Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
- SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: GDCD. Lớp 11. (Đề thi có 4 trang, gồm 50 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 05/11/2022) Mã đề 117 Câu 1: Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh? A. Bảo vệ Tổ quốc. B. Làm giàu quê hương. C. Xây dựng Tổ quốc. D. Giữ gìn quê hương. Câu 2: Những phong tục, tập quán lâu đời nhưng vẫn còn phù hợp với những chuẩn mực đạo đức tiến bộ hiện nay được coi là A. đạo đức truyền thống. B. văn hóa truyền thống. C. phong tục truyền thống. D. thuần phong mỹ tục. Câu 3: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. nền tảng của sản xuất hàng hoá. B. tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi. C. đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. D. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. Câu 4: Trong năm qua gia đình bạn H đã tích trữ được một khoản tiền 40 triệu đồng, do chưa có nhu cầu dùng đến và để chuẩn bị cho năm học tới bạn K đi học đại học nên gia đình bạn H muốn cất trữ. Vậy gia đình bạn H làm cách nào dưới đây để có hiệu quả cao nhất? A. Gửi tiền tiết kiệm. B. Mua đồ dự trữ. C. Cất tiền trong tủ. D. Cho các bác vay. Câu 5: Trong quá trình sản xuất, việc người sản xuất phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là vận dụng tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất hàng hóa. B. Phân phối thành quả lao động. C. Kích thích sản xuất phát triển. D. Thúc đẩy lao động cá biệt tăng. Câu 6: Trường hợp nào sau đây được gọi là cung? A. Anh Z khảo sát nhu cầu thị trường để sản xuất hàng hóa. B. Công ty S xây dựng nhà máy sản xuất hàng hóa. C. Công ty H đã sản xuất thêm được1 triệu sản phẩm. D. Công ty Q dự kiến kế hoạch sản xuất 1 triệu sản phẩm. Câu 7: Đối với hàng hóa, công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người làm cho hàng hóa có A. chất lượng. B. giá trị sử dụng. C. giá trị trao đổi. D. chức năng. Câu 8: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân A. ngày một khôn lớn hơn. B. ngày một văn minh tiến bộ. C. ngày một phát triển tốt hơn. D. có cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 9: Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Cần cù và sáng tạo trong lao động. B. Tình cảm gắn bó với quê hương. C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. D. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác. Câu 10: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt tiêu cực của cạnh tranh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế A. tung tin bịa đặt về đối thủ. B. bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. C. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 11: Anh K luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về thuế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, là anh K đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện A. bảo vệ uy tín thương hiệu. B. hạn chế dư luận xấu về xã hội. C. nắm bắt, cung cấp thông tin. D. phát triển kinh tế đất nước. Câu 12: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất vì A. kết tinh trình độ phát triển của tư liệu lao động. B. hệ quả trình độ phát triển của tư liệu lao động. C. kết quả trình độ phát triển của tư liệu lao động. D. biểu hiện trình độ phát triển của tư liệu lao động. Trang 1/4- GDCD 11 - Mã đề thi 117
- Câu 13: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất đối với con người như A. yêu quý bạn bè. B. yêu quý người nào ủng hộ mình. C. yêu thích ca nhạc. D. yêu thích hoạt động ngoại khóa. Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây không phải là cung? A. Các hộ gia đình đã trồng rau dùng để ăn hàng ngày. B. Quần áo được bày bán ở các cửa hàng thời trang. C. Công ty Q đã thu mua được 500 tấn lúa để xuất khẩu. D. Công ty sơn H đã sản xuất được 3 triệu thùng sơn. Câu 15: Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là A. tư liệu lao động. B. đối tượng lao động.C. phương tiện lao động. D. công cụ lao động. Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả giảm xuống, cầu sẽ có xu hướng A. ổn định. B. không tăng. C. giảm xuống. D. tăng lên. Câu 17: Trong một gia đình người chồng cho rằng mình là người trụ cột trong gia đình và có quyền quyết định mọi việc lớn mà không phải hỏi ý kiến vợ. Theo em, người chồng đó đã vi phạm nguyên tắc nào của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay? A. Tôn trọng, yêu thương lẫn nhau. B. Một vợ, một chồng. C. Vợ chồng bình đẳng. D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Câu 18: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. hạ giá thành sản phẩm. B. tìm kiếm các hợp đồng có lợi. C. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. D. kiểm soát tăng trưởng kinh tế. Câu 19: Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất A. của dân tộc Việt Nam. B. của giai cấp công nhân Việt Nam. C. của giai cấp nông dân Việt Nam. D. của người dân lao động. Câu 20: Ai cũng cần tự hoàn thiện mình để phát triển và đáp ứng được A. niềm tin của mọi người. B. những mong muốn của bản thân. C. những nhu cầu của cuộc sống. D. những đòi hỏi của xã hội. Câu 21: Hàng tháng ông K dùng toàn bộ lương để chi trả cho các nhu yếu phẩm gia đình, trong khi vợ ông là bà G chuyển tất cả tiền lương của bà vào tài khoản tiết kiệm. Việc làm của bà G là vận dụng chức năng nào của tiền tệ? A. Phương tiện thanh toán. B. Thước đo giá trị. C. Môi giới trong lưu thông. D. Phương tiện cất trữ. Câu 22: Trong nền kinh tế hàng hoá, giá trị của hàng hoá chỉ được tính đến khi hàng hóa đó A. được đem ratiêu dùng. B. đã được sản xuất ra. C. được đem ra trao đổi. D. đã được công nhận. Câu 23: Bạn Q cho rằng: “Cây gỗ là tư liệu lao động của người thợ chống lò trong hầm mỏ”. Bạn S lại cho rằng: “Cây gỗ là đối tượng lao động của người thợ mộc”. Vậy em sẽ sử dụng căn cứ nào dưới đây để giải thích cho ý kiến đó? A. Chức năng của cây gỗ gắn với đặc trưng cơ bản của nó trong sản xuất. B. Đặc tính cơ bản của cây gỗ gắn với chức năng của nó trong sản xuất. C. Thuộc tính cơ bản gắn với mục đích sử dụng của cây gỗ trong sản xuất. D. Mục đích sử dụng cây gỗ gắn với chức năng mà nó trong sản xuất. Câu 24: Quyền tự do li hôn trong chế độ hôn nhân nước ta hiện nay được coi là A. sự cần thiết. B. tất yếu, khách quan. C. sự tiến bộ. D. bước phát triển. Câu 25: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi một hàng hóa đem ra thị trường và được thị trường chấp nhận khi đó thị trường thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thừa nhận các thuộc tính hàng hóa. B. Phân hóa giữa những người sản xuất. C. Điều tiết sản xuất và lưu thông. D. Thông tin cho người sản xuất. Câu 26: Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để A. sống hòa nhập hơn. B. tự hoàn thiện bản thân. C. sống có đạo đức. D. tự nhận thức bản thân. Câu 27: Một xã hội mà ở đó những quy tắc, chuẩn mực đạo đức bị coi thường, xem nhẹ thì xã hội đó sẽ A. không có động lực phát triển. B. phát triển không được tiến bộ. C. không có sự phát triển bền vững. D. trì hoãn sự phát triển bền vững. Trang 2/4- GDCD 11 - Mã đề thi 117
- Câu 28: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh A. quy luật cung, cầu. B. quy luật cạnh tranh. C. quy luật lưu thông tiền tệ. D. quy luật giá trị. Câu 29: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, khi tiến hành sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt phù hợp với A. thời gian lao động cá biệt cần thiết. B. thời gian lao động xã hội cần thiết. C. thời gian hao phí tập thể cần thiết. D. thời gian lao động tập thể cần thiết. Câu 30: Yếu tố nào sau đây thể hiện sự khác nhau giữa thực hiện đạo đức so với thực hiện pháp luật? A. Bắt buộc. B. Tự phát. C. Cưỡng chế. D. Tự giác. Câu 31: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nội dung nào dưới đây không biểu hiện mối quan hệ cung - cầu? A. Cung - cầu độc lập với nhau. B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu. C. Cung - cầu tác động lẫn nhau. D. Cung - cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường. Câu 32: Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của A. phong tục tập quán. B. tín ngưỡng. C. lễ nghĩa đạo đức. D. tình cảm. Câu 33: Để khôi phục sản xuất sau thời gian dich bệnh kéo dài, công ty Z lên kế hoạch về việc nhập nguyên liệu như sắt thép, xi măng, gạch xây dựng …Những nguyên vật liệu đầu vào mà công ty Z nhập về là đề cập đến yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất? A. Kết cấu hạ tầng. B. