intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị" hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Tổng Thông Vận dụng Tổng Nhận biết Vận dụng điểm Kĩ hiểu cao TT năng Thời Thời Thời Thời Số Thời Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ gian gian gian gian câu gian (%) (%) (%) (%) (phút) (phút) (phút) (phút) hỏi (phút) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 4 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 bài văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ 70 30 100 chung
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Nội Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị nhận thức kiến kiến Mức độ kiến thức, TT Vận thức/ thức/Kĩ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ năng biết hiểu dụng cao năng 1 ĐỌC Thơ Việt Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU Nam hiện - Xác định được thể thơ, phương thức đại (Ngữ biểu đạt của bài thơ/đoạn thơ. liệu ngoài - Xác định được đề tài, hình tượng sách giáo nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn khoa) thơ. - Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân vật trữ tình, những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
  3. Nội Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị nhận thức kiến kiến Mức độ kiến thức, TT Vận thức/ thức/Kĩ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ năng biết hiểu dụng cao năng - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân. 2 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1** ĐOẠ về tư - Xác định được tư tưởng đạo lí cần N tưởng, bàn luận. VĂN đạo lí - Xác định được cách thức trình bày NGHỊ đoạn văn. LUẬ Thông hiểu: N XÃ - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư HỘI tưởng đạo lí. (khoả Vận dụng: ng 150 - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết chữ) câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* BÀI về một tác - Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề VĂN phẩm, cần nghị luận.
  4. Nội Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị nhận thức kiến kiến Mức độ kiến thức, TT Vận thức/ thức/Kĩ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ năng biết hiểu dụng cao năng NGHỊ một đoạn - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. LUẬ trích văn - Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác N xuôi: định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,... VĂN Vợ chồng Thông hiểu: HỌC A Phủ - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị (trích) của nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề Tô Hoài số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ. - Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí
  5. Nội Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung Đơn vị nhận thức kiến kiến Mức độ kiến thức, TT Vận thức/ thức/Kĩ kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Nhận Thông Vận dụng Kĩ năng biết hiểu dụng cao năng luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Đề chính thức (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên học sinh: ……………..……………. Lớp: ……………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: Tuổi thanh xuân bầu máu nóng dạt dào Luôn ao ước khám phá miền mới lạ Con đường đi dẫu gập ghềnh sỏi đá Nhiều gian nan vất vả chẳng hề chi! Tuổi thanh xuân nhiều khát vọng say mê Muốn chiếm lĩnh những chân trời khoa học Luyện ý chí và trau dồi kiến thức Trưởng thành qua bao năm tháng học đường Tuổi thanh xuân tim cháy bỏng yêu đương Cùng bạn trẻ xây “thiên đường hạnh phúc” Nhưng tấm lòng cũng nồng nàn yêu nước Sẵn sàng đi xa khi Tổ quốc cần
  6. Tuổi thanh xuân thật đẹp đẽ vô ngần Đem sức trẻ dấn thân vào cuộc sống Giàu mơ ước, đầy niềm tin hi vọng Trước cuộc đời bao thử thách gian nan! (Đẹp tuổi thanh xuân, Phan Hoàng, https://baithohay.com) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Trong hai khổ thơ đầu, theo tác giả, tuổi thanh xuân có những ao ước, mong muốn gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: Con đường đi dẫu gập ghềnh sỏi đá Nhiều gian nan vất vả chẳng hề chi! Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Nhưng tấm lòng cũng nồng nàn yêu nước/Sẵn sàng đi xa khi Tổ quốc cần, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ở phần Đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả hành động trỗi dậy của nhân vật Mị qua hai đoạn văn sau: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…” Và: “Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt: - A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói: - Ở đây thì chết mất. ... (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14) Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật. ------------------------------------HẾT------------------------------------ Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  7. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTNT TỈNH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng như đáp án:không cho điểm 2 Trong hai khổ thơ đầu, theo tác giả, tuổi thanh xuân có những 0,75 ao ước, mong muốn: - ao ước khám phá miền mới lạ - nhiều khát vọng say mê - muốn chiếm lĩnh khoa học - luyện ý chí và trau dồi kiến thức Hướng dẫn chấm: - Học sinh chỉ ra được đầy đủ 04 ý: 0,75 điểm. - Học sinh chỉ ra được 03 ý: 0,5 điểm. - Học sinh chỉ ra được 01, 02 ý: 0,25 điểm. 3 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 1,0 hai câu thơ sau: Con đường đi dẫu gập ghềnh sỏi đá Nhiều gian nan vất vả chẳng hề chi! - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: con đường đi gập ghềnh sỏi đá –đường đời khó khăn. - Tác dụng của biện pháp tu từ: + Nhằm nhấn mạnh cuộc sống dẫu nhiều vất vả gian nan và khó khăn nhưng không có gì ngăn cản được bước chân của tuổi trẻ. Chỉ cần có ý chí, nghị lực, khó khăn nào cũng có thể vượt qua được. + Làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng biện pháp tu từ: 0,25 điểm. Học sinh chỉ ra được biểu hiện của biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ trên: 0,25 điểm. - Học sinh nêu được 02 ý trong phần tác dụng: 0,5 điểm. - Học sinh nêu được 01 ý trong phần tác dụng: 0,25 điểm. 4 Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Nhưng tấm lòng cũng 0,5 nồng nàn yêu nước/Sẵn sàng đi xa khi Tổ quốc cần, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân:
  8. - Tuổi trẻ là phải sẵn sàng đi xa khi Tổ quốc cần. Vì để có được đất nước như ngày hôm nay là nhờ công lao rất lớn của các thế hệ đi trước. Vì thế, chúng ta, những thế hệ con cháu sau này phải công giữ gìn, bảo vệ đất nước, phải sẵn sàng đứng lên khi Tổ quốc cần. - Luôn thể hiện những ước mơ, khát khao mới, không ngại gian nan vất vả, luôn sục sôi ý chí chiến đấu, giàu mơ ước, ngập tràn hy vọng. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày rõ ràng, thuyết phục: 0,5 điểm - Học sinh trình bày chưa rõ ràng, chưa thuyết phục: 0.25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải biết sống cống hiến. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải biết 0,25 sống cống hiến. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giá trị của việc sống cống hiến Có thể theo hướng: - Cống hiến là đóng góp của một cá nhân hoặc nhóm người cho một mục đích chung, hướng tới lợi ích và sự phát triển của xã hội. - Sự cống hiến rất cần thiết trong cuộc sống, bởi vì nó giúp chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. - Khi ta biết cống hiến chính là ta đang giúp đỡ những người khác và tạo ra một tác động tích cực cho mọi người xung quanh. Nó cũng giúp ta trở nên tốt hơn, vì khi biết cống hiến là đang trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm của mình, và cảm thấy hạnh phúc vì đã giúp đỡ người khác. - Không chỉ vậy, từ đó ta sẽ hình thành được mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Giúp ta tạo ra một hình ảnh tốt trong cộng đồng và xã hội. - Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc. Họ ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân, chỉ muốn hưởng thụ, "nhận lại" mà không hề biết "cho đi". Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán. Hướng dẫn chấm:
  9. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0.75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị qua hai đoạn văn 5,0 trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 - Hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn văn. - Nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng 0,5 A Phủ” (0,25 điểm), hai đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm. * Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong hai đoạn trích 2,0
