intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi KSCL môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: GDCD. Lớp 10. (Đề thi có 02 trang, gồm 29 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 22/11/2021) Mã đề 102 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (7,0 điểm) Câu 1: Vấn đề cơ bản của Triết học là: A. Quan hệ giữa vật chất và vận động. B. Quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình. C. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức. Câu 2: Thế giới quan duy vật được thể hiện trong câu truyện cổ tích Việt Nam nào sau đây? A. Thần trụ trời. B. Sự tích con muỗi. C. Sự tích đầm dạ trạch. D. Sự tích quả dưa hấu. Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng? A. Nước chảy đá mòn. B. Tre già măng mọc. C. Rút dây động đến rừng. D. Qua cầu rút ván. Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Ăn cháo đá bát. B. Sông lở cát bồi. C. Tức nước vỡ bờ. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 5: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước. C. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già. D. Học cách học →biết cách học. Câu 6: “Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó” là môn học nào dưới đây? A. Địa lí. B. Khoa học. C. Lịch sử. D. Triết học. Câu 7: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Tiến hành phê bình và tự phê bình. B. Điều hòa mẫu thuẫn. C. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. D. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” Câu 8: Nguyên nhân của sự phủ định biện chứng nằm ngay A. bên ngoài bản thân sự vật, hiện tượng. B. ở trên sự vật, hiện tượng. C. bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. D. ở dưới sự vật, hiện tượng. Câu 9: Đối tượng nghiên cứu của triết học là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của A. đời sống tự nhiên và xã hội. B. xã hội và lĩnh vực tư duy. C. các quy luật của giới tự nhiên. D. tự nhiên, xã hội và lĩnh vực tư duy. Câu 10: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do A. sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng. B. sự tác động của ngoại cảnh C. sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng. D. sự tác động của con người. Câu 11: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải xem xét sự vật và hiện tượng trong trạng thái như thế nào? A. Không vận động. B. Vận động cao nhất. C. Vận động, biến đổi . D. Bất biến, vĩnh cửu. Câu 12: Trong giới tự nhiên và đời sống xã hội, nói đến vận động là nói đến yếu tố nào dưới đây của các sự vật và hiện tượng? A. cô lập. B. biến đổi. C. phát triển. D. tăng trưởng. Câu 13: Theo quan điểm của triết học Mác Lê nin, sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường gắn liền với hình thức vận động nào dưới đây? A. Sinh học. B. Xã hội. C. Hóa học. D. Cơ học. Câu 14: Khi nói đến mặt đối lập của mâu thuẫn là nói đến những mặt đối lập. A. thống nhất bên trong mỗi sự vật, hiện tượng. B. ràng buộc bên trong mỗi sự vật, hiện tượng. C. đối lập ở bên trong mỗi sự vật. D. ở bên ngoài mỗi sự vật, hiện tượng. Trang 1/2 - GDCD 10 - Mã đề thi 102
  2. Câu 15: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đối với các sự vật và hiện tượng vận động không chỉ là phương thức tồn tại, mà nó còn là A. thuộc tính bất diệt. B. thuộc tính vốn có. C. cách thức biểu đạt. D. lý do tồn tại. Câu 16: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật , hiện tượng như thế nào? A. Sự vật, hiện tượng phát triển. B. Sự vật, hiện tượng vận động. C. Sự vật, hiện tượng tiến bộ. D. Sự vật, hiện tượng tồn tại. Câu 17: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật và hiện tượng không thể. A. thay đổi để hoàn thiện. B. giữ nguyên trạng thái cũ. C. thay đổi trạng thái ban đầu. D. làm nó thay đổi cái cũ. Câu 18: Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật là A. phủ định siêu hình. B. phủ định biện chứng. C. phủ định sạch trơn. D. phủ định hoàn toàn. Câu 19: Tính kế thừa của phủ định biện chứng cũng là tất yếu và khách quan, đảm bảo cho các sự vật và hiện tượng A. vận động liên tiếp. B. phát triển liên thông. C. phát triển liên tục. D. thay đổi liên tục. Câu 20: V. I.Lê – nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói này của Lê-nin bàn về A. điều kiện của sự phát triển. B. hình thức của sự phát triển. C. nội dung của sự phát triển. D. nguồn gốc của sự phát triển. Câu 21: Quan niệm nào sau đây có yếu tố vận động theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng? A. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. B. Giấy rách phải giữ lấy lề. C. Sống khôn thác thiên. D. Nghèo không than, khó không tham. Câu 22: Thuộc tính chung nhất của vận động là gì? A. Sự chuyển động của các nguyên tử. B. Sự thay đổi vị trí. C. Sự biến đối nói chung. D. Sự thay đổi hình dáng. Câu 23: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo đường A. thẳng. B. gấp khúc. C. cong . D. xoắn ốc. Câu 24: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biến chứng, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa A. chuyển hóa lẫn nhau B. đấu tranh với nhau. C. bài trừ lẫn nhau. D. xung đột lẫn nhau Câu 25: Câu tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình? A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. B. Cây có cội, nước có nguồn. C. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. D. Có thực mới vực được đạo. Câu 26: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào dưới đây? A. T.Hốp-xơ. B. Hê-ra-clít. C. Đêmôcrít. D. G.Béc-cơ-li. Câu 27: Quan niệm nào sau đây có yếu tố phát triển theo quan điểm của Triết học duy vật biến chứng? A. Có chí thì nên. B. Có mới nới cũ. C. Tre già măng mọc. D. Đánh bùn sang ao. Câu 28: Nguồn gốc của sự vận động và phát triển là: A. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. B. sự gắn bó giữa các mặt đối lập. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự giải quyết mâu thuẫn. II. PHẦN TỰ LUẬN. (3 điểm) Câu 29: Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân? ----------- HẾT ---------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi KHÔNG giải thích gì thêm. Trang 2/2 - GDCD 10 - Mã đề thi 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2