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa. D. Đối tượng lao động. Câu 34: Việc anh K chuyển từ sản xuất bánh kẹo sang sản xuất các loại mứt vào dịp tết đang đến gần là chịu tác động nào của quy luật giá trị? A. Điều tiết lợi nhuận. B. Điều tiết sản xuất. C. Nhu cầu người tiêu dùng. D. Điều tiết trong lưu thông. Câu 35: Thông qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, gia đình đã góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây? A. Kinh tế, kinh doanh. B. Tổ chức đời sống gia đình. C. Bảo vệ giá trị truyền thông. D. Giáo dục con cái. Câu 36: Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng G không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của G đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây? A. Tiền tệ thế giới. B. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện lưu thông. Câu 37: Bà K, bà L và bàMcùng kinh doanh hàng tạp hóa trên một thị trấn nhỏ. Để thu hút được kháchhàng, ngoài những mặt hàng đã đăng kí trong giấy phép kinh doanh, bà M còn bán thêm nhiều mặt hàng khác đa dạng hơn. Bà L nhờ anh H là người thân, tìm cho đầu mối nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc để bán với giá rẻ. Còn bà K, do hàng hóa bán chạy nên đã đầu tư mở rộng gian hàng và thuê thêm người phục vụ. Hành vi của ai là biểu hiện của việc sử dụng thủ đoạn phi pháp trong cạnh tranh? A. Anh H,bà L và bà M. B. Anh H và bà L. C. Bà K và bà L. D. Bà K, bà L và bà M. Câu 38: Để đóng xong một cái tủ quần áo, hao phí lao động của anh P tính theo thời gian mất 30 giờ. Vậy 30 giờ lao động của anh P được gọi là gì? A. Thời gian lao động của anh P. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động thực tế. Câu 39: Hành vi xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra sông của Công ty Y trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào dưới đây trong cạnh tranh? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. B. Gây rối loạn nền kinh tế. C. Làm cho nền kinh tế bị suy thoái. D. Làm cho môi trường suy thoái. Câu 40: Thời điểm hiện nay, giá thịt gà đang có giá cao, thời gian nuôi gà thịt ngắn do áp dụng các kĩ thuật khoa học trong chăn nuôi, nên người chăn nuôi gia súc gia cầm đang có xu hướng chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi gà. Việc làm này của những người chăn nuôi là chịu sự tác động điều tiết nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Sản xuất. B. Phân hóa. C. Lưu thông. D. Tiêu dùng. Trang 3/4- GDCD 11 - Mã đề thi 117
- Câu 41: Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Công cụ lao động. B. Hệ thống bình chứa. C. Kết cấu hạ tầng. D. Tư liệu sản xuất. Câu 42: Giám đốc công ty Z vì muốn cạnh tranh với công ty Y. Do đó đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhãn hiệu của công ty Y đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc công ty Z là biểu hiện của việc sử dụng thủ đoạn phi pháp nào trong cạnh tranh? A. Làm hàng giả, hàng nhái. B. Gian lận thuế, trốn thuế. C. Đầu cơ tích trữ hàng hoá. D. Giành giật mọi khách hàng. Câu 43: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, người sản xuất kinh doanh vận dụng tốt tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Thước đo giá trị hàng hóa. B. Đo lường giá trị hàng hóa. C. Thừa nhận giá trị hàng hóa. D. Nâng cao tay nghề công nhân. Câu 44: Anh K, L, G và J cùng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Z với quy mô trang trại hàng nghìn con. Khi giá thịt lợn hơi liên tục giảm thì