intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI:" XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XI MÉC "

Chia sẻ: Chip Bia Chip | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

149
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là lượng Oxi ( được thể hiện bằng g hoặc mg Oxi theo đơn vị thể tích) do vi sinh vật tiêu thụ để Oxi hóa sinh học các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật ( chủ yếu là Vi khuẩn ) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình Oxi hóa sinh hoặc trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh được lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy trong mẫu nước. Quá trình này được tóm tắt như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI:" XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XI MÉC "

  1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà  ĐỀ TÀI: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XI MÉC SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 1
  2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà MỤC LỤC CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .................................................................................... 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN....... 4 2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY ........................................................................... 4 2.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ ................................................................ 4 2.3 NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM ............................................................ 4 2.3.1 Lao động.............................................................................................. 4 2.3.1.1 Cán bộ quản lý chuyên môn .......................................................... 4 2.3.2 Năng lực ......................................................................................... 5 CHƯƠNG 3 GIÁM SÁT THỰC NGHIỆM LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC PHẨM CÔNG TY TNHH HÒA HƯNG SAĐEC – ĐỒNG THÁP ................................................................................................... 6 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ -ÁP DỤNG ....................................... 6 3.1.1. Tổng quan về nước thải ngành thực phẩm ........................................... 6 3.1.1.2 Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước ảnh hưởng tới môi trường...... 9 3.1.1.3 Vị trí địa lý và ngành nghề kinh doanh ............................................... 10 3.1.2 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ..... 11 3.1.2.1. Dây chuyền công nghệ ................................................................... 11 3.1.2.2. Thuyết minh công nghệ.................................................................. 12 3.2 KÍCH THƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ ........ 13 3.2.1 Bể điều hòa............................................................................................ 13 3.2.2 Tính toán xiclon lắng ......................................................................... 13 3.2.3 Tính toán bể Aerotank..................................................................... 13 3.2.5 Tính toán bể chứa bùn......................................................................... 14 3.3.1.1. Xiclon ................................................................................................ 17 3.6. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC PHẨM .. 29 CHƯƠNG 4 ................................................................................................... 30 SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 2
