intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 8 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Phaidaucuoctinh Phaidaucuoctinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2.332
lượt xem
183
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn tài liệu tham khảo Đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 8 - Kèm đáp án. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập và ôn thi của mình. Để nắm vững hơn nội dung cũng như cấu trúc đề thi mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 8 - Kèm đáp án

  1. TRUONG THCS TAN PHÚ ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI ********** Môn : Địa lý 8 ( Thời gian 150 phút ) ĐỀ BÀI ( Đề gồm 05 câu 01 trang) Câu 1 : Hãy cho biết: a) Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của từng khu vực địa hình ? b) Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sự phân bố lượng mưa của Nam Á? Câu 2: Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta và giải thích. Câu 3: Trình bày đặc điểm của sông ngòi nước ta? Sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu như thế nào? Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Sự gia tăng dân số của Châu Á từ năm 1800 - 2002 Đơn vị : Triệu người Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 Số dân 600 880 1402 2100 3110 3766 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự gia tăng dân số Châu Á giai đoạn 1800 - 2002 b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ , nhận xét sự gia tăng dân số của Châu Á Câu 5: Nêu một số thành tựu nông nghiệp của các nước Châu Á?
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: 5 điểm a) Nam Á có 3 miền địa hình: ( 0,75d ) - Phía Bắc : hệ thống Himalaya - Phía Nam : sơn nguyên Đê can - Ở giữa : đồng bằng ấn Hằng Đặc điểm: ( 2,25d) - Phía Bắc là hệ thống Himalaya lớn hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với chiều dài 2600km , rộng 320 - 400 km - Phía Nam là sơn nguyên Đê can tương đối thấp và bằng phẳng với hai dãy Gát Đông và Gát Tây - Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng và bằng phẳng , trải dài từ bờ biển Arap đến ven bờ vịnh Bengan : 3000km, rộng 250 - 350km. b) Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu và lượng mưa : - Hệ thống Himalaya như bức tường rào : (1,5đ) Ngăn khí hậu giữa khu vực Trung á và Nam á : Phía Bắc : khí hậu ôn đới lục địa Phía Nam : khí hậu nhiệt đới gió mùa Ngăn gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào gây mưa ở sườn phía nam, còn sườn phía bắc khô hạn - Dãy Gát Đông , Gát Tây ngăn cản ảnh hưởng gió mùa Tây Nam -> vùng duyên hải mưa nhiều, vùng nội địa mưa ít ( 0,5 ) Câu 2: 4,75 điểm Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta: - Tính chất nhiệt đới: Bầu trời nhiệt đới nắng quanh năm cung cấp nguồn nhiệt năng to lớn: 1m 2 l ãnh thổ nhận được1 triệu kcal, số giờ nắng cao : 1400 - 3000 giờ một năm. (0,75đ) 0 Nhiệt độ trung bình năm của không khí cao : trên 21 C (0,5đ) - Tính chất gió mùa: Một năm khí hậu nước ta có hai mùa gió khác nhau rõ rệt : ( 1đ) Mùa gió mùa đông ( đông bắc ) : lạnh và khô Mùa gió mùa hạ ( tây nam) : nóng , ẩm, mưa nhiều. - Tính chất ẩm: ( 1đ) Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000 mm/ năm. Độ ẩm không khí rất cao : trên 80% Giải thích:Do (1,5đ) Vị trí nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến nửa cầu Bắc: 8034'B - 23023'B Nước ta nằm kề biển Đông luôn tăng cường tính ẩm của biển Chịu ảnh hưởng của gió mùa
  3. Câu 3 : 4,25 điểm  Đặc điểm sông ngòi nước ta : ( 2đ) a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố rộng khắp nước - cả nước có 2360 con sông dài trên 10 km ( 93% sông nhỏ , ngắn và dốc) b) Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính : tây bắc - đông nam và vòng cung trùng với hướng địa hình c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Lượng nước mùa lũ gấp 3 - 4 lần mùa cạn , chiếm 70 - 80 lượng nước cả năm d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn : bình quân 1m3 nước có 233g cát bùn và chất hòa tan, tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm  Ảnh hưởng của khí hậu tới sông ngòi: ( 2,25đ) - Lượng mưa lớn -> sông ngòi phát triển - Khí hậu phân hóa làm 2 mùa -> sông ngòi cũng có 2 mùa nước : Mùa mưa của khí hậu tương ứng với mùa lũ của sông Mùa khô của khí hậu tương ứng với mùa cạn của sông - Lượng mưa lớn , tập trung theo mùa -> xói mòn địa hình -> sông ngòi nhiều phù sa Câu 4 : 4 điểm a) Vẽ biểu đồ ( 2đ) - Biểu đồ : hình cột - Yêu cầu : đẹp, cân đối tỉ lệ chính xác , khoảng cách hợp lý ghi đầy đủ tên biểu đồ, . . . b) Nhận xét (2đ) từ 1800 -2002 dân số châu á tăng liên tục , giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước: (1đ) 1800 - 1900 ( 100 năm ) tăng 280 triệu người (0,5đ) 1900 - 2002 ( 102 năm ) tăng 2886 triệu người - gấp hơn 3 lần (0,5đ) Câu 5 : 2 điểm - Sản lượng lúa gạo châu á cao nhất thế giới : 93% ( 0,5đ) - Hai nước đông dân nhất thế giới đã có đủ lương thực dùng và có dư để xuất khẩu ( 0,75) - Hai nước Việt Nam và Thái Lan đã trở thành 2 nước xuất khẩu lương thực nhất , nhì thế giới. ( 0,75)
  4. Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ KIỂM TRA CHỌN ĐỘI TUYỂN Trường THCS Nguyễn Tri Phương-Huế HỌC SINH GIỎI Năm học: 2008-2009 Môn: Địa lí 9 (Thời gian: 120 phút) Câu 1: (3 điểm) Cho bảng số liệu : Một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam Bộ (ĐNB) và của cả nước năm 1999. Tỉ lệ gia Thu nhập bình Tuổi thọ Tỉ lệ người Tỉ lệ dân Vùng tăng dân số quân đầu người trung lớn biết chữ thành thị tự nhiên /tháng (nghìn bình (%) (%) (%) đồng) (năm) ĐBSH 1,1 280,3 73,7 94,5 19,9 ĐBSCL 1,4 342,1 71,1 88,1 17,1 ĐNB 1,4 527,8 72,9 92,1 55,5 Cả nước 1,4 295,0 70,9 90,3 23,6 Hãy so sánh các chỉ tiêu dân cư, xã hội của từng vùng so với cả nước và giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch. Câu 2 : (3 điểm) a) Ngành công nghiệp trọng điểm có những đặc điểm gì? b) Hãy cho biết ở nước ta hiện nay có những ngành công nghiêp trọng điểm nào? c) Ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng cao nhất, ngành công nghiệp trọng điểm nào chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta hiện nay? Tại sao? Câu 3: (7điểm) Cho bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp: Năm Điện Than Vải lụa Phân hóa học (triệu kw/h) (triệu tấn) (triệu m) (nghìn tấn) 1990 8790 4,6 318 354 1994 12476 5,7 226 841 1998 21694 11,7 315 978 2001 30801 13,0 379 1071 2002 35563 15,9 345 1176 a) Tính tốc độ tăng trưởng của các loại sản phẩm công nghiệp trong thời kì 1990-2002 và vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện (năm 1990 là 100%). b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của các ngành công nghiệp trên. Câu 4: (5 điểm) a) Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa? b) Tính chất của khí hậu nhiết đới gió mùa ở nước ta được thể hiện như thế nào? c) Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ảnh hưởng như thế nào đến chế độ dòng chảy của sông ngòi, bề mặt địa hình và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân? Câu 5: (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam : a) Nhận xét về các chủng loại khoáng sản ở nước ta. b) Cho biết sự phân bố các nguồn khoáng sản năng lượng ở nước ta như thế nào? *Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài.
