intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di căn xa sau mổ ung thư đại tràng phải

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát tình trạng di căn xa sau mổ ung thư (UT) đại tràng phải tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu mô tả loạt ca 60 bệnh nhân UT đại tràng phải được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải tại Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 01/2016 đến 12/2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di căn xa sau mổ ung thư đại tràng phải

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 DI CĂN XA SAU MỔ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHẢI Vũ Hoàng Hà1 , Phạm Hùng Cường2 TÓM TẮT 34 Từ khóa: Ung thư đại tràng phải, phẫu thuật Mục đích: Khảo sát tình trạng di căn xa sau nội soi, cắt đại tràng phải, sống còn toàn bộ, tái mổ ung thư (UT) đại tràng phải tại Bệnh viện phát, di căn xa sớm. Ung Bướu TP. HCM. Bệnh nhân và phương pháp: Nghiên cứu SUMMARY mô tả loạt ca 60 bệnh nhân UT đại tràng phải DISTANT METASTASIS AFTER được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải tại LAPAROSCOPIC SURGERY FOR Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ 01/2016 đến RIGHT COLON CANCER 12/2021. Purpose: To evaluate the distant metastasis Kết quả: after using laparoscopic right colectomy to treat - Tỉ lệ di căn xa là 15% (KTC 95%: 6 - patients with right colon cancer at HCMC 24%). Trong số các trường hợp di căn xa; di căn Oncology Hospital. gan, phổi và phúc mạc chiếm đại đa số (91%). Patients and methods: Records of 60 - Các bệnh nhân di căn xa có tiên lượng sống patients with right colon cancer received toàn bộ kém hơn các bệnh nhân không di căn. treatment with laparoscopic right colectomy from - U T4a là yếu tố tiên lượng xấu độc lập đến 01/2016 through 12/2021 at HCMC Oncology khả năng di căn xa sau mổ. Hospital were studied and presented in case - Điều trị di căn xa nhằm điều trị tận gốc có series. giá trị tiên lượng độc lập khi phân tích đa biến. Results: Các bệnh nhân điều trị đa mô thức có nguy cơ tử - The distant recurrence rate was 15% (95% vong thấp hơn các bệnh nhân chỉ điều trị toàn CI: 6 - 24%). Among cases of metastasis; liver, thân 0,3 lần. lung and peritoneal metastases accounted for the Kết luận: Di căn xa sau mổ UT đại tràng vast majority (91%). phải chiếm tỉ lệ 15%; với đại đa số là di căn gan, - Patients with metastases had poorer overall phổi và phúc mạc. Các bệnh nhân di căn xa có survival than non-metastatic patients. tiên lượng kém hơn các bệnh nhân không di căn. - T4a tumor significantly affected the Điều trị di căn nhằm tận gốc là yếu tố tiên lượng likelihood of distant recurrence after surgery. độc lập thời gian sống còn toàn bộ. - Curative-intent local treatment of metastases together with systemic treatment had independent prognostic value in multivariate 1 Bệnh viện Quận Gò Vấp, TP. HCM analysis. Right colon cancer patients receiving 2 Bộ môn Ung thư – Đại học Y Dược TP. HCM multimodal treatment had a 0.3 times lower risk Chịu trách nhiệm chính: Phạm Hùng Cường of death than patients receiving only systemic Email: phcuongvn@yahoo.com treatment. Ngày nhận bài: 05/8/2024 Conclusion: Distant metastasis after Ngày phản biện: 30/8/2024 laparoscopic surgery for right colon cancer Ngày chấp nhận đăng: 03/10/2024 accounts for 15%; with the vast majority being 269
