Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
lượt xem 2
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Phúc Thọ, Hà Nội
- Sở GD- ĐT Hà Nội Đề cương ôn tập cuối kì II Trường THPT Phúc Thọ Năm học 2023- 2024 Môn: Ngữ văn – Khối 12 Phúc Thọ , ngày 22 tháng 04 năm 2024 A. LÝ THUYẾT I. Hình thức và thời gian làm bài: 1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian làm bài: 90 phút II. Cấu trúc đề thi học kì II gồm 2 phần: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần II. Làm văn ( 7,0 điểm) + Nghị luận xã hội (2,0 điểm) + Nghị luận văn học (5,0 điểm) II. Nội dung ôn tập 1. Phần Đọc hiểu. - Học sinh vận dụng kiến thức đã học về: + Nghĩa của từ. + Phong cách ngôn ngữ . + Biện pháp tu từ. + Các phương thức biểu đạt. + Các thao tác lập luận. + Luật thơ. - Để trả lời những câu hỏi ngắn (phát hiện, phân tích giá trị) một đoạn văn bản ngoài chương trình sgk. 2. Phần làm văn. - HS vận dụng các kiến thức về XH, ôn tập kĩ năng làm văn NLXH để viết được 01 đoạn văn khoảng (150 chữ) - HS: Huy động những kiến thức VBVH , kĩ năng làm văn và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết 01 bài văn nghị luận VH. - Nội dung ôn tập: a. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Thấy được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và APhủ. Từ đó thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. - Về nghệ thuật: Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế giàu chất thơ và đậm màu sắc dân tộc của tác phẩm; những đóng góp của nhà văn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm, sở trường quan sát những nét riêng về phong tục, tập quán và lối sống của người Mông 1
- b. Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) - Nắm được tình huống truyện; Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong gia đình hàng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ không thể đơn giản sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người - Về nghệ thuật: Thấy được NT kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhân vật của 1 cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa. c. Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành) - Nắm được hình tượng cây Xà Nu, hình tượng nhân vật Tnú; Nắm được tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm: Sự lựa Chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. - Về nghệ thuật: Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây nguyên. d. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) - Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu đất nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tọc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Về nghệ thuật: NT trần thuật, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ e. Hồn Trương Ba, da hang thịt (Lưu Quang Vũ) - Cảm nhận được bi kịch tinh thần của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa trước sự lấn át của thể xác thô lỗ phàm tục; Vẻ đẹp tâm hồn người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. - NT: Đặc sắc trên nhiều phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và NT sân khấu, sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm bay bổng. B. ĐỀ MINH HỌA: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: “Sự ra đời của khoa học công nghệ, cùng với những phát minh khoa học tiên tiến đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống con người. Điện thoại thông minh, máy tính, điều hòa, người máy, thanh toán bằng thẻ, bằng điện thoại di động, ô tô, máy bay tự lái,…là những phát minh tiên tiến, thông minh, đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử loài người. Sự ra đời của các thiết bị công nghệ, khoa học tiên tiến đã thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển hơn. Những thiết bị này đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không phải bỏ ra quá nhiều sức lao động. Điện thoại thông minh trở thành phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Điện thoại không chỉ giúp chúng ta kết nối lại với nhau, giữ liên lạc với nhau, mà còn giúp chúng ta giải trí, kinh doanh, trả tiền,.. Không chỉ điện thoại, sự ra đời của máy tính đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng không thể thiếu mạng internet. Internet là công cụ trợ giúp đắc lực để con người tạo ra nguồn thu. Vì vậy, điện thoại, máy tính, internet không thể tách rời nhau và phải luôn đi với nhau. Bên cạnh những tiện ích mà công nghệ mang lại, là những mặt trái của nó. Công nghệ làm bạn trở nên lười nhác hơn, đôi khi khiến bạn trở nên ích kỷ và “điên khùng”. Bạn tức giận và nổi khùng vô cớ khi máy tính, điện thoại “đơ”, vào mạng chậm và load không được. 2
- Công nghệ làm bạn mất đi giấc ngủ, phá hủy đồng hồ sinh học của bạn. Chính thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, hay xem phim trước khi đi ngủ đã lấy đi giấc ngủ của bạn. Không chỉ giấc ngủ, sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, nguy cơ ung thư cao, xuất hiện bệnh béo phì, trầm cảm, tâm lý không ổn định và giảm trí nhớ…” (Trích từ báo “Dân trí”, số ra ngày 8/4/2021) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (0,75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (0,75 điểm). Theo tác giả, công nghệ đã mang lại cho con người những tiện ích nào? Câu 3 (1,0 điểm). Ngoài những mặt trái đã được đề cập đến trong đoạn trích, theo Anh/chị công nghệ còn có tác động tiêu cực như thế nào trong cuộc sống. Câu 4 (0,5 điểm). Thông điệp nào rút ra từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những tác động của công nghệ đến hoạt động học của học sinh hiện nay. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích sau. Từ đó nhận xét về đặc điểm kịch của Lưu Quang Vũ. “Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! Đế Thích: ( không hiểu) Nhưng mà ông muốn gì? Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho hồn người đó trở về. Thì đây, (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta. Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường của anh hàng thịt ? Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau. Vả lại, còn…còn chị vợ anh ta nữa…chị ta thật đáng thương!” ( Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2) - HẾT - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 3
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HỌA Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm 2 Theo tác giả, công nghệ đã mang lại cho con người những tiện ích: 0,75 + Sự ra đời của các thiết bị công nghệ, khoa học tiên tiến đã thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển hơn. + Những thiết bị này đã giúp con người giải quyết công việc một cách nhanh chóng, hiệu quả mà không phải bỏ ra quá nhiều sức lao động. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời được 2 ý : 0,75 điểm. -Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. 3 Công nghệ còn có tác động tiêu cực như thế nào trong cuộc sống: 1,0 con người dựa dẫm, phụ thuộc vào công nghệ, dẫn đến lười tư duy, lười ghi nhớ, lười đối thoại,…con người trở nên cô đơn… Hướng dẫn chấm: -Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm. -Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. 4 - Học sinh rút ra thông điệp khác nhau cho bản thân, có thể theo 0,5 hướng: Sự phát triển công nghệ đã mang lại cho con người sự thay đổi hoàn toàn mới. Thế nhưng nó cũng mang lại cho con người nhiều hệ lụy không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, tinh thần của con người. Vì vậy, chúng ta phải biết cách sử dụng công nghệ như thế nào cho hợp lý, để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tinh thần, đời sống. - Học sinh lí giải được tại sao lại chọn thông điệp đó Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. -Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. 4
- II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về những tác động của công 2,0 nghệ đến hoạt động học của học sinh hiện nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Những tác động của công nghệ đến hoạt động học của học sinh hiện nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những tác động của công nghệ đến hoạt động học của học sinh hiện nay. Có thể theo hướng sau: Những tiện ích: nguồn tài liệu “mở”, đa chiều, phong phú; kết hợp với các hình ảnh, video cụ thể một cách sinh động giúp người học có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ hơn; rút ngắn thời gian, khoảng cách giúp người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, qua nhiều hình thức; nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học… Thách thức: Có nhiều nguồn tài liệu không chính thống, chưa được kiểm duyệt trên mạng internet nên HS sẽ khó xác định những tài liệu khoa học, đúng đắn đã được kiểm duyệt khi sử dụng. Bởi vậy, họ cần được hướng dẫn và định hướng rõ ràng từ GV hay những người giàu kinh nghiệm. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 5
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích 5,0 trong đoạn trích . Từ đó nhận xét về đặc điểm kịch của Lưu Quang Vũ a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích. Từ đó nhận xét về đặc điểm kịch của Lưu Quang Vũ Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích trong 2,5 đoạn trích: - Hoàn cảnh của Trương Ba: Vì bị Nam Tào bắt chết nhầm, Trương Ba phải sống trong xác của anh Hàng Thịt. Trong thân xác anh Hàng Thịt, Trương Ba bị tha hóa và bị người thân từ chối…. – Quan điểm của Trương Ba: không chấp nhận cuộc sống giả tạo, gượng ép,chắp vá, vô nghĩa. Trương Ba có lòng tự trọng, sống cao thượng, khao khát sống là chính mình trọn vẹn thể xác và linh hồn. Đó là lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người hiểu rõ mục 6
- đích ý nghĩa của cuộc sống. – Quan điểm của Đế Thích: Không ai được sống là mình. Chỉ cần thể xác được sống lại cho linh hồn trú ngụ còn thể xác và linh hồn không thống nhất không quan trọng. Đế Thích cho rằng sống chắp vá, sống gượng ép: bên trong một đằng bên ngoài một nẻo không nguy hại gì cho ai. Vì vậy hãy cố gắng chập nhận và sống chung với hoàn cảnh đó - Thông điệp của nhà văn :Hãy sống là mình, trọn vẹn thống nhất thể xác và linh hồn. Nếu không chỉ là sự tồn tại vô nghĩa, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, cái ác hoành hành. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. Nhận xét về đặc điểm kịch của Lưu Quang Vũ 0,5 – Nghệ thuật: + Ngôn ngữ kịch giản dị, có sức khái quát cao, dựng đối thoại, độc thoại…thể hiện rõ xung đột kịch + Hành động kịch phù hợp với hoàn cảnh và tính cách góp phần phát triển tình huống truyện… Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn kịch; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. 7
- - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn