là một động lực kinh tế. Câu 94: Cơ sở nào để phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động tín ngưỡng với mê tín dị đoan? A. Nguồn gốc. B. Niềm tin. C. Nghi lễ. D. Hậu quả. Câu 95: Quyền bầu cử, ứng cử là cơ sở pháp lí, chính trị quan trọng để hình thành các cơ quan A. viện kiểm sát. B. tư vấn chính sách C. quyền lực nhà nước. D. tòa án nhân dân. Câu 96: Hiện nay, nhà em đang có xưởng may quần áo trẻ em. Nhưng không có lãi vì cung lớn hơn cầu. Em sẽ khuyên bố mẹ làm gì để sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận? A. Vẫn sản xuất bình thường, chờ thời cơ đến . B. Mở rộng quy mô sản xuất. C. Nhập vải chất lượng thấp để có lãi. D. Chuyển sang sản xuất mặt hàng có cầu lớn hơn cung. Câu 97: Nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm trong cửa hàng của mình, chị C đã bắt em Q đứng im một chỗ trong suốt 5 tiếng và dán giấy có nội dung: “Tôi là kẻ lấy trộm” lên người Q. Cô T là nhân viên cửa hàng đã mượn điện thoại của anh A để quay clip làm bằng chứng. Sau đó cô T tự đưa clip đó lên facebook. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân? A. Cô T, chị C và em Q. B. Cô T và chị C C. Chị C và em Q. D. Chị C và anh A. Câu 98: Nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là A. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau. B. yêu thương, chung thủy, không phân biệt. C. công bằng, yêu thương, tôn trọng. D. công bằng, tự do, tôn trọng lẫn nhau. Câu 99: Có ý kiến cho rằng: Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ nhưng là đối tượng lao động của người thợ mộc. Em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó? A. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó đảm nhận trong sản xuất. B. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất. C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất. D. Chức năng của cây gỗ đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất. Trang 2/5 Mã đề thi 106
- Câu 100: Công ty A sản xuất xe đạp nhưng mặt hàng này bán chậm nên công ty đã chuyển sang sản xuất xe đạp điện đang tiêu thụ rất nhanh trên thị trường. Vậy công ty A chịu sự tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị. C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 101: Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã A. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. B. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A. C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ. D. bảo vệ quy ền và lợi ích hợp pháp của chị A. Câu 102: Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu? A. Giá cả độc lập với cầu. B. Giá cả ngang bằng giá trị. C. Giá cả giảm thì cầu tăng. D. Giá cả tăng thì cầu giảm. Câu 103: Đâu không phải là chức năng của thị trường? A. Chức năng thông tin. B. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. D. Phân hóa giàu nghèo. Câu 104: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng khác. C. Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực sản xuất khác. D. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. Câu 105: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng A. thuộc nền sản xuất tự nhiên. B. mua – bán trên thị trường. C. đáp ứng nhu cầu tự cấp. D. ngoài quá trình lưu thông. Câu 106: Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong tư liệu lao động là A. kết cấu hạ tầng. B. công cụ sản xuất. C. hệ thống bình chứa. D. nguồn lực tự nhiên. Câu 107: Sau khi nhận năm trăm triệu đồng tiền đặt hàng của chị A và chị B, với mong muốnchiếm đoạt số tiền trên, chị N nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị N nhiều lần không được, chị A và chị B đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị N. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, chị A và chị B lấy xe máy Honda SH của chị N để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Chị A, chị B và chồng chị N. B. Chị N, chị A và chị B. C. Vợ chồng chị N, chị A và chị B. D. Chị A và chị B. Câu 108: Quy luật giá trị có mấy tác động tích cực? A. Hai. B. Bốn. C. Ba. D. Một. Câu 109: Gia đình bác A đào ao thả cá đã đào được chiếc bình cổ quý. Bác đã cất giữ cẩn thận và để trang nghiêm trong tủ kính cho mọi người đến chiêm ngưỡng. Trên tủ kính nhà bác có để một chiếc tivi, một dàn âm thanh và một chiếc lọ hoa. Những đồ vật nào dưới đây trong nhà bác A được coi là hàng hóa? A. Chiếc bình cổ, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa. B. Tủ kính, tivi, chiếc bình cổ. Trang 3/5 Mã đề thi 106