  2. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 liver, lung and peritoneal metastases. Patients đại tràng phải tại Bệnh viện Ung Bướu TP. with metastases have a significant worse HCM từ 01/2016 đến 12/2021. prognosis than non-metastatic patients. Together 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu with systemic treatment, local treatment of mô tả loạt ca. metastases with curative intent is an independent 2.3. Các biến số chính prognostic factor for overall survival. - Di căn xa được ghi nhận khi có tổn Keywords: Right colon cancer, laparoscopic thương u xuất hiện trong hoặc ngoài ổ bụng surgery, right colectomy, overall survival, bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh recurrence, early distant metastasis. như: siêu âm, phim chụp CT scan hoặc MRI, PET-CT hoặc xạ hình xương. Các tổn thương I. ĐẶT VẤN ĐỀ này được xác định bằng tế bào học hoặc giải Ung thư (UT) đại - trực tràng là một phẫu bệnh nếu kỹ thuật có thể thực hiện trong năm loại ung thư thường gặp nhất tại được. Thời gian sống không di căn được tính Việt Nam và cả tại TP. HCM. Ung thư đại từ ngày mổ đến ngày có thông tin về tình tràng thường gặp hơn UT trực tràng, chiếm tỉ lệ khoảng 70 - 80%[1]. UT đại - trực tràng trạng di căn xa. cần điều trị đa mô thức, trong đó phẫu thuật - Di căn sớm khi thời gian từ ngày mổ là chủ yếu, giúp điều trị khỏi các bệnh nhân đến ngày có thông tin về tình trạng di căn xa giai đoạn sớm (giai đoạn I - III). Phẫu thuật ≤ 12 tháng. nội soi (PTNS) điều trị UT đại tràng đã được 2.4. Xử lý số liệu công nhận an toàn và hiệu quả tương tự mổ - Số liệu được ghi nhận vào phiếu thu mở, với ưu điểm hơn hẳn về thẩm mỹ và hồi thập dữ liệu. phục nhanh sau mổ. - Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Các bệnh nhân UT đại tràng giai đoạn SPSS 25.0 for Windows. sớm (giai đoạn I - III) có khoảng 20 - 50% + Các biến số định tính được đếm tần xuất hiện di căn xa sau mổ. Các bệnh nhân xuất hiện diện có hoặc không. này thường tử vong sớm. Các vị trí di căn xa + Các biến số thay đổi theo thời gian (di thường gặp là gan, phổi, phúc mạc[1,2]. căn xa, sống còn) được ước tính bằng Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về phương pháp Kaplan-Meier. mổ mở hoặc mổ nội soi điều trị UT đại tràng. + Giá trị p < 0,05 được chọn là có ý Tuy nhiên có ít nghiên cứu trong nước khảo sát riêng về tình trạng di căn xa sau mổ UT nghĩa thống kê, với độ tin cậy 95%. đại tràng. - Mối tương quan giữa hai biến số định Chúng tôi thực hiện khảo sát này nhằm tính được kiểm định bằng phép kiểm Chi mục tiêu: Khảo sát tình trạng di căn xa sau bình phương (2). mổ ung thư đại tràng phải tại Bệnh viện - Phép kiểm Log-rank được dùng để so Ung Bướu TP. HCM. sánh các kiểu phân bố thời gian sống theo các biến số. Các biến số có ý nghĩa lâm sàng II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU được đưa vào phân tích đa biến với phương 2.1. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh pháp hồi quy Cox để tìm ra các biến số có nhân UT đại tràng phải được mổ nội soi cắt giá trị tiên lượng độc lập. 270
