intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Sơn Động Số 3

  1. TRƯỜNG THPT SƠN ĐỘNG SỐ 3 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NHÓM : VĂN Môn: Ngữ văn ; Lớp 12 Năm học: 2023 – 2024 I. HÌNH THỨC KIỂM TRA -Tự luận : 100%. II. THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 phút. III. NỘI DUNG A. KIẾN THỨC TÁC PHẨM VĂN HỌC Bài 1: VỢ CHỒNG A PHỦ -Tô Hoài- I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Tô Hoài 2. Tác phẩm 2.1. Xuất xứ 2.2. Chủ đề 2.3. Tóm tắt 2.4. Nhân vật truyện 2.4.1. Nhân vật Mị + Cuộc đời Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra + Cuộc sống của Mị khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra + Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ khi về làm dâu nhà Pá Tra đến đêm hội mùa xuân +Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ đêm hội mùa xuân cho đến khi trốn khỏi Hồng Ngài 2.4.2. Nhân vật A Phủ *Cuộc đời, số phận bất hạnh *Tính cách của A Phủ II. KIẾN THỨC NÂNG CAO 1. Giá trị nội dung - Giá trị hiện thực - Giá trị nhân đạo 2. Giá trị nghệ thuật Bài 2: VỢ NHẶT - Kim Lân- I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Kim Lân. 2. Tác phẩm. 2.1. Xuất xứ 2.2. Tóm tắt tác phẩm 2.3. Ý nghĩa nhan đề 2.4. Tình huống truyện: truyện ngắn Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống độc đáo. 2.5. Nhân vật trong truyện 2.5.1. Nhân vật người vợ nhặt 2.5.2. Nhân vật Tràng 2.5.3. Nhân vật bà cụ Tứ - Giá trị nhân đạo sâu sắc được giử gắm qua hình tượng người mẹ. II. KIẾN THỨC NÂNG CAO
  2. 1. Giá trị nội dung - Giá trị hiện thực - Giá trị nhân đạo 2. Giá trị nghệ thuật BÀI 3: RỪNG XÀ NU -Nguyễn Trung Thành- I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Nguyễn Trung Thành 2.Tác phẩm 2.1. Hoàn cảnh ra đời 2.2. Đề tài - chủ đề - Đề tài: số phận và con đường giải phóng của dân làng Xô Man tiêu biểu cho số phận và con đường chiến đấu để giải phóng của nhân dân Miền Nam và của cả dân tộc trong cuộc khấng chiến chống Mĩ vĩ đại. - Chủ đề tư tưởng: được phát ngôn trực tiếp qua lời của nhân vật cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Đó là chân lí về con đường giải phóng của quần chúng nhân dân trong thời đại cách mạng. 2.3. Hình tượng cây xà nu 2.4. Nhân vật Tnú 2.5.Khuynh hướng sử thi 2.6.Cảm hứng lãng mạn BÀI 4: NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH -Nguyễn Thi - A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Nguyễn Thi 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời b. Chủ đề c.Truyền thống của một gia đình Nam Bộ d. Đặc điểm chung của các thành viên trong gia đình e. Đặc điểm chung của các thành viên trong gia đình f. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má gởi chú Năm 3. Giá trị nội dung - Tố cáo tội ác của quân xâm lược. - Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam, con người Việt Nam thời chống Mĩ; đồng thời còn là sự lí giải cho phẩm chất anh hùng cách mạng. 4. Giá trị nghệ thuật - Kết cấu tác phẩm: không theo trật tự thời gian mà theo diễn biến của trí nhớ, của những dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của Việt sau bốn lần ngất đi tỉnh lại trong ba ngày bị thương, lạc đồng đội giữa chiến trường.
  3. BÀI 5: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu- I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả Nguyễn Minh Châu 2. Tác phẩm 2.1. Hoàn cảnh ra đời 2.2. Tóm tắt tác phẩm 2.3. Nhan đề truyện: Chiếc thuyền ngoài xa 2.4.Những phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh a. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ b. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người c. Ý nghĩa 2.5. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện a. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài b. Các nhân vật trong câu chuyện * Người đàn ông * Chị em Phác * Nghệ sĩ Phùng * Chánh án Đẩu 2.5. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy” B. KIẾN THỨC LÀM VĂN I. VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống II. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Viết bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi III. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ đưa con đi thi Cơm nắm Khẩu trang Mũ trùm đầu kín mít Đường quá đông, còi xe vang như thét Khó hơn cả đường cày Con ơi, còn “Phen” này Thoát khỏi ách đồng lầm ruộng ngấu Thoát khỏi cảnh gặt lúa đêm tránh nắng Cầm tay mẹ nào, làm bài cố nhé con! Cha đưa con đi thi Áo nhàu Da sạm Lưng giắt thêm cái điếu cày
  4. Con ơi, cả nhà chỉ trông vào mày Đừng lo lắng, lúa ngoài đồng đã bán Đủ tiền tàu xe, đủ cơm ngày ba bữa Còn “đận” này, làm bài cố nhé con! Nắng nóng héo hon Mặt đường bê tông bỏng rát Vật vờ bên đường chờ làn gió mát Chờ con tan thi, phấp phỏng nụ cười Con làm bài Mệt nhoài Khó nhọc Cos với sin quây cuồng trong lồng ngực Áp lực đổi đời oằn trĩu những dòng văn... Thương biết bao giọt nước mắt những người cha Và xót xa giọt mồ hôi những mẹ quê lam lũ Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ Hay cứ phải cược “số phận” mình...trong những cuộc thi? (Thơ Đỗ Nhật Nam, Dẫn theo Báo Dân Việt, thứ 6, ngày 03/07/2015) Câu 1. Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Câu 2. Hãy liệt kê những từ ngữ miêu tả nỗi vất vả khó nhọc của cha, của mẹ, của con khi trải qua kì thi đại học? Câu 3. Anh /chi hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong những câu sau: Con làm bài Mệt nhoài Khó nhọc Cos với sin quây cuồng trong lồng ngực Áp lực đổi đời oằn trĩu những dòng văn... Câu 4. Anh/chị rút ra được thông điệp gì cho bản thân qua hai câu thơ: Tìm ra lối đi nào cho cuộc đời thôi vần vũ Hay cứ phải cược “số phận” mình...trong những cuộc thi. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cống hiến cho Tổ quốc của thế hệ trẻ ngày nay. Câu 2. (5.0 điểm) Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
  5. Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ… Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối... (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Sách Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2010, tr.4-7) Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét những nét mới trong cảm hứng nhân đạo của văn học phê phán sau năm 1945?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2