  10. Khái quát hình tượng nhân vật Mị: Thân phận làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, bị kìm hãm, bóc lột thể xác và tinh thần. 1. Đoạn văn thứ nhất: * Hoàn cảnh: Sau khi uống rượu, lắng nghe tiếng sáo trong 1,0 không khí mùa xuân đang về, tâm trạng Mị có sự thay đổi. Từ kiếp sống nô lệ, cam chịu, tâm hồn Mị đã có sự hồi sinh. Mị muốn đi chơi và sửa soạn để đi chơi. * Tâm trạng Mị: - Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào đĩa đèn cho sáng” + Tâm hồn Mị đã hồi sinh và ý thức được cuộc sống vô nghĩa ở hiện tại. + Thắp sáng cho tâm hồn và cuộc đời đầy đau khổ, tăm tối của mình. - Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo + Tiếng sáo là biểu tượng cho tình yêu, Hạnh phúc, khát vọng tuổi trẻ và là biểu tượng cho cuộc sống tự do + Tiếng sáo từ ngoại cảnh trở thành tiếng sáo trong tâm tưởng, vẫn rập rờn trong đầu Mị như thúc giục Mị đi theo tiếng gọi của tình yêu, hạnh phúc. - Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. + Những khát khao ấy cho thấy Mị đã thực sự sống lại với quá khứ tươi đẹp ngày trước. Trong những đêm tình mùa xuân, Mị đã từng hẹn hò đi chơi với người yêu qua âm thanh tiếng sáo. + Mị dường như quên đi sự có mặt của A Sử. Những câu văn ngắn, nhịp điệu nhanh, nêu ra ước muốn và các hành động liên tiếp của Mị thể hiện sự thôi thúc như một sự chuẩn bị tất yếu cho một sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế,... 2. Đoạn văn thứ hai * Hoàn cảnh - Sau đêm tình mùa xuân, Mị càng trở nên vô hồn, vô cảm. Trong những đêm làm bạn với bếp lửa, Mị đã bắt gặp A Phủ bị trói đứng. - Ban đầu Mị thản nhiên, lạnh lùng nhưng khi nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại 1,0 của A Phủ, từ thương cho mình Mị thương cho A Phủ. - Mị quyết định cắt dây cởi trói và chết thay cho A Phủ. *Tâm trạng của Mị
  11. -“Lúc ấy trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… + Sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ. + Nhà văn đã tạo ra thời điểm thuận lợi cho sự trỗi dậy của Mị. Đó là lúc trong nhà “tối bưng” với không gian yên tĩnh, vắng vẻ. - Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. + Đây là hành động táo bạo, là sự phản kháng tất yếu của một con người đã bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn. + Hành động thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương của những con người cùng cảnh ngộ. + Hành động này cũng là kết quả tất yếu của quá trình hồi sinh trong hồn Mị, thể hiện cho một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt. + Thể hiện ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Tô Hoài. - Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”…” + Mị ý thức được việc làm của mình, hốt hoảng bởi lo cho A Phủ và chính mình. + Dẫu đã vượt qua sự sợ hãi cường quyền nhưng Mị vẫn bị ám ảnh bởi thế lực thần quyền. - Nghệ thuật: miêu tả nhân vật qua diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động. * Nhận xét về nghệ thuật + Ngôn ngữ giản dị, chọn lọc, sinh động… + Giọng điệu lôi cuốn + Tâm lí nhân vật chuyển hóa bất ngờ nhưng tự nhiên + Sự tài tình trong việc mổ xẻ tâm lí nhân vật của nhà văn… 3. Nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. - Cả hai đoạn văn đề tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua những hành động trỗi dậy thật quyết liệt. Sức sống của Mị chỉ tạm thời bị che lấp chứ không bị dập tắt và khi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ. Ở đoạn văn thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi hiện thực, khao khát tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc nhưng sự hồi sinh trong tâm hồn nhanh chóng bị dập tắt bởi nghịch cảnh. Đoạn văn thứ hai lại tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật, sức sống tiềm tàng của Mị đã chuyển hóa thành hành động cụ thể, 0,5
  12. cắt dây cởi trói cho A Phủ và sau đó là tự giải thoát cho cuộc đời mình. => Mị có sức sống mãnh liệt không gì có thể ngăn cản hay kìm hãm được. Hướng dẫn chấm: - Phân tích, nhận xét đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Phân tích, nhận xét chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Diễn đạt chung chung, chưa rõ các biểu hiện:Thời gianbởi: Nguyễn Thị Liên- 0,7528/03/2024 14:19:02 Ký ký: điểm 1,25 điểm. - Diễn đạt chung chung, rời rạc: 0,25 điểm - 0,5 điểm. * Đánh giá 0,5 Hai đoạn văn đã thể hiện: + Vẻ đẹp của nhân vật Mị: là người có sức sống tiềm tàng, tình yêu thương, khát vọng tự do mãnh liệt... + Tư tưởng của nhà văn: Thể hiện tiếng nói nhân đạo sâu sắc, tiến bộ của nhà văn: khẳng định, trân trọng vẻ đẹp và khát vọng chính đáng của người lao động, tìm ra con đường đấu tranh để giải phóng cho nhân vật... Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc trong truyện ngắn của Tô Hoài; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ------------------------------------HẾT------------------------------------ Ký bởi: Nguyễn Thị Liên Thời gian ký: 28/03/2024 14:19:02
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2