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIẺU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2008-2009 Nội dung Điểm Câu1: So sánh và giải thích nguyên nhân tạo nên sự chênh lệch về các chỉ tiêu dân cư, xã hội của các vùng so với CN -Tỉ lệ gia tăng DSTN: Vùng ĐBSH thấp hơn TBCN vì đây là vùng có mật 0.5 độ DS rất cao nên người dân ý thức và chấp hành tốt chính sách dân số hơn các vùng khác. -Thu nhập BQ/người: ĐBSH thấp hơn vì đông dân…ĐNB và ĐBSCL cao 0.5 hơn vì kinh tế phát triển hơn… -Tuổi thọ TB: Cả 3 vùng đều cao hơn vì y tế tốt hoặc mức sống cao… 0.5 -Tỉ người lớn biết chữ: ĐNB và ĐBSH cao hơn vì ĐNB tỉ lệ dân thành thị 0.5 cao, ĐBSH là vùng có nền văn hóa lâu đời… -Tỉ lệ dân thành thị:ĐBSH và ĐBSCL thấp hơn vì phần lớn dân sống về 1.0 nông nghiệp, ĐNB cao hơn vì trình độ đo thị hóa cao hơn, tiến trình CNH phát triển nhanh… Câu 2: a) Các đặc điểm của ngành CNTĐ:Chiếm tỉ trọng cao trong GTSLCN, 1.0 có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu…có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế… b) Các ngành CNTĐ của nước ta: Khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí 1.0 điện tử,hóa chất, VLXD, chế biến LTTPvà dệt may. c) Ngành chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao nhất vì có thế mạnh về 1.0 các nguồn nguyên liệu, nguồn lao động…Ngành điện chiếm tỉ trọng thấp vì nước ta còn là nước nông nghiệp,là nước nghèo, đang ở bước đầu thực hiện CNH đất nước… Câu 3: a) Tính tốc độ tăng trưởng : (%) 1.0 Năm Điện Than Vải lụa Phân hóa học 1990 100 100 100 100 1994 141.9 123.9 71.1 237.6 1998 246.8 254.3 99.1 276.3 2001 350.4 282.6 119.2 302.5 2002 404.6 345.7 108.5 332.2 b) Vẽ biểu đồ: -Biểu đồ đường, đẹp, chính xác 2.0 -Ghi chú đầy đủ 1.0 c) Nhận xét, giải thích: - Sản lượng điện tăng gấp hơn 4 lần, tăng nhanh do cải tạo, xây dựng 0.75 mới và nâng công suất nhiều nhà máy điện... Năm 1998-2002 SL điện tăng nhanh đột biến để đẩy mạnh CNH, HĐH. - SL than tăng gần 3,5 lần, tăng nhanh nhờ cải tiến khai thác và mở 0.75 rộng thị trường… -Vải lụa tăng gần 1,1 lần, tăng chậm vì công nghệ còn lạc hậu, chất 0.75 lượng sản phẩm thấp… -Phân hóa học tăng hơn 3,3 lần, tăng nhanh để phục vụ nông nghiệp và 0.75 giảm nhập khẩu…
  6. Câu 4 : a) Nước ta có khí hậu NĐGM vì ảnh hưởng của vị trí địa lí: 1.5 Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc và nằm trong khu vực gió mùa ĐNÁ b) Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta: -Nhiệt độ trung bình năm cao (trên 210C), nhưng vẫn thấp hơn nhiệt độ 0.5 trung bình năm của các nước cùng vĩ độ. -Lượng mưa hàng năm lớn (trên 1500 mm) và độ ẩm tương đối lớn 0.5 (trên 80%). -Mỗi năm có 2 mùa: mùa hạ nóng, ẩm; mùa đông nhiệt độ hạ thấp và 0.5 khô. c) Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa: -Đối với chế độ dòng chảy của sông ngòi: + Tổng lượng nước chảy lớn 0.5 + Lượng chảy phân phối không đều giữa các mùa: mùa lũ chiếm gần 0.5 80% lượng nước cả năm. -Bề mặt địa hình bị xâm thực mạnh trong mùa mưa, nhất là vùng có độ 0.5 dốc lớn. -Sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: Sản xuất được nhiều vụ trong 0.5 năm;nhiều lũ lụt, hạn hán; ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của nhân dân… Câu 5: a) Nhận xét vè các chủng loại khoáng sản của nước ta: Đa dạng, bao 1.0 gồm khoáng sản năng lượng(than, dầu mỏ ,khí đốt), khoáng sản kim loại(sắt crôm, man gan, ti tan, đồng, vàng, thiết, chì kẽm…), vật liệu XD(đá vôi, sét…), KS phi kim loại(apatit, phốt pho…) b) Sự phân bố các nguồn KS năng lượng: -Than an tra xit(Quảng Ninh, Thái Nguyên..),than mỡ(Thái Nguyên, 0.5 Việt Trì..), than nâu(Lạng Sơn, Thái Bình…),than bùn(Cà Mau…). -Dầu mỏ(mỏ Rồng, Bạch Hổ…ở thềm LĐ ĐNB), khí đốt(Lan Tây, Lan 0.5 Đỏ…ở thềm LĐ ĐNB…) *Ghi chú: Những phần chưa đạt điểm tối đa, nếu có ý hay không có trong đáp án, có thể cho thêm điểm, nhưng không vượt quá số điểm qui định của phần đó.