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Carcinôm tuyến grad 2 chiếm đa số 3.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân (63%). khảo sát - Giai đoạn bệnh phần lớn là giai đoạn III Nhóm khảo sát có 60 bệnh nhân. (45%). - Tuổi trung bình 54,3. - Có 46 ca (76,7%) có chỉ định hóa trị hỗ - Nữ giới chiếm đa số (72%). trợ sau mổ, nhưng chỉ có 35 ca (76%) hóa trị - Kích thước u trung bình >5cm. đủ chu kỳ (bảng 1). - Phẫu thuật chủ yếu là PTNS cắt đại tràng phải (88%). Bảng 1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân khảo sát Số bệnh nhân Tuổi 54,3 ± 12,5 tuổi (29 - 81 tuổi) Nam 17 Giới tính Nữ 43 (72%) Manh tràng 10 Đại tràng lên 26 Vị trí u Đại tràng góc gan 20 Đại tràng ngang 4 Kích thước u 5,3cm (1 - 10cm) PTNS cắt đại tràng phải 53 (88%) Phẫu thuật PTNS cắt đại tràng phải mở rộng 7 Carcinôm tuyến 52 (87%) Giải phẫu bệnh Carcinôm tuyến dạng nhày 7 Carcinôm tuyến tế bào nhẫn 1 Grad 1 6 Grad mô học Grad 2 45 (72%) Grad 3 9 I 12 Giai đoạn sau mổ II 21 (pTNM) III 27 (45%) 3.2. Di căn xa sau mổ - Trong thời gian theo dõi trung vị 37 tháng (10 - 84 tháng), chúng tôi ghi nhận có 9 trường hợp di căn xa, chiếm tỉ lệ 15% (KTC 95%: 6 - 24%). Trong số các trường hợp di căn xa; di căn gan, phổi và phúc mạc chiếm đại đa số (91%) (bảng 2). Bảng 2. Vị trí di căn xa sau mổ Vị trí di căn xa Số bệnh nhân Gan 4 (36,4%) Phổi 3 (27,3%) Phúc mạc 3 (27,3%) Khác 1 Tổng cộng 11 (Có 2 bệnh nhân di căn xa nhiều hơn 1 vị trí) 271
  4. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 - Thời gian di căn xa trung bình đến khi trường hợp tử vong của các bệnh nhân di căn kết thúc nghiên cứu là 72,7 (65,9 - 79,5) một tạng, nhiều tạng và di căn phúc mạc lần tháng. lượt là 4, 0 và 3, chiếm tỉ lệ lần lượt là 100%, - Tỉ lệ di căn xa sau 1, 3 và 5 năm lần 0% và 100%. lượt là 90%; 86,5% và 84,4%. Các bệnh nhân di căn phúc mạc có trung 3.2.1. Di căn một tạng và di căn nhiều vị thời gian sống còn là 18 tháng, thấp hơn so tạng: với các bệnh nhân di căn một tạng (19 Trong 9 bệnh nhân di căn xa có 4 trường tháng), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa hợp di căn một tạng chiếm tỉ lệ 45%, 2 thống kê (p = 0,123) (biểu đồ 1). Bệnh nhân trường hợp di căn nhiều tạng (22%) và 3 di căn phúc mạc có nguy cơ tử vong cao hơn trường hợp di căn phúc mạc (33%). Số các bệnh nhân di căn tạng khác 1,8 lần. Biểu đồ 1. Thời gian sống toàn bộ của các bệnh nhân theo kiểu cách di căn (một hay nhiều tạng) 3.2.2. Di căn sớm và di căn muộn: Các bệnh nhân di căn sớm có trung vị Trong 9 bệnh nhân di căn xa có 6 trường thời gian sống còn là 19 tháng, thấp hơn hợp di căn sớm (≤ 12 tháng) (67%) và 3 nhiều so với các bệnh nhân di căn muộn (31 trường hợp di căn muộn. Số trường hợp tử tháng), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa vong của các bệnh nhân di căn sớm và di căn thống kê (p = 0,5) (biểu đồ 2). Bệnh nhân di muộn lần lượt là 5 và 2, chiếm tỉ lệ lần lượt căn sớm có nguy cơ tử vong cao hơn các là 83% và 67%. bệnh nhân di căn muộn 1,8 lần. 272
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Biểu đồ 2. Thời gian sống toàn bộ của các bệnh nhân theo thời gian di căn (sớm hay muộn) 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến di căn trị hỗ trợ cũng như vị trí bướu và số hạch thu xa: thập được. Các yếu tố ảnh hưởng đến di căn xa được Các biến số u xếp hạng T4a, tình trạng di trình bày trong bảng 3. căn hạch, grad mô học, lượng CEA huyết Khi phân tích đơn biến, chỉ có yếu tố: u thanh trước mổ được đưa vào tính toán hồi xếp hạng T4a là yếu tố tiên lượng xấu khả quy Cox. Kết quả phân tích đa biến từng năng di căn xa. Không có sự khác biệt có ý bước