intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: VẬT LÝ. Lớp 11. (Đề thi có trang, gồm câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 22/11/2021) Mã đề 116 Câu 1: Một tụ điện có điện dung 0,5 µ F, đặt vào hai bản tụ một hiệu điện thế 10V thì điện tích mà tụ tích được có giá trị là: A. 0,5 nC B. 0,5 mC C. 5 mC D. 5.10-6 C Câu 2: So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi A. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối B. Cùng là một dạng năng lượng C. Có dạng biểu thức khác nhau D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không Câu 3: Chọn phát biểu đúng về tần số A. Tần số là số vòng chất điểm đi trong một ngày B. Tần số là số vòng chất điểm đi trong một giờ C. Tần số là số vòng chất điểm đi trong một giây D. Tần số là số vòng chất điểm đi trong một phút Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị điện dung của tụ điện? A. Jun B. Cu-lông C. V/m D. Fara Câu 5: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là: Q 9 Q Q 9 Q A. E 9.109 2 B. E 9.10 2 C. E 9.109 D. E 9.10 r r r r Câu 6: Thế năng đàn hồi của lò xo khi lò xo nén lại một đoạn ( l < 0) là: 1 1 1 1 A. - k. l B. k. l C. k. l2 D. - k. l2 2 2 2 2 Câu 7: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính công của lực điện của điện tích chuyển động trong điện trường đều? A. A = Ed B. A = qEU C. A = qE D. A = qEd Câu 8: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1.q2 < 0. B. q1> 0 và q2 < 0. C. q1< 0 và q2 > 0. D. q1.q2 > 0. Câu 9: Một vật nằm yên có thể có: A. Thế năng B. Vận tốc C. Động năng D. Động lượng Câu 10: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá trình: A. Đẳng áp. B. Đẳng nhiệt. C. Đẳng tích. D. Đoạn nhiệt. Câu 11: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất ? A. HP B. Nm/s C. W D. J.s Câu 12: Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây? A. Jun (J) B. Niu tơn (N) C. Oát.giờ (W.h) D. Oát (W) Câu 13: Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. A. Thổi không khí vào một quả bóng bay. B. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. C. Đun nóng khí trong một xilanh kín. D. Đun nóng khí trong một xilanh hở. Câu 14: Biểu thức nào sau đây biểu diễn đúng công suất tỏa nhiệt? A. P = I 2 R 2 B. P = IR 2 C. P = I 2 R D. P = IR Câu 15: Hệ thức nào sau đây là đúng theo định luật III Niuton. ur ur ur ur ur ur A. FAB = − FBA B. F AB = F BA C. F AB = − F BA D. F AB − F BA = 0 Câu 16: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái khí lí tưởng? pV pV m pV µR pV A. = const B. = R C. = D. = µR T T µ T m T Trang 1/4 - Lí 11 - Mã đề thi 116
  2. Câu 17: Phải treo 1 vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng 100N/m để lò xo giãn ra được 5cm. Lấy g=10 m / s 2 . A. 5kg B. 10kg C. 0,5kg D. 1kg Câu 18: Một nguồn điện có suất điện động 12V và điện trở trong 2 Ω , khi mắc vào hai cực của nguồn một điện trở R thì đo được cường độ dòng điện qua điện trở là 0,5A. Giá trị của R là: A. 2 Ω B. 12 Ω C. 22 Ω D. 24 Ω 5 Câu 19: Dưới áp suất 10 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là: A. V2 = 8 lít. B. V2 = 10 lít. C. V2 = 7 lít. D. V2 = 9 lít. Câu 20: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là: A. q = 12,5 (μC). B. q = 8.10-6 (μC). C. q = 12,5.10-6 (μC). D. q = 1,25.10-3 (C). Câu 21: Một quả cầu ném thẳng đứng lên trên. Tại điểm cao nhất của quỹ đạo phát biểu nào sau đây là đúng: A. Vận tốc khác 0, gia tốc khác 0 B. Vận tốc bằng 0, gia tốc khác 0 C. Vận tốc khác 0, gia tốc bằng 0 D. Vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0 Câu 22: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu ở nơi g = 10m / s 2 . Khi rơi được 45m thì