intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án (Lần 1) - Trường THPT Tiên Du số 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀKHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 1 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC: 2022- 2023 Ngày thi: 30/10/2022 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên thí sinh:………………………………………..Số báo danh:……………… I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 2.10.1971 Nhiều lúc mình không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá. Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình còn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo... Không biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng còn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ còm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền. 28 ngày trong quân ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình… Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ… Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71, tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước. ...Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu... Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu… Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Nhìn những ngôi sao trên mũ, tác giả đọc được những gì? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ được sử dụng trong câu văn: Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp.. Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. Câu 2.(5.0 điểm) Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
  2. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. (Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2020, tr 39) Anh/chị hãy cảm nhận đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh. ……….......Hết……………
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 - Phong cách ngôn ngữ 1 0,75 sinh hoạt. - Nhìn ngôi sao trên mũ, tác giả thấy: + Ánh lửa cầu vồng. + Màu đỏ của lửa, của 2 máu. 0,75 + Hồng cầu của trái tim. ( Mỗi ý 0.25 đ) - Điệp từ được sử dụng qua đoạn trích là: khi - Tác dụng của phép điệp từ: + Về hình thức: tăng sức gợi hình, gợi cảm,tạo nhịp điệu, tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu 3 văn. 1,0 + Về nội dung: Nhấn mạnh thời điểm thiêng liêng, tự hào và đáng nhớ.nhất trong cuộc đời người viết: buổi lễ tiễn quân ra trận đầy xúc động, 4 Thông điệp của đoạn 0,5 trích mà tác giả muốn gửi gắm là: bản thân mỗi cá nhân phải sống có ích và có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. (Lí
  4. giải) II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn 0,25 dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : trách nhiệm của tuổi trẻ ngày 0,25 nay với việc bảo vệ Tổ quốc. c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. - Giải thích: trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc là có ý thức về những việc cần làm để giữ gìn nền độc lập, để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. - Lí giải được vì sao tuổi trẻ phải có trách
  5. nhiệm bảo vệ Tổ quốc. - Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay: + Nỗ lực học tập, trau dồi bản thân, rèn luyện đạo đức, sống có ước mơ, hoài bão, mục tiêu và cố gắng vươn lên. + Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác. Không ngại khó khăn, thử thách, dám trải nghiệm, dám dấn thân + Sống có tinh thần tập thể, đi theo cái hay, cái đúng, bỏ qua cái tôi vì lợi ích chung của cộng đồng. + Cần tỉnh táo trước các thông tin bịa đặt, xuyên tạc về lịch sử, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước trên không gian mạng, và trong đời sống…. - Bình luận, mở rộng: phê phán những người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ Tổ quốc, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác. - Bài học: + Nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. + Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… +Sẵn sàng đứng lên bảo
  6. vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính 0,25 tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện sâu sắc về vấn 0,25 đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Phân tích đoạn văn trong “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ”. Từ 2 5,0 đó nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai 0,25 được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích đoạn trích; 0,5 nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
  7. các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả , tác phẩm 0,5 và đoạn trích. * Cảm nhận đoạn văn 2,0 - Tác giả đã vạch trần luận điệu xảo trá của td Pháp bằng một khẳng định đanh thép: Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Khi sang VN, td P luôn dùng chiêu bài “khai hóa”, “bảo hộ” để đánh lạc hướng dư luận nd Pháp và nd quốc tế. Tuy nhiên, thực tế hơn 80 năm cho thấy, td P đã đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta, nô dịch nhân dân ta bằng 1 chính sách đô hộ hết sức tàn bạo, dã man. Bác gọi đó là những hành động“ trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. - Tác giả đã chỉ ra những hành động“
  8. trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” của tdP ở 2 phương diện chính trị và kinh tế. + Ở phương diện chính trị, Bác lần lượt chỉ rõ các tội ác của tdP như tước đoạt quyền tự do , dân chủ của nhân dân ta; Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra 3 chế độ khác nhau ở …Thực chất đây là chính sách chia để trị nhằm mục đích ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng còn “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”,“thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta”, “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Ngoài ra chúng còn “ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân” và “ dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược”. Như vậy, về thực chất, tdP đã “ngu hóa” dân ta bằng cách thủ tiêu giáo dục, đi ngược lại chủ trương khai hóa văn minh nhằm dễ bề cai trị.  Các từ ngữ “chém giết”, “tắm”, “bể
  9. máu”… vừa cho thấy sự độc ác, dã man tột cùng của td P, vừa bộc lộ nỗi đau xót, căm phẫn của tác giả. + Ở phương diện kinh tế, HCM cũng chỉ ra rất nhiều tội ác của tdP như“bóc lột dân ta đến xương tủy”, “cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu”, “giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng”, “đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý”, “không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên”, “ bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. Kết quả của quá trinh “bảo hộ” của tdP là “khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”, “làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng”. Các từ ngữ bóc lột, cướp không, giữ độc quyền, không cho đã phơi bày bản chất tham lam vô độ, lột mặt nạ khai hóa, bảo hộ của tdP trước nhân dân toàn thế giới. *) Nghệ thuật 0,5 - Câu văn được ngắt nhịp ngắn tạo âm điệu mạnh mẽ, hùng hồn. Cách tách đoạn, xuống
  10. dòng liên tiếp tạo sự cụ thể, rõ ràng. - Phép liệt kê kết hợp điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại ấn tượng sâu sắc về tội ác của thực dân Pháp. 14 câu văn liên tiếp có cùng cấu trúc. Từ “chúng” ở vị trí CN lặp lại 14 lần - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm , vừa vạch trần bản chất dã man, tàn bạo, tham lam của tdP, vừa phơi bày thảm cảnh đau thương của dân tộc, vừa tác động mạnh mẽ vào tư tưởng, tình cảm của người đọc, người nghe. - Giọng văn: vừa hùng hồn, đanh thép, vừa đau đớn, xót xa, căm phẫn * Nhận xét phong cách 0,5 văn chính luận của HCM - Khái niệm:Phong cách văn chính luận lànét riêng mang dấu ấn cá nhân tác giả trong nghệ thuật viết văn chính luận- thể văn bàn luận về những vấn đề chính trị. - Biểu hiện: + Văn chính luận của Hồ Chí Minh ngắn gọn, súc tích, kết cấu
  11. mạch lạc; lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. + Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. + Giọng văn đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình, đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn + Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình cảm d. Chính tả, ngữ pháp Bảo đảm chuẩn chính tả,0,25 ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0,5 có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0