  3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Trong bối cảnh Việt Nam đang gia nhập WTO, sự hiện diện ngày càng nhiều các công ty nhà máy sản xuất. Đồng thời, sự phát triển của nhiều ngành nghề, dịch vụ, thương mại. Nó đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, và các tỉnh thành nói riêng. Những công ty nhà máy này luôn được thiết kế hiện đại, quy mô lớn. Nó đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa, mua bán trao đổi sản phẩm, ăn ở của người sản xuất trong thời đại mới. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này đang rất nóng bỏng, thu hút rất nhiều nguồn nhân lực lao động trên cả nước. Song hành cùng với “cơn sốt” các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất vào Việt Nam nước ta nói chung và các tỉnh thành nói riêng đã và đang phát triển rất mạnh, đặc biệt tập trung trong các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất,các công ty tư nhân, các tác động của chúng đến giao thông, môi trường, và xã hội cũng là vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết. Để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhà đầu tư Công ty TNHH Hòa Hưng đã quan tâm đến hệ thống thu gom rác thải, khí thải và nước thải trong công ty nhà máy sản xuất. Đối với hệ thống xử lý nước thải, do hạn chế về mặt diện tích và đòi hỏi có mỹ quan, dự định được xây dựng trên khoảng đất trống phía sau mặt bằng nhà máy. Nó xử lý nước thải từ nhà máy để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo QCVN 24:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Đồng thời, những hệ thống xử lý nước thải loại này phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không được phát sinh mùi, tiếng ồn, đòi hỏi tính kỹ thuật và độ bền cao. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 3
  4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XI MÉC 2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY 1. Tên công ty : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XI MÉC Tên giao dịch : XI MEC CO.,LTD Tên viết tắt : CMEC CO.,LTD 2. Địa chỉ trụ sở chính: 206, Quốc Lộ 1 A, Quận Bình Tân, TP HCM. Điện thoại : (08) 54 442 239 Fax: (08) 54 255 623 2.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ Công ty CMEC là đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và môi trường vơí các chức năng chủ yếu: - Tư vấn kỹ thuật về môi trường . - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án đầu tư. - Thiết kế và xây lắp các công trình xử lý nước cấp, nước thải và khí thải. - Cải tạo, nâng cấp các hệ thống xử lý chất thải hiện có. - Mua bán thiết bị, hoá chất ngành nước, hoá chất vệ sinh công nghiệp. 2.3 NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM 2.3.1 Lao động 2.3.1.1 Cán bộ quản lý chuyên môn - Tổng số: 07 người - Chia theo ngành: + Cán bộ kỹ thuật: 04 ngưỡi + Ngành kinh tế : 03 người - Chia theo bậc đào tạo: + Trình độ đại học : 05 người SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 4
  5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà + Trình độ trung cấp : 02 người - Số năm công tác bình quân: 08 năm. 2.3.1.2 Công nhân, thợ lành nghề - Tổng số: 08 người - Chia ra: + Công nhân xây dựng: 04 người + Công nhân lắp đặt vận hành công nghệ môi trường : 04 người Ngòai ra, công ty còn có số lượng lớn công nhân hợp đồng thời vụ. Tùy theo tính chất và quy mô của từng công trình sẽ bổ sung thêm cán bộ quản lý chuyên môn và công nhân cho phù hợp. 2.3.2 Năng lực Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, CMEC có khả năng trong lĩnh vực tư vấn thiết kế công nghệ xử lý nước cấp, nước thải trong các lĩnh vực : - Dệt nhuộm . - Giấy và bột giấy. - Chế biến thực phẩm : Rựơu, bia, nước giải khát, rau quả, thủy sản, giết mổ gia súc, chế biến tinh bột, đườngv.v… - Xử lý nước thải sinh hoạt bệnh viện, trường học, khu dân cư tập trung, đô thị, khu công nghiệp v.v. - Dịch vụ tẩy rữa, vệ sinh công nghiệp, xử lý nước bằng hoá chất SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 5
  6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà CHƯƠNG 3 GIÁM SÁT THỰC NGHIỆM LẮP ĐẶT CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC PHẨM CÔNG TY TNHH HÒA HƯNG SAĐEC – ĐỒNG THÁP 3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ -ÁP DỤNG 3.1.1. Tổng quan về nước thải ngành thực phẩm 3.1.1.1 Các chỉ số sinh học trong nước thải ngành thực phẩm  Màu Nước có thể có màu đen hoặc màu đỏ nâu, nguyên nhân gây ra màu trong nước thải có thể do:  Các chất hữu cơ bị phân rã tạo thành.  Một số chất ở dạng keo hoặc hòa tan. Nước có 2 loại màu, màu thực và màu biểu kiến: màu thực là do các chất ở dạng hòa tan hoặc dạng hạt keo, màu biểu kiến là màu do các chất lơ lững trong nước tạo ra.  Mùi Mùi trong nước thải thực phẩm do các chất hữu cơ như: Protein, Protit của các chất phân hủy tạo ra : H2S, NH3, Mercaptan, Phenol … gây mùi.  Các chất rắn Trong nước thải thực phẩm có chứa một số chất như: các mảnh vụn từ nguyên liệu, rau, túi nilông… các chất này nếu không được tách ra sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý.  Các vi sinh vật Trong nước thải thực phẩm có rất nhiều loại vi sinh vật, các loại vi sinh vật này có sẵn trong nguyên liệu chế biến. Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 6
  7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà  Chỉ số BOD trong nước thải Là lượng Oxi ( được thể hiện bằng g hoặc mg Oxi theo đơn vị thể tích) do vi sinh vật tiêu thụ để Oxi hóa sinh học các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật ( chủ yếu là Vi khuẩn ) hoại sinh, hiếu khí. Quá trình này được gọi là quá trình Oxi hóa sinh hoặc trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh được lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy trong mẫu nước. Quá trình này được tóm tắt như sau: Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O. Vi sinh vật + tế bào mới (tăng sinh khối) Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải, BOD còn là thông số đánh giá mức độ ô nhiểm của nguồn nước. Khi giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao. Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác địnhBOD cần được tiến hành trong điều kiện chuẩn. Vì vậy việc xác định các thông số BOD được dùng rộng rải trong lĩnh vực nước thải để : - Tính gần đúng lượng Oxi cần thiết để Oxi hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải. - Làm cơ sở tính toán kích thước các công trình xử lý. - Đánh giá chất lượng nước thải sau khi xử lý được phép thải vào các nguồn nước. Trong thực tế nười ta không thể xác định lượng Oxi cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học, mà chỉ xác định lượng Oxi cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 200c trong buổi tối ( để tránh hiện tượng quang hợp trong nước ).Chỉ số này được gọi là BOD5 .  Chỉ số COD Chỉ số này được dùng rộng rãi và đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiểm của nước tự nhiên. COD là lượng chất Oxi hóa SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 7
  8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà hóa học( thể hiện bằng Gam hoặc Miligam Oxi theo đơn vị thể tích) cần để Oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và H2O. Để xác định được thông số COD người ta thường sử dụng một chất Oxi hóa mạnh trong môi trường Axit. Chất Oxi hóa được dùng là Kali bicromat (K2Cr2O7). CO2 + H2O + 2 Cr3+ + 2K+ Chất hữu cơ + K2Cr2O7 + H  Sự khác nhau giữa thông số COD và BOD : Cả 2 thông số này đều xác định lượng chất hữu cơ có khả năng bị Oxi hóa trong nước thải nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa. BOD thể hiện chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, nghĩa là các chất hữu cơ dễ bị Oxi hóa nhờ vào vai trò của vi sinh vật. COD thể hiện toàn bộ các chất hữu có thể bị Oxi hóa bằng tác nhân hóa học. Do đó chỉ số COD / BOD > 1.  Chỉ số Oxi hòa tan DO Oxi hòa tan trong nước thải rất cần thiết cho vi sinh vật hiếu khí. Bình thường Oxi hòa tan trong nước khoảng 8- 10 mg/l, chiếm khoảng 70-85% lượng Oxi khi bảo hòa. Mức độ Oxi hòa tan trong nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiểm chất hữu cơ, vào hoạt động của thế giới thủy sinh, các hoath động hóa sinh, hóa học vật lý nước. Trong môi trường nước bị ô nhiểm nặng, Oxi được dùng nhiều cho quá trình hóa sinh và xuất hiện hiện tượng thiếu Oxi trầm trọng. Do đó việc xác định DO trong nước cho phép đánh giá mức độ của qúa trình quang hợp hoặc sức sản xuất sơ cấp. Lượng DO trong nước thải trong quá trình xử lý sinh học luôn >2 mg/l.  Chỉ số pH Là một trong những chỉ tiêu cần xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cần thiết phải trung hòa hay không và tính được lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn… Sự thay đổi của chỉ số pH làm thay đổi ấc quá trình hòa tan hoặc keo tụ, làm tăng hoặc giảm vận tốc của các phản ứng hóa sinh xảy ra trong nước. Vì vậy giá trị pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 8
  9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà các chất dinh dưỡng vào tế bào. Đối với đa số vi sinh vật khoảng gjá trị pH tôi ưu 6.5 – 8.5.  Chỉ số SS Biểu diễn hàm lượng chất rắn lơ lững trong một đơn vị thể tích nước phân tích.  Nhiệt độ nước thải Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn tới chứa năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải trong công trình xử lý khoảng 20-370C . 3.1.1.2 Tác hại của các chất ô nhiễm trong nước ảnh hưởng tới môi trường Tác hại của chất hữu cơ Lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ Oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng Oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ Oxi hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm cá. Oxi hòa tan giảm không chỉ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nước. Tác hại của chất lơ lững: Các chất rắn lơ lững làm hạn chế độ sâu của tầng nước được ánh sáng chiếu xuống gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của rong rêu , tảo… đó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến tài nguyên thủy sinh. Tác hại của dầu mỡ: Dầu mỡ khi xả vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu gây cạn kiện Oxi của nước, một phần nhỏ hòa tan vào nước hoặc tồn tại ở dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống sông sẽ tích tụ thành bùn đáy. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 9
  10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà Ô nhiểm dầu mỡ dẫn đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị giảm do giết chết các vi sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch của nước. Ngoài ra, dầu trong nước còn tác động tiêu cực đến đờ sống thủy sinh và ảnh hưởng đến mục đích cấp nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. 3.1.1.3 Vị trí địa lý và ngành nghề kinh doanh  Tên công ty: Công ty TNHH HÒA HƯNG  Vị trí: Thị Xã SaĐec – Đồng Tháp.  Chuyên sản xuất các sản phẩm Hủ Tiếu, Phở và Bún ăn liền 3.1.1.4 Đặc điểm nguồn nước thải Nước thải công ty cần để xử lý gồm có:  Lượng nước thải sản xuất: 100 (m3/ngày đêm).  Thời gian sản xuất là 20/24, dây chuyền làm việc 3 ca liên tục. 3.1.1.5 Tính chất nước thải nhà máy Bảng 3.1 Thông số ô nhiễm của nhà máy CHỈ TIÊU KÍ HIỆU MẪU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Nước thải sản xuất. Dầu mở động thực vật. 9,4 mg/l Ph 4,73 mg/l TCVN 5945-2000 COD (mgO2/L) 1425 mg/l TCVN 5945-2000 BOD (mgO2/L) 1150 mg/l TCVN 5945-2000 N (mg/L) 58,8 mg/l TCVN 5945-2000 NH3( mg/l) 32,3 mg/l TCVN 5945-2000 P(mg/l) 4,37 mg/l TCVN 5945-2000 2,1 x104 Coliforms(MPN/100 ml) TCVN 5945-2000 (Nguồn lấy tương tự Công ty Cp Thực Phẩm Bích Chi cùng ngành nghề ở Sa Đéc Đồng Tháp) 3.1.1.6 Yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra Chất lượng nước thải sản xuất tại đầu ra của công ty yêu cầu đạt tiêu chuẩn loại Mức A (QCVN 24:2009/BTNMT). SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 10
  11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà Bảng 3.2: Thông số giá trị đầu ra của nước thải sau xử lý TT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ GIỚI HẠN Mức A QCVN 24:2009/BTNMT o 1 Nhiệt độ C 40 2 pH 6- 9 BOD (20oC) 3 mg/l 30 4 COD mg/l 50 4 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 5 Crom(VI) mg/l 0,05 6 Crom (III) mg/l 0,2 7 Sắt mg/l 1 8 Kẽm mg/l 3 3.1.2 DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3.1.2.1. Dây chuyền công nghệ Qua nghiên cứu và tìm hiểu chất lượng đầu vào cũng như đầu ra của nước thải, công ty CMEC quyết định chọn dây chuyền công nghệ của hệ thống xử lý nước thải như sau: SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 11
  12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà Nước thải nhà máy Bể điều hòa Cặn tươi Hóa chất Xút Xiclon lắng Hóa chất Phèn ` Bể AEROTANK Bể chứa bùn tươi Vô bao Bùn hồi lưu Bùn dư Bể lắng đợt 2 Hóa chất Clorine Bể khử trùng Bể chứa bùn sinh học Sông SAĐÉC KCN SAĐÉC Mức A QCVN 24:2009/BTNMT Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ 3.1.2.2. Thuyết minh công nghệ  Nước thải của công ty hoạt động trong ngày vào khoảng 100 m3/ngày - đêm sẽ được dẫn vào bể điều hòa. Sau đó nước sẽ được bơm bằng bơm thải (02 cái hoạt động luân phiên) lên Xiclon lắng để loại bỏ cặn tươi.  Nước thải từ Xiclon lắng được chảy vào bể hiếu khí .  Tại bể hiếu khí nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ còn lại.  Nước từ bể hiếu khí tự chảy qua bể lắng đợt 2, sau khi qua bể lắng đợt 2 nước được dẫn qua bể khử trùng và sau đó được xả ra nguồn tiếp nhận. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 12
  13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà 3.2 KÍCH THƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ 3.2.1 Bể điều hòa Ngăn tiếp nhận được xây dựng bằng gạch với thời gian tích nước 5,2 h. Như vậy thể tích ngăn tiếp nhận là: W = Q × t = 5 × 5,2 = 26 (m3). -Q : Lưu lượng nước thải 100m3/ngày-đêm = 5m3/giờ. -t : Thời gian lưu nước 5,2h. Ngăn tiếp nhận có thể tích : B x L x H = 2,6 x 5 x 2 (m). 3.2.2 Tính toán xiclon lắng - Chức năng: thu hồi bột có trong nước thải. - Số lượng : 01 - Xiclon lắng được làm bằng thép không gỉ (sơn epoxy bảo vệ). - Chiều cao xiclon lắng là 3,5 (m). - Đường kính xiclon lắng là 1,2 (m) 3.2.3 Tính toán bể Aerotank - Chức năng: phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải bằng phương pháp xử lý sinh học hiếu khí. - Số lượng bể: 01 - Bể Aerotank được xây dựng bằng gạch. W = 177,5 (m3). - Bể Aerotank có thể tích : B x L x H = 5x 10 x 3,55 (m). - Thiết bị: 02 máy thổi khí (hoạt động luân phiên cung cấp không khí cho bể Aerotank) - Đĩa thổi khí: 60 cái. 3.2.4 Tính toán bể lắng đợt 2 Chức năng: lắng bùn hoạt tính, thu nước trong sau xử lý vào máng thu nước. - Số lượng bể: 01 SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 13
  14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà - Bể lắng được xây dựng bằng gạch,đáy bể chia 2, 2 ống lắng trung tâm. W = 53,25(m3). Q : Lưu lượng nước thải 100m3/ngày-đêm = 5m3/giờ. t : Thời gian lưu nước 10,65h. - Bể điều hòa có thể tích : B x L x H = 5x 3 x 3,55 (m). - Thiết bị: 02 bơm bùn đặt chìm (loại chuyên dùng cho xử lý nước thải). - 02 ống lắng trung tâm bằng inox 304, D400. - Máng răng cưa thu nước gạch. 3.2.5 Tính toán bể chứa bùn Sử dụng bể hiện có để chứa bùn tươi và bùn hoạt tính dư. 3.2.6 Kích thước các công trình bảng vẽ kỹ thuật Bảng 3.3: Thông số kích thước các bể của trạm xử lý nước STT Tê n Kích thước (m) Ghi chú BxLxH 1 Bể điều hòa 2,6 x 5 x 2 Thời gian lưu nước 5,2h. Hiệu quả xử lý 30% 2 XICLON lắng H= 3,5 D= 1,2 3 Bể AEROTANK 5 x 10 x 3,55 4 Bể lắng đợt 2 5 x 3 x3,55 Thời gian lưu nước 10,65h ( có bản vẽ đính kèm ở phần phụ lục) 3.2.7. Phần thống kê thiết bị Bảng 3.4: Bảng thống kê thiết bị của trạm xử lý nước TT TÊN KÍ HIỆU VỊ TRÍ SL TSKT GHI CHÚ THIẾT BỊ m3/h, Hoạt động luân Bơm nước BT01, 02 Qb = 1. Bể điều hòa thải BT02 Cái P= KW, phiên SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 14
  15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà H= m m3/h, Qb = Bơm bùn BB01, 02 Hoạt động luân 3. Bể lắng đợt 2 P= KW, hồi lưu BB02 Cái phiên H= m m3kk/ Q= Máy thổi MTK01, Nhà điều 02 Hoạt động luân 4. phút, khí MTK02 hành Cái phiên P= kw Đĩa thổi Bể 60 Q = Hoạt động liên 5. ĐTK 0,22m3kk/phút khí AEROTANK Cái tục Q=30 LPH Bơm định Nhà điều 02 Hoạt động luân 6 BĐL1 30PSI lượng xút hành cái phiên P=0.075KW Bồn chứa 01 7 BCX - V =300 l xút cái Bơm định Q=30 LPH Nhà điều 02 Hoạt động luân 8 lượng BĐL2 30PSI hành cái phiên phèn P=0.075KW Bồn chứa 01 9 BCP - V =300 l phèn Cái Q=30 LPH Bơm định Nhà điều 02 Hoạt động luân 10 BĐL2 30PSI lượng Clo hành Cái phiên P=0.075.0KW Bồn chứa 01 11 BCC - V =300 l Clo Cái Bảng 3.5: Bảng thống kê vật tư và phụ kiện của trạm xử lý nước ĐƠN VỊ SỐ STT TÊN VẬT TƯ TÍNH LƯỢNG GHI CHÚ 1 Máy thổi khí cái 2 2 Máy bơm nước thải(chìm) cái 2 SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 15
  16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà 3 Máy bơm bùn hoàn lưu(chìm) cái 2 4 Đĩa phân phối khí cái 60 0,22m3 kk/phút D400, L=2000, inox304 5 Ống lắng trung tâm cái 2 6 Bơm định lượng cái 6 30 l/phút 7 Bồn hóa chất cái 3 PE 300 lít Tủ điện điều khiển+ dây điện, 8 phao hệ 1 9 Ống STK 90 m 1 lít sơn màu bạc 10 Co STK 90 cái 4 11 Chống rung 90 cái 2 12 T STK 90 cái 2 13 Bích STK 90 cái 2 giăng sao su,bu lon 14 Bích PVC 90 cái 2 15 Co PVC 90 cái 2 16 T giảm PVC 90/60 cái 10 17 Ống PVC 90 m 24 18 Ống PVC 60 m 72 19 T giảm PVC 60/27 cái 60 20 Nối PVC răng trong 27 m 60 21 Co PVC 34 cái 20 22 Co PVC 60 cái 15 23 Bích nối PVC 60 cái 4 24 Van 1 chiều PVC 60 cái 4 25 Tê PVC 60 m 5 26 Xích inox m 13 27 Tắc kê inox 6li cái 50 28 Tắc kê inox 8li cái 10 29 Ống PVC 34 m 40 30 Ống PVC 27 cái 28 31 Phao điện cái 4 32 Cuộn dây ống hóa chất cái 2 3.3. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT VÀ LẮP ĐẶT CÁC CHI TIẾT THIẾT BỊ 3.3.1 Lắp các chi tiết thiết bị SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 16
  17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà 3.3.1.1. Xiclon - Chức năng thu hồi bột có trong nước thải. - Lắp ở vị trí đầu tiên, mục đích xử lý sơ bộ. - Lượng bột được thu hồi có thể sử dụng lại bằng cách phơi khô rồi vô bao, làm thức ăn cho gia súc. - Nếu lượng bột không được xử lý, lượng bột này sẽ chạy vào bể Aerotank, lượng BOD sẽ có giá trị cao, gây quá tải cho hệ thống. 3.3.1.2.Máy thổi khí - Chức năng máy thổi khí cung cấp không khí cho bể Aerotank, cung cấp oxi hòa tan để nuôi vi sinh hiếu khí. Hình 3.2: Máy thổi khí - Công tác vệ sinh, xây bệ để máy thổi khí(chuẩn bị trước). - Đầu tiên lắp máy thổi khí vào vị trí định sẵn (chưa cần cố định máy vì cần lắp hết các thiết bị phụ của máy thổi khí xong rồi cố định máy cho chắc chắn và ổn định). - Tiếp theo lắp đặt tiếp van một chiều: mục đích hướng cho dòng khí theo một chiều đã định,khí không chạy ngược lại. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 17
  18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà Hình 3.3: Van 1 chiều của máy thổi khí - Tiếp theo lắp thiết bị chống rung: mục đích để chống rung khi máy khởi động và khi hoạt động. Hình 3.4: Thiết bị chống rung của máy thổi khí - Chống rung dùng để chống rung đường ống, gây rung sàn, nứt tường - Lót đế cao su chống rung cho sàn nhà điều hành đặt máy thổi khí: cao su hoặc lò xo. Mục đích giảm lực cộng hưởng, chống độ rung khi máy hoạt động - Lắp đặt mặt bích tiếp theo sau chống rung tác dụng dùng để kết nối các thiết bị như: van 1 chiều, chống rung, các đoạn nối ống,… và tháo lắp sửa chữa dễ dàng khi cần thiết. - Co dùng để lắp đặt ống thổi khí(ống bằng sắt, thép tráng kẽm, inox) dẫn ống khí theo vị trí thích hợp. - Tiếp theo là đĩa thổi khí khi lắp đĩa thổi khí phải có các đầu ren do đó phải cần có cao su non để dùng kín khớp nối và chặt, không bị bung chạy ren. SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 18
  19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà Hình 3.5: Đĩa thổi khí - Lọc khí: tác dụng lọc bụi trong không khí. Hai máy thổi khí hoạt động luân phiên nhau: Để có thời gian nghỉ, làm mát mỗi máy hoạt động cách nhau 2giờ hoặc hơn. Khoảng cách hai máy thổi khí là ≥500mm để có khoảng trống cho thao tác, lắp đặt, sửa chữa máy thổi khí Ống thổi khí - Gồm có co, ống nhánh, răng nối - Những cái nối răng trong với răng ngoài thì cần phải có cao su non, dùng để kín khớp nối và chặt, không bị bung chạy ren - Van bướm dùng để điều tiết lượng khí Hình 3.6 Van Bứơm Hình 3.7: Lắp đặt máy thổi khí hoàn chỉnh 3.3.1.3 Máy bơm nước thải đặt chìm SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 19
  20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.s Đinh Hải Hà - Xác định vị trí đặt máy bơm, vệ sinh sạch sẽ mặt bằng sẽ bố trí đặt bơm. - Gồm có 2 máy: hoạt động luân phiên nhau - Đầu hút nước và bơm ra. - Đầu hút nước phải có cái lúp pê: mục để giữ nước không để hụt nước(gây ra hiên tượng bơm không có nước sẽ làm cháy bơm, cháy dây điện.…) - Đầu ra cũng phải có cái lúp pê để giữ áp Hình 3.8: Bơm nước thải đặt chìm - Khi gắn ống đẩy nước vào bơm phải có đầu nối ren trong hoặc nối ren ngoài hoặc là mặt bích(có kèm ron cao su) - Tiếp theo lắp mặt bích hay rắc co ,đặt mặt bích rỗng.mục đích là dễ lắp đặt sửa chữa Hình 3.9: Lắp đặt mặt bích nối và van 1 chiều của máy bơm chìm SVTH:Huỳnh Thị Thanh Tuyền Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2