  7. PHÒNG GD&ĐT TP BẮC NINH ĐỀ THI HSG- LỚP 8. TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU NĂM HỌC: 2011- 2012. Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề Câu 1: ( 3,0 điểm). a) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. b) Giải thích tình hình phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực. Câu 2: ( 2,0 điểm). Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế? Trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam có những khó khăn gì? Câu 3: ( 2,0 điểm). Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? Câu 4: ( 3,0 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Phân tích đặc điểm thuỷ chế sông Hồng. b) Giải thích vì sao chế độ nước của sông Hồng lại thất thường? .............Hết.................
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ ( Hướng dẫn chấm thi có: 03 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 a) Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. 2,0 Sự phân bố lượng mưa trên trái đất chụi ảnh hưởng của nhiều nhân tố 0,25 như: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình... * Khí áp: + Khu vực áp thấp: lượng mưa nhiều. 0,25 + Khu vực áp cao: ít mưa hoặc không mưa. 0,25 *frông: miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều. * Gió: +Khu vực có gió Tây ôn đới , gió mùa thổi từ biển vào: mưa nhiều. 0,25 +Khu vực có gió Mậu Dịch: mưa ít. 0,25 *Dòng biển: + Nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều. 0,25 + Nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít. 0,25 * Địa hình: + Cùng một dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường 0,25 ít mưa, khô ráo. b) Giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực: 1,0 - Khu vực xích đạo có mưa nhiều nhất do nhiệt độ cao, khí áp thấp, 0,25 phần lớn khu vực xích đạo là hải dương, trên lục địa có rừng xích đạo ẩm ướt nên nước bốc hơi mạnh. - Hai khu vực chí tuyến có mưa ít do có khu khí áp cao, tỉ lệ diện tích 0,25 lục địa tương đối lớn. - Hai khu vực ôn đới có lượng mưa trung bình do có khu khí áp thấp và 0,25 có gió Tây ôn đới từ đại dương thổi vào. - Hai khu vực cực có mưa ít do có khí áp cao, nhiệt độ thấp nên nước 0,25 bốc hơi ít. * Những thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển. 1,0 - Vị trí địa lí gần gũi,đường giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại 0,25 hình giao thông. - Các nước Đông Nam Á có truyền thống văn hoá, sản xuất... có nhiều 0,25 nét tương đồng. - Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con 0,25 người dễ hợp tác với nhau. 2 - Mỗi nước có phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã tạo nên sự đa 0,25 dạng trong văn hoá của cả khu vực thuận lợi trong quá trình hợp tác toàn diện. * Khó khăn của Việt Nam trong quá trình hợp tác phát triển. 1,0 - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế của nước ta với các nước 0,25 phát triển trong khu vực còn cao nên khả năng cạnh tranh trên thị trường khó khăn.
  9. - Sự khác nhau trong thể chế chinh trị nên việc giải quyết các mối quan 0,25 hệ kinh tế , văn hoá, xã hội gặp khó khăn. - Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi mở rộng 0,25 giao lưu với các nước. - Một số các vấn đề kinh tế, xã hội khác: vẫn còn tình trạng đói nghèo, 0,25 vấn đề đô thị hoá, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực... Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta? 2,0 a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hạu nước ta. 1,0 - Nước ta có nguồn nhiệt lớn, số giờ nắng đạt từ 1400- 3000 giờ trong một năm. Nhiệt độ trung bình năm cao trên 210C và tăng dần từ Bắc vào 0,25 Nam. - Lượng mưa lớn, trung bình năm 1500- 2000mm. Một số nơi có địa hình đón gió, mưa nhiều: Bắc Quang( Hà Giang) 4802 mm; Hòn Ba( 0,25 Quảng Nam) 3752 mm…Độ ẩm không khí cao trên 80%. - Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: 0,25 + Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 4, lạnh khô với gió mùa Đông Bắc. 3 + Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 10, nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. 0,25 b. Giải thích. 1,0 - Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, có 0,25 nhiệt độ cao, càng vào nam càng giáp xích đạo, nên nhiệt độ tăng dần. - Mùa đông chụi ảnh hưởng của khối khí lục địa lạnh, khô từ phương 0,25 Bắc tràn xuống. - Mùa hạ chụi ảnh hưởng của khối khí đại dương nóng, ẩm từ phương 0,25 Nam thổi lên. - Địa hình kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài, khúc khuỷu, dải 0,25 đồng bằng thấp phân bố ở phía Đông làm cho gió biển và hơi nước vào sâu trong đất liền, tạo điều kiện gây mưa lớn và độ ẩm không khí cao. a) Phân tích đặc điểm thuỷ chế sông Hồng. Giải thích vì sao chế độ 3,0 4 nước của sông Hồng lại thất thường? a) Phân tích đặc điểm thuỷ chế sông Hồng( dựa vào biểu đồ lưu 1,75 lượng nước trung bình). - Sông Hồng có lưu lượng nước trung bình năm lớn, đạt 2705,75 m3/ s. 0,25 + Do sông Hồng có diện tích lưu vực lớn: 21,91 %. Phần lớn diện tích 0,25 lưu vực sông Hồng có lượng mưa lớn. - Chế độ nước sông Hồng có sự phân mùa lũ- cạn rõ rệt. 0,25 + Mùa lũ( các tháng có lưu lượng nước trung bình lớn hơn lưu lượng nước trung bình năm): diễn ra từ tháng 6  th¸ng 10 víi l­u l­îng trung b×nh ®¹t 4770m3/s, th¸ng ®Ønh lò lµ th¸ng 8 l­u l­îng n­íc trung b×nh 0,25 ®¹t 6660m3/s. + Mùa cạn diễn ra từ tháng tháng 11  th¸ng 5 víi l­u l­îng n­íc trung b×nh ®¹t 1231,29m3/s, th¸ng kiÖt nhÊt lµ th¸ng 3 l­u l­îng trung 0,25 b×nh chØ ®¹t 765 m3/s. * Giải thích:
  10. + Chế độ nước sông Hồng có sự phân mùa lũ - cạn rõ rệt là do chụi tác 0,25 động của chế độ mưa ở lưu vực. Lượng nước cung cấp chính cho sông Hồng là nước mưa. + Mùa mưa ở lưu vực diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 nên mùa lũ cũng diễn ra vào khoản thời gian gần tương tự. Mùa cạn của sông diễn ra 0,25 trùng với mùa mưa ít ở Bắc Bộ. b) Giải thích vì sao chế độ nước sông Hồng lại thất thường. 1,25 * Đặc điểm địa chất. - Phần trung lưu từ Lào Cai- Việt Trì qua miền đá cứng khó thấm nước, làm cho nước sông lên nhanh, rút nhanh. Phần hạ lưu từ Việt Trì ra đến biển qua vùng sỏi, cát...dễ thấm nước làm cho nước sông lên, xuống 0,25 chậm. * Độ dốc. - Đoạn trung lưu chảy trên miền đứt gãy, có độ cao trung bình 500- 1000m, lòng sông dốc nước chảy nhanh.- Đoạn từ Việt Trì ra đến cửa 0,25 biển chảy trên nền địa hình thấp dưới 50m, sông uốn khúc quanh co nước chảy chậm. * Khí hậu và lưu vực. - Trên lưu vực sông đều có mùa mưa giống nhau, mưa vào mùa hè, lượng mưa lớn( như trạm Sa Pa có lượng mưa trung bình năm từ 2400- 0,25 2800mm/năm, mùa mưa kéo dài từ tháng V- tháng XI...) làm cho nước sông dâng cao. - Lưu vực sông có dạng nan quạt cộng với mùa mưa trùng nhau trên 0,25 toàn lưu vực làm cho lũ ở ba sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao dồn về Việt Trì nhanh và đột ngột. * Thảm thực vật: - Trên lưu vực sông, phần lãnh thổ ở Tây Bắc và Đông Bắc tỉ lệ che 0,25 phủ rừng còn thấp làm cho nước sông dâng lên nhanh. ......................HẾT.......................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2