- C. Dàn âm thanh, lọ hoa, tủ kính. D. Tủ kính, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa. Câu 110: Tại thị trấn A có bốn cửa hàng cùng bán phở bò. Để bán với giá thấp hơn mà vẫn thu được lợi nhuận, cửa hàng số 1 đã tìm mua nguồn nguyên liệu tươi, sạch đồng thời tăng lượng xương hầm lấy nước dùng; cửa hàng số 2 giảm lượng thịt, lượng bún trong mỗi bát; cửa hàng số 3 đầu tư hệ thống nồi hơi dùng điện hầm nước dùng thay cho nồi dùng than; cửa hàng số 4 tuyển thêm nhân viên phục vụ trẻ, nhanh nhẹn. Theo em, cửa hàng nào dưới đây đã vậ dụng đúng quy luật giá trị? A. Các cửa hàng số 1,2,3 B. Các cửa hàng số 1,3,4 C. Chỉ có cửa hàng số 1. D. Chỉ có cửa hàng số 3. Câu 111: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò quản lí A. xã hội. B. công dân. C. chính sách. D. tổ chức. Câu 112: Ông K kinh doanh có hiệu quả nhưng kê khai doanh thu thiếu trung thực để giảm bớt tiền thuế phải nộp, làm thất thu lớn cho nhà nước. Trên cơ sở pháp luật, Tòa án đã xử phạt và nhà nước thu được số tiền thuế phải nộp từ ông K. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò A. là phương tiện để nhà nước thu thuế của người vi phạm. B. là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội. C. là công cụ phát triển kinh tế xã hội. D. là phương tiện để công cụ để Tòa án xử phạt người vi phạm. Câu 113: Các dân tộc ở nước ta có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; có quyền giữ gìn, khôi phục những phong tục tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc ở nước ta bình đẳng về A. văn hóa, giáo dục. B. kinh tế, chính trị. C. phong tục, xã hội. D. truyền thống, lịch sử. Câu 114: Anh A và B cùng làm việc một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, còn B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý còn phụ thuộc vào A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B. B. địa vị của A và B. C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B. D. độ tuổi của A và B. Câu 115: Theo quy định của pháp luật quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thuộc về A. tất cả mọi công dân. B. cơ quan, công chức nhà nước. C. người đứng đầu các cơ quan nhà nước. D. công dân từ đủ 21 tuổi trở lên. Câu 116: Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn A. nguyên tắc của cộng đồng. B. các quyền của mình. C. quy ước của tập thể. D. nội quy của nhà trường. Câu 117: Ngày 10/3 âm lịch hàng năm diễn ra lễ giỗ tổ Hùng Vương tại khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng tỉnh Phú Thọ, đây làhoạt động A. tôn giáo. B. bảo hộ cơ sở tín ngưỡng. C. tín ngưỡng. D. bảo hộ cơ sở tôn giáo. Câu 118: Tự ý bắt, giam, giữ người vì những lí do không chính đáng là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bảo đảm an toàn sức khỏe. B. Đảm bảo cuộc sống tự do. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 119: Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền A. tự do sáng tạo. B. dân chủ cơ bản. C. tự do cơ bản. D. tự do phát triển. Câu 120: Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào duới đây trong hợp đồng lao động ? A. Tự do ngôn luận. B. Tự do, công bằng, dân chủ. Trang 4/5 Mã đề thi 106
- C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do thực hiện hợp đồng. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 5/5 Mã đề thi 106
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
4 p | 51 | 3
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 305
4 p | 13 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
5 p | 97 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
5 p | 48 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
6 p | 26 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
4 p | 42 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 208
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
5 p | 18 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 201
4 p | 20 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 307
6 p | 32 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203
7 p | 37 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
6 p | 27 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
5 p | 28 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 304
5 p | 46 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 303
5 p | 32 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn tiếng Anh lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301
5 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 môn Hóa học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
5 p | 28 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn