Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 508
lượt xem 0
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 508 dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2018 - THPT Phú Bình - Mã đề 508
- SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT PHÚ BÌNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Họ, tên thí sinh:.................................................................SBD:....................... Mã đề thi: 508 Câu 1: Trong đợt rét hại tháng 12/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. biến động theo mùa. B. biến động tuần trăng. C. biến động không theo chu kì. D. biến động nhiều năm. Câu 2: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của gà và chim sâu. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau. B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất. D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4. Câu 3: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể B. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản D. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Câu 4: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào? A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ. B. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Câu 5: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. C. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. D. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. Câu 6: Nếu kích thước quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên II. Mức sinh sản của quần thể giảm xuống III. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên IV. Sự xuất cư giữa các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Trang 1/5 Mã đề thi 508
- Câu 7: Các cực trị của kích thước quần thể là gì? 1. Kích thước tối thiểu. 2. Kích thước tối đa. 3 .Kích thước trung bình. 4. Kích thước vừa phải. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 2, 3, 4. Câu 8: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp làm thay đổi kiểu hình. II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể. III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể. IV. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá vô hướng A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 9: Cách li trước hợp tử gồm: 1: Cách li nơi ở 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính 4: cách li khoảng cách 5: cách li sinh thái 6: Cách li thời gian Phát biểu đúng là: A. 2, 3, 5,6 B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 6 D. 1, 2, 3, 5. Câu 10: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó có một loài không bị hại và cũng không được lợi I. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ II. Chim sáo mỏ đỏ bắt chấy rận trên trâu rừng III. Hổ ăn thịt thỏ IV. Tảo ráp nở hoa gây độc cho cá, tôm trong cùng 1 môi trường A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 11: Có các nhóm nhân tố sinh thái nào: A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. Câu 12: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học tiến hoá tiền sinh học tiến hoá sinh học B. Tiến hoá tiền sinh học tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học tiến hoá sinh học tiến hoá tiền sinh học D. Tiến hoá hoá học tiến hoá tiền sinh học Câu 13: Tuổi sinh thái là: A. tuổi bình quần của quần thể. B. tuổi thọ do môi trường quyết định. C. tuổi thọ tối đa của loài. D. thời gian sống thực tế của cá thể. Câu 14: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của MT. III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Trang 2/5 Mã đề thi 508
- IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 15: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ S. C. giảm dần đều. D. đường cong chữ J. Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ. B. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn. C. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. D. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương. Câu 17: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện: A. biến động theo chu kì tuần trăng. B. biến động theo chu kì mùa. C. biến động theo chu kì ngày đêm. D. biến động theo chu kì nhiều năm. Câu 18: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích A. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. C. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật. D. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng. Câu 19: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. C. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. Câu 20: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại trung sinh B. Đại cổ sinh C. Đại thái cố D. Đại tân sinh. Câu 21: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A. cân bằng quần thể B. khống chế sinh học C. cân bằng sinh học D. cạnh tranh cùng loài Câu 22: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh? A. Hình thành quần xã tương đối ổn định. B. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật C. Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng Câu 23: Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật G, H, I, K, L, M, N, O, P được mô tả bằng sơ đồ ở hình bên. Cho biết loài G là sinh vật sản xuất và các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ. Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 3/5 Mã đề thi 508
- I. Loài H thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. II. Loài L tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau. III. Loài I có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 3 hoặc bậc 4. IV. Loài P thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm mô tả: A. quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể B. quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong diễn thế sinh thái C. quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã D. quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong hệ sinh thái tự nhiên Câu 25: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại I. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài mới phổ biến ở động vật II. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể III. Quá trình hình thành loài mới luôn gắn liền với quá trình hình thành đặc điểm thích nghi IV. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và con đường sinh thái bao giờ cũng diễn ra độc lập với nhau. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 26: Phân bố theo nhóm các cá thể của quần thể trong không gian có đặc điểm là: A. các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở nơi có điều kiện sống tốt nhất. B. thường gặp khi điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường, nhưng ít gặp trong thực tế. C. thường không được biểu hiện ở những sinh vật có lối sống bầy, đàn; có hậu quả làm giảm khả năng đấu tranh sinh tồn của các cá thể trong quần thể. D. xảy ra khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể, thường xuất hiện sau giai đoạn sinh sản. Câu 27: Hệ sinh thái là gì? A. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã B. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã C. bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã D. bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã Câu 28: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là A. khoảng chống chịu. B. khoảng gây chết. C. khoảng thuận lợi. D. giới hạn sinh thái. Câu 29: Bể cá cảnh được gọi là: A. hệ sinh thái nhân tạo B. hệ sinh thái tự nhiên Trang 4/5 Mã đề thi 508
- C. hệ sinh thái vi mô D. hệ sinh thái “khép kín” Câu 30: Việc so sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa người và vượn người ngày nay là một trong những căn cứ để rút ra kết luận: A. Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi và đã tiến hoá theo cùng một hướng. B. Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi, là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung và tiến hoá theo hai hướng khác nhau. C. Người và vượn người ngày nay không có quan hệ nguồn gốc nhưng đã tiến hoá theo cùng một hướng. D. Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi, vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người. HẾT Trang 5/5 Mã đề thi 508
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
3 p | 67 | 4
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 570
4 p | 38 | 3
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 156
3 p | 69 | 3
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 357
4 p | 43 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 209
4 p | 43 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 132
4 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
3 p | 53 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
5 p | 60 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 132
3 p | 45 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 497
3 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 362
3 p | 73 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 273
3 p | 49 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
5 p | 47 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 209
5 p | 49 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 628
4 p | 41 | 2
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 357
3 p | 68 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485
5 p | 42 | 1
-
Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485
4 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn