intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: GDCD. Lớp 11. Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Đề thi có 02 trang, 26 câu) (Ngày thi: 08/11/2020) Mã đề: 115 I. Trắc nghiệm: (7.5 điểm) Câu 1: Điều gì dưới đây quan trọng mà mỗi người cần có để tự hoàn thiện bản thân? A. Có người giúp đỡ thường xuyên. B. Biết lập kế hoạch tu dưỡng. C. Biết nghỉ ngơi đúng kế hoạch. D. Có điều kiện về kinh tế. Câu 2: Để có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống, mỗi người cần phải sống như thế nào? A. Sống hòa nhập. B. Sống chân thành. C. Sống có ích. D. Sống đoàn kết. Câu 3: Vợ chồng phải biết tôn trọng ý kiến, nhân phẩm, danh dự của nhau, mỗi người luôn có ý thức hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình tùy theo A. trình độ nhận thức. B. khả năng kinh tế. C. thỏa thuận hai bên. D. khả năng của mình. Câu 4: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, là biểu hiện của A. tự nhận thức về bản thân. B. tự phê bình về bản thân. C. tự hoàn thiện về bản thân. D. tự kiểm điểm về bản thân. Câu 5: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động nào nào dưới đây để sản xuất ra hàng hóa? A. Xã hội cần thiết. B. Của riêng từng người. C. Của rất nhiều người. D. Của người có tiền. Câu 6: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất, được gọi là gì? A. Sức lao động. B. Đối tượng lao động. C. Tư liệu lao động. D. Đang lao động. Câu 7: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất? A. Máy móc hiện đại. B. Đối tượng lao động. C. Sức lao động. D. Tiền vốn lớn. Câu 8: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, được gọi là gì? A. Cộng đồng. B. Tập thể. C. Hợp tác. D. Hòa nhập. Câu 9: Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên để thế hệ nối tiếp thế hệ, duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều này thể hiện chức năng nào dưới đây của gia đình? A. Giáo dục con cái. B. Nuôi dưỡng con cái. C. Duy trì nòi giống. D. Phát triển kinh tế. Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Chỉ còn xuất khẩu hàng hóa. B. Không phải nhập khẩu hàng hóa. C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. D. Giá cả hàng hóa rất rẻ. Câu 11: Khi đến tuổi trưởng thành sẽ xuất hiện ở cả nam và nữ một dạng tình cảm đặc biệt. Dạng tình cảm này thường được gọi là gì? A. Tình thương. B. Tình yêu. C. Tình thân. D. Tình bạn. Câu 12: Lòng yêu nước ở mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển trải qua A. sự rèn luyện bản thân. B. khi đất nước còn nghèo. C. khi có giặc ngoại xâm. D. những biến cố, thử thách. Trang 1/2 - Mã đề 115 GDCD 11 Lần 1
  2. Câu 13: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, được gọi là gì? A. Hợp sức. B. Liên kết. C. Hợp tác. D. Đoàn kết. Câu 14: Trong sản xuất hàng hóa, thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội cần thiết. Nó đã chứng minh điều gì dưới đây? A. Sản xuất ít hàng. B. Sản xuất có lãi C. Sản xuất nhiều hàng. D. Sản xuất thua lỗ. Câu 15: Quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn được gọi là quan hệ gì? A. Đạo đức. B. Hôn nhân. C. Ràng buộc. D. Pháp luật. Câu 16: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến như thế nào? A. Cung giảm, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng. C. Cung tăng, cầu tăng. D. Cung tăng, cầu giảm. Câu 17: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật giá trị. B. Quy luật cạnh tranh. C. Quy luật cung, cầu. D. Quy luật lưu thông tiền tệ. Câu 18: Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của A. đức tính khiêm tốn. B. tự hoàn thiện bản thân. C. đức tính kiên trì. D. phê bình và tự phê bình. Câu 19: Yếu tố nào dưới đây là một trong những đối tượng lao động trong ngành công nghiệp khai thác? A. Nhà xưởng. B. Sân bay. C. Máy cày. D. Than. Câu 20: Khi nhu cầu về người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm gì? A. Đầu tư thận trọng. B. Thu hẹp sản xuất. C. Mở rộng sản xuất. D. Tăng giá sản phẩm. Câu 21: Một trong những tác động tích cực của quy luật giá trị là A. Người mua mua được hàng rẻ. B. năng xuất lao động xã hội tăng. C. Sản xuất nhiều hàng hóa chất lượng. D. Người bán ngày càng giàu có. Câu 22: Đối tượng lao động có sẵn trong tự nhiên mà con người chỉ cần khai thác về là dùng được. Loại này thường là đối tượng lao động của các A. ngành công nghiệp chế biến. B. doanh nghiệp xuất khẩu hàng. C. doanh nghiệp nhập khẩu hàng. D. ngành công nghiệp khai thác. Câu 23: Tính chất của cạnh tranh là A. ganh đua, đấu tranh. B. thu hút đầu tư. C. thu nhiều lợi nhuận. D. thu hút khách hàng. Câu 24: Một trong những vai trò của sản xuất của cải vật chất là A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. Giúp con người có việc làm. C. Tạo ra các giá trị vật chất. D. Cơ sở tồn tại của xã hội. Câu 25: Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Mỗi người Việt Nam yêu nước luôn luôn A. làm việc thiện trong cuộc sống. B. giúp đỡ người gặp hoạn nạn. C. hướng về cội nguồn của mình. D. hướng về những điều tốt đẹp. II. Tự luận (2,5 điểm) Câu 26 (2,5 điểm). Tại sao nói giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa? Tại sao hai hàng hóa khác nhau lại trao đổi được với nhau? Tại sao cần phải nắm được bản chất và thuộc tính hàng hóa? ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 2/2 - Mã đề 115 GDCD 11 Lần 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2