thời gian rơi là: A. 4 s B. 5 s C. 3 s D. 3,5 s Câu 23: Gia tốc rơi tự do của một vật ở mặt đất được xác định bởi công thức GM 2 GM GM GmM A. g = B. g = C. g = D. g = ( R + h) 2 R R2 R2 Câu 24: Phương trình chuyển động của 1 chất diểm có dạng: x = −t 2 + 20t + 10 (x có đơn vị là m , t có đơn vị là giây). Phát biểu nào sau đây đúng? A. Chất điểm chuyển động nhanh dần đều B. Chất điểm chuyển động chậm dần đều C. Chất điêm chuyên động rơi tự do D. Chất điểm chuyển động thẳng đều Câu 25: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. B. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm. D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. Câu 26: Có 2 lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 10N.Trong các giá trị sau đây, giá trị nào không thể là độ lớn của hợp lực? A. 2,5N B. 16N C. 20N D. 1N Câu 27: Biểu thức nào sau đây là của định luật Bôilo-Mari ốt? p1 V2 V1 V2 A. p1.V1 = p2 .V2 B. = C. p1V2 = p2V1 D. = V1 p2 p1 p2 Câu 28: Nếu điện thế tại điểm M là 6V, điện thế tại điểm N là 2V. Hiệu điện thế giữa hai điểm N và M có giá trị là: A. 6V B. -4V C. 2V D. 4V Câu 29: Hai điện tích điểm q1 = +3 (μC) và q2 = -3 (μC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là: A. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N). B. lực hút với độ lớn F = 45 (N). C. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N). D. lực hút với độ lớn F = 90 (N). Câu 30: Chọn biểu thức đúng về định luật Ôm đối với toàn mạch? R +r Ε A. I = E ( RN + r ) B. I = N C. I = D. I = E ( RN − r ) E RN + r Câu 31: Mắc một điện trở 20 Ω vào 2 cực của nguồn điện có suất điện động 22V và điện trở trong 2 Ω . Cường độ dòng điện qua điện trở có giá trị là: A. 1A B. 1,2A C. 20 A D. 10 A Trang 2/4 - Lí 11 - Mã đề thi 116
  3. Câu 32: Trên nhãn một dụng cụ tiêu thụ điện có ghi 200 V – 1000 W. Cường độ dòng điện định mức của dụng cụ đó bằng: A. 5 A B. 10 A C. 0,2 A D. 200000 A Câu 33: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Nhiệt kế B. Lực kế C. Công tơ điện D. Ampe kế Câu 34: Khi bay qua hai điểm M và N trong điện trường, êlectrôn tăng tốc, động năng tăng thêm 250eV ( 1eV = 1, 6.10−9 J ). Tính hiệu điện thế giữa M và N. A. UMN = 150V B. UMN = 250 V C. UMN = –150V D. UMN = –250V Câu 35: Một prôtôn bay trong điện trường. Lúc prôtôn ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 2,5.10 4 m/s. Khi bay đến B vận tốc của prôtôn bằng không. Điện thế tại A bằng 500 V. Tính điện thế tại B. Biết prôtôn có khối lượng 1,67.10-27 kg và có điện tích 1,6.10-19 C. A. 503,26 V. B. 53,26 V. C. 50,326 V. D. 5032,6 V. Câu 36: Để bóng đèn 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta mắc nối tiếp nó với điện trở phụ R. R có giá trị: A. 180 Ω B. 200 Ω C. 120Ω D. 240 Ω Câu 37: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau một đoạn r = 3 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5 N. Độ lớn mỗi điện tích là: 3 −9 4 −8 A. .10 C B. 1.10−9 C C. .10 C D. 1.10−8 C 4 3 Câu 38: Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V – 1000 W. Sử dụng ấm điện này với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt động 25 0 C. Tính thời gian đun sôi nước. Biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K. A. 69,83 giây B. 11,383 phút C. 11 phút 38,3giây D. 698,3 phút Câu 39: Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong một giây là 1,25.10 19 electron. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 1 phút. A. 2A; 120C B. 4A; 480C C. 1A; 120C D. 3A; 360C -8 -8 Câu 40: Hai điện tích q1 = 8.10 C, q2 = - 8.10 C đặt tại A, B trong không khí (AB = 6cm). Nếu CA = 4cm, CB = 2cm thì lực tác dụng lên q3 = 8.10-8C có giá trị là: A. 8,1N B. 1,8N C. 18N D. 0,18N Câu 41: Có hai điện tích điểm q1 = 0,5 nC và q2 = -0,5 nC lần u r lượt đặt tại hai điểm A, B cách nhau một đoạn a = 6 cm trong không khí. Véc tơ cường độ điện trường E tại điểm M cách A đoạn 6 cm, cách B đoạn 12 cm có đặc điểm là: u r A. E có điểm đặt tại M, phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 937,5 V/m u r B. E có điểm đặt tại M, phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 937,5 V/m u r C. E có điểm đặt tại M, phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 93,75 V/m u r D. E có điểm đặt tại M, phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 93,75 V/m Câu 42: Một điện tích điểm có điện tích 10−6 C đặt trong không khí. Quỹ tích của các điểm có cường độ điện trường 4000 V/m là: A. Quỹ tích là mặt cầu có bán kính 1,5m, có tâm tại điện tích B. Quỹ tích là mặt cầu có bán kính 2,25m, có tâm tại điện tích C. Quỹ tích là đường thẳng cách điện tích 2,25m D. Quỹ tích là đường tròn bán kính 1,25m Câu 43: Một nguồn điện được mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,3 V, còn khi điện trở của biến trở là 3,5 thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 3,5 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn là: A. 3,7V; 0,4 B. 3,7V; 3,2 C. 3,7V; 0,2 D. 0,2V; 3,7 Câu 44: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V điện trở trong r = 2Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín. Tính cường độ dòng điện và hiệu suất nguồn điện, biết R > 2Ω, công suất mạch ngoài là 16W: A. I = 2,5A. H = 56,6% B. I = 1A. H = 54% C. I = 1,2A, H = 76,6% D. I = 2A. H = 66,6% Trang 3/4 - Lí 11 - Mã đề thi 116
  4. Câu 45: Điện trở R = 2 mắc vào một bộ nguồn gồm hai pin giống nhau. Khi hai pin nối tiếp, cường độ qua R là I1 = 0,75A. Khi hai pin song song cường độ qua R là I2 = 0,6A. Tìm e, r0 của mỗi pin. e = 1, 0V e = 1,5V e = 1,5V e = 1, 0V A. B. C. D. r0 = 1,5Ω r0 = 1Ω r0 = 1,5Ω r0 = 1Ω Câu 46: Cho hai điện tích q1 = 1 nC, q2 = 2 nC đặt tại hai điểm A, B theo thứ tự đó trong chân không cách nhau một khoảng AB = 30 cm. Tìm điểm C mà cường độ u u r điện trường tại đó do điện tích q 1 gây ra r liên hệ với cường độ điện trường do q2 gây ra theo hệ thức E1 = 2E 2 . A. CA = 60 cm và CB = 30 cm B. CA = 30 cm và CB = 30 cm C. CA = 30 cm và CB = 60 cm D. CA = 60 cm và CB = 60 cm Câu 47: Hai điện tích điểm q1 = q2 = q > 0, đặt tại A và B cách nhau 12cm trong không khí. Phải đặt điện tích q3 tại điểm C ở đâu để q3 nằm cân bằng? A. Đặt q3 tại điểm C sao cho BC = AC = 6cm B. Đặt q3 tại điểm C sao cho BC =18cm; AC = 6cm C. Đặt q3 tại điểm C sao cho BC = AC = 12cm D. Đặt q3 tại điểm C sao cho BC = 6cm; AC = 12cm Câu 48: Tính thế năng của hệ thống hai điện tích điểm q 1, q2 cách nhau khoảng r trong chân không. Biết Q rằng điện thế của tại một điểm do điện tích điểm gây ra được xác định theo công thức V = k r kq1q2 kq1q2 q1q2 kq2 A. W = 2 B. W = . C. W = D. W = r r r r Câu 49: Cho mạch điện như hình vẽ: R 1 = R2 = R3 = 40 , A R4 = 30 , r = 10 , RA = 0. Ampe kế chỉ 0,5A. Suất điện động của E,r B R4 A C nguồn là: A. 9V R3 B. 18V R1 R2 C. 12V D D. 24V Câu 50: Để trang trí cho một quầy hàng, người ta dùng các bóng đèn 6V - 9W mắc nối tiếp vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U = 120V. Để đèn sáng bình thường thì người ta dùng 20 bóng. Nếu có một bóng bị cháy, người ta nối tắt đoạn mạch có bóng đó lại thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm? A. Tăng 10,95% B. Tăng 1,095% C. Giảm 10,95 % D. Giảm 1,095% ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Lí 11 - Mã đề thi 116
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2