anh K đã chấp nhận thua lỗ để bán hết cả đàn và chuyển sang nuôi bò; anh L vẫn nuôi cầm chừng để đợi giá lên cao; anh G bán hết cả đàn rồi lại nuôi tiếp lứa mới, còn anh J bán hết cả đàn và để trống chuồng trại chờ đợi tình hình. Những ai đã vận dụng tốt quan hệ cung - cầu? A. Anh J và G. B. Anh J. C. Anh K. D. Anh Lvà anh G. Câu 45: Các công ty Z, N, H và K cùng sản xuất sữa tươi và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty Z chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty N chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty H chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty K chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc công ty H là đã chú trọng vào yếu tố nào dưới đây của quá trình sản xuất? A. Tư duy sáng tạo. B. Sức lao động. C. Hệ thống bình chứa. D. Kết cấu hạ tầng. Câu 46: Được chị T là trưởng phòng kinh doanh báo cáo về việc trong quý II/2022 số lượng đơn hàng bị trả lại vì lỗi khá nhiều. Ông Q giám đốc đã triệu tập cuộc họp gấp để bàn và tìm giải pháp khắc phục, tại cuộc họp, anh M trưởng phòng sản xuất cho rằng, sở dĩ hàng hóa bị trả lại nhiều do mẫu mã đã lạc hậu với nhiều hàng hóa nhập khẩu cùng loại. Chị H thì cho rằng nguyên nhân một phần do công tác tiếp thị hàng hóa của công ty chưa thực sự hiệu quả. Việc tồn kho hàng hóa phản ánh chức năng nào của thị trường chưa được thực hiện? A. Chức năng kích thích sản xuất. B. Chức năng thừa nhận. C. Chức năng thông tin. D. Chức năng điều tiết sản xuất. Câu 47: Để làm ra một cái khăn len quàng cổ cùng chất lượng và mẫu mã, thời gian lao động của chị H là 2 giờ/1 cái, chị K là 4 giờ/1 cái, chị N là 6 giờ /1 cái, chị M là 7 giờ /1 cái. Trên thị trường, xã hội chỉ thừa nhận mua và bán với thời gian là 4 giờ/1 cái. Vậy trong 4 người trên, ai là ngườithực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị ? A. Chị H và chị K. B. Chị N và chị M. C. Chị K và chị M. D. Chị H và chị N. Câu 48: Biểu hiện nào dưới đây không phải là tình yêu chân chính? A. Lợi dụng tình cảm để trục lợi cá nhân. B. Có tình cảm chân thực, quyến luyến. C. Có sự chân thanh, tin cậy từ hai phía. D. Quan tâm sâu sắc không vụ lợi. Câu 49: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là A. thời gian lao động cá biệt. B. giá trị của hàng hoá. C. giá trị cần thiết của hàng hoá. D. thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 50: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trên thị trường có hiện tượng giá cả tăng thì sẽ tác động đến cung và cầu như thế nào? A. Cung tăng, cầu giảm. B. Cung giảm, cầu tăng. C. Cung và cầu giảm. D. Cung và cầu tăng. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4- GDCD 11 - Mã đề thi 117
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 716
4 p | 72 | 8
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 703
4 p | 64 | 4
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 708
4 p | 69 | 3
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 701
4 p | 54 | 2
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 718
4 p | 36 | 2
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 702
4 p | 63 | 2
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 706
4 p | 52 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 717
4 p | 70 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 715
4 p | 41 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 714
4 p | 29 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 713
4 p | 55 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 712
4 p | 61 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 711
4 p | 41 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 704
4 p | 78 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 709
4 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 705
4 p | 40 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 707
4 p | 52 | 1
-
Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 710
4 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn