intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề kiểm tra gồm:02 trang I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy tám năm nay, ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy… (Trích Mùa lạc, dẫn theo Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn hóa thông tin, 2014, tr. 123) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích đã nhắc tới những quê hương nào của nhân vật được gọi là “chị”? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “con đường cùng” được nhắc tới trong đoạn trích? Câu 4. Anh/Chị rút ra được thông điệp gì từ đoạn trích trên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau: Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ... Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây 1
  2. mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu. Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình. A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.13, 14) --------HẾT-------- Họ và tên:……………………..……………Số báo danh:…………………………………. 2
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Xác định ngôi kể trong đoạn trích: Ngôi thứ ba 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm 2 Đoạn trích đã nhắc tới những quê hương của nhân vật được gọi là “chị”: 0,75 Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được đầy đủ như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh nêu đúng 1 ý, ý còn lại chưa đầy đủ: 0,5 điểm. -Học sinh nêu được một trong các ý: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm 3 Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “con đường cùng” được nhắc tới trong 1,0 đoạn trích? - Con đường cùng: con đường không còn lối đi, bế tắc, không lối thoát. - Còn có thể hiểu đây là những khó khăn, thử thách, sự thất bại, những mất mát, đắng cay, thậm chí cả cái chết… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý, ý còn lại chưa đầy đủ: 0,5-0,75 điểm -Học sinh trả lời được 1 ý còn sơ sài: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm 4 HS có thể rút ra thông điệp : 0,5 - Cần có niềm tin, tinh thần lạc quan trong cuộc sống. - Có đủ bản lĩnh, nghị lực, sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách. - Hạnh phúc có ở quanh ta, hãy kiên nhẫn, mở rộng tấm lòng để chờ đón... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời hợp lí và có giải thích thấu đáo: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời nhưng chưa biết lí giải: 0,25 điểm - Học sinh không trả lời: không cho điểm II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự 2,0 cần thiết phải sống là chính mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 3
  4. Sự cần thiết phải sống là chính mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự hiểu biết của bản thân về việc sống là chính mình. Có thể theo hướng sau: Sống là chính mình giúp mỗi người chủ động khẳng định năng lực, vươn lên hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội. Hướng dẫn chấm: + Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). + Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). + Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô 5,0 Hoài thể hiện trong đoạn trích a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích tâm trạng và hành động của 0,5 nhân vật Mị đoạn trích. 4
  5. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu: *Giới thiệu khái quát về: tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0,5 *Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị 2,5 - Hoàn cảnh: Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ; Giới thiệu ngắn gọn về về A Phủ và vì sao A Phủ lại bị trói. - Tâm trạng và hành động: + Tâm trạng: Nhớ lại đời mình với bao nỗi đắng cay, tủi cực; tưởng tưởng cảnh A Phủ sẽ chạy trốn và Mị phải chết thay trên cái cọc ấy, Mị không thấy sợ. Vậy mà sau khi cởi trói cho A Phủ Mị lại lo lắng, hốt hoảng, sợ hãi. + Hành động: Cầm con dao nhỏ, cắt dây mây cởi trói cho A Phủ vì tình thương người cùng cảnh ngộ, vì bất bình cho một người nô lệ sắp chết đói, chết rét; Mị giục giã A Phủ chạy đi ngay để thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra độc ác. Ngay sau đó, Mị cũng cất tiếng gọi và chạy theo A Phủ. - Nghệ thuật: Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm; bằng những lời độc thoại và đối thoại hấp dẫn... - Hướng dẫn chấm: + Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.5 điểm + Học sinh chưa phân tích đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.75 điểm – 2.25 điểm + Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1.0 điểm – 1.5 điểm + Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện 0.25 điểm - 0.75 điểm *Đánh giá chung: Đây không phải là hành động mang tính bản năng mà nó xuất 0,5 phát từ tấm lòng nhân hậu và trái tim giàu lòng yêu thương của Mị. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của kí ức, khát vọng sống, khát vọng tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình. Hành động dũng cảm, táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi Mị dám chống lại cả cường quyền, thần quyền và nam quyền. - Hướng dẫn chấm: + Học sinh trình bày được đầy đủ như đáp án: 0,5 điểm + Học sinh trình bày được 1 ý: 0.25 điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo theo quy tắc. 0,25 5
  6. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 0,5 vấn đề cần nghị luận. Hướng dẫn chấm:Thí sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá/ biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm/ biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống/ văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. -Đáp ứng 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. -Đáp ứng 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Tổng 10,0 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2