theo phương pháp Cox cho thấy chỉ có nghĩa thống kê về nguy cơ di căn tích lũy 5 biến số u xếp hạng T4a là yếu tố tiên lượng năm theo tình trạng di căn hạch, grad mô xấu độc lập nguy cơ di căn xa. học, lượng CEA huyết thanh trước mổ, hóa Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng di căn xa Nguy cơ di căn xa tích Đặc điểm Số bệnh nhân p lũy 5 năm (%) Xếp hạng T T1-3 20 0% 0,024 T4a 40 23,4% Di căn hạch N0 33 9,8% 0,141 N1-2 27 22,6% Grad mô học Grad 1 6 0% 0,565 Grad 2 49 16,6% Grad 3 5 25% (53 tháng) 273
  6. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Lượng CEA trước mổ ≤ 5ng/mL 39 11,4% 0,127 > 5ng/mL 20 25% Hóa trị hỗ trợ (*) Không 11 18,2% (50 tháng) 0,875 Đủ liều 35 17,1% (*): Chỉ ghi nhận các bệnh nhân có chỉ định hóa trị hỗ trợ. Tất cả các bệnh nhân có u chưa xâm lấn hết lớp cơ thành đại tràng (T1-3) đều không xuất hiện di căn xa trong thời gian theo dõi. Nhưng trong 40 bệnh nhân có u xâm lấn hết lớp cơ thành đại tràng (T4a) đã có 9 bệnh nhân có di căn xa sau mổ, chiếm tỉ lệ 23% (p = 0,024), với thời gian sống không bệnh trung bình là 57,8 tháng (biểu đồ 3). Biểu đồ 3. Thời gian sống không bệnh theo xếp hạng T 3.2.4. Điều trị di căn xa: Điều trị di căn xa sau mổ chủ yếu là điều trị toàn thân (hóa trị, thuốc nhắm đích). Các bệnh nhân di căn đơn độc có thể điều trị thêm phẫu thuật cắt hoặc đốt khối di căn (bảng 4). Bảng 4. Các phương pháp điều trị di căn xa sau mổ Phương pháp điều trị Số bệnh nhân Điều trị toàn thân 9 Điều trị tại chỗ khối di căn 2 Tổng cộng 9 (Có 2 bệnh nhân dùng 2 phương pháp điều trị) Trong 9 bệnh nhân di căn xa có 2 trường Các bệnh nhân có dùng các biện pháp hợp (22%) có dùng thêm các biện pháp điều điều trị nhằm điều trị tận gốc khối di căn có trị nhằm điều trị tận gốc khối di căn. Số trung vị thời gian sống còn là 22 tháng, cao trường hợp tử vong của các bệnh nhân có hơn so với các bệnh nhân chỉ điều trị toàn dùng thêm các biện pháp điều trị nhằm điều thân (19 tháng), nhưng sự khác biệt không có trị tận gốc khối di căn và chỉ điều trị toàn ý nghĩa thống kê (p = 0,305) (biểu đồ 4). thân lần lượt là 1 và 6, chiếm tỉ lệ lần lượt là 50% và 86%. 274
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 Biểu đồ 4. Thời gian sống toàn bộ của các bệnh nhân theo điều trị di căn (nhằm điều trị tận gốc hay không) 3.2.5. Tiên lượng sống toàn bộ của các bệnh nhân di căn xa: Biểu đồ 5. Thời gian sống toàn bộ của các bệnh nhân theo tình trạng di căn sau mổ Tất cả các bệnh nhân không xuất hiện di căn Đưa các yếu tố kiểu cách di căn (di căn xa trong thời gian theo dõi đều chưa tử vong. một tạng hay nhiều tạng), thời gian di căn Nhưng trong 9 bệnh nhân di căn xa sau mổ đã (sớm hay muộn) và điều trị di căn (nhằm điều có 7 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 78%. trị tận gốc hay không) vào phân tích đa biến Các bệnh nhân di căn xa có thời gian từng bước theo phương pháp Cox thì chỉ có sống còn trung bình là 25,9 tháng, thấp hơn yếu tố điều trị di căn nhằm điều trị tận gốc là đáng kể so với các bệnh nhân không bị di căn yếu tố tiên lượng sống còn độc lập (bảng 5). (84 tháng) (p < 0,001) (biểu đồ 5). 275
  8. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 Bảng 5. Các yếu tố giúp tiên lượng sống còn độc lập qua phân tích đa biến Yếu tố B p Tỉ số odds (OR) Điều trị di căn nhằm điều trị tận gốc -1,115 0,24 0,328 Các bệnh nhân có dùng thêm các biện với y văn (p > 0,05). Các bệnh nhân di căn pháp nhằm điều trị tận gốc khối di căn (cùng xa có thời gian sống còn trung bình là 25,9 với điều trị toàn thân) có nguy cơ tử vong tháng, thấp hơn đáng kể so với các bệnh thấp hơn 0,3 lần so với chỉ điều trị toàn thân. nhân không bị di căn (84 tháng) (p < 0,001). 4.1. Kiểu cách di căn xa IV. BÀN LUẬN Tạng bị di căn xa có ảnh hưởng đến sống Di căn xa có thể gặp ở các bệnh nhân UT còn của người bệnh UT đại - trực tràng[9]. đại tràng ngay khi chẩn đoán hoặc sau khi đã Theo AJCC phiên bản 8, di căn xa đến một điều trị. Sau mổ UT đại tràng có thể ghi nhận tạng (không phải là di căn phúc mạc) cùng các tái phát: Tái phát tại chỗ - tại vùng hoặc thời điểm chẩn đoán bướu nguyên phát ở đại tái phát xa. Tái phát xa là khái niệm để chỉ - trực tràng được xếp hạng là M1a và xếp các di căn xa xảy ra sau khi đã điều trị. vào giai đoạn IVA. Di căn đến nhiều tạng Theo Ryu, khảo sát 1591 ca UT đại tràng được xếp hạng là M1b và xếp vào giai đoạn giai đoạn I - III tại Hàn Quốc thời gian 2008 IVB. Di căn phúc mạc được xếp hạng là M1c - 2018, ghi nhận tỉ lệ di căn xa sau mổ là và xếp vào giai đoạn IVC. Di căn phúc mạc 8,5%. có tiên lượng xấu hơn di căn các vị trí khác. Balboa - Barreiro [3] , khảo sát 682 ca UT Các tạng bị di căn xa thường gặp nhất đại tràng tại Tây Ban Nha thời gian 2006 - theo thứ tự là gan, phổi và phúc mạc. Các 2013, ghi nhận tỉ lệ di căn xa sau mổ là tạng khác ít bị di căn hơn là: buồng trứng, 8,2%. xương, não[5]. Theo Boute[1], khảo sát 2667 bệnh nhân Trong khảo sát này; gan, phổi và phúc UT đại tràng giai đoạn II - III tại Hà Lan mạc cũng là các vị trí di căn thường gặp nhất trong năm 2015, ghi nhận tỉ lệ di căn xa sau (91%) tương tự với y văn. Các bệnh nhân di mổ là 19,2%. căn phúc mạc có nguy cơ tử vong cao hơn Nors, khảo sát dữ liệu UT toàn quốc tại các bệnh nhân di căn tạng khác 1,8 lần. Đan Mạch, tỉ lệ tái phát sau mổ 5 năm các 4.2. Thời gian di căn xa UT đại tràng đã giảm còn 14,6% trong giai Theo Hernandez Dominguez[5], các bệnh đoạn 2014 - 2019 so với 25,5% của giai đoạn nhân xuất hiện di căn sau mổ UT đại - trực 2004 - 2008. tràng có tiên lượng tốt hơn các bệnh nhân có Các bệnh nhân xuất hiện di căn xa sau di căn xa ngay khi chẩn đoán bệnh. Các bệnh mổ UT đại tràng có thời gian sống còn kém nhân di căn gan sau mổ có tỉ lệ sống toàn bộ hơn các bệnh nhân không bị di căn[1,3]. 1 năm và 5 năm lần lượt là 49,9% và 13,2% Theo dữ liệu của nhóm ACCENT [4] , các (so với 41,8% và 6,2% nếu di căn gan ngay bệnh nhân UT đại tràng phải có nguy cơ tái khi chẩn đoán bệnh). phát sau mổ cao hơn các bệnh nhân UT đại Thời gian xuất hiện di căn ngắn phản ánh tràng trái 1,083 lần (p = 0,0178). bản chất sinh học hung hãn của bướu. Theo Trong khảo sát này, tỉ lệ di căn xa sau mổ Adam[6], khảo sát 16.219 bệnh nhân UT đại - PTNS cắt đại tràng phải là 15%, không khác trực tràng có di căn gan và được mổ cắt gan, 276
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 545 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2024 các bệnh nhân di căn muộn (>12 tháng) có trường hợp di căn phổi cũng tương tự như thời gian sống toàn bộ cao hơn các bệnh trong trường hợp di căn gan. Một ghi nhận nhân di căn sớm (≤ 12 tháng) (tỉ lệ sống 5 trong 378 bệnh nhân được cắt khối di căn năm, 48% so với 41 - 44%, p < 0,0001). phổi, tỉ lệ không tái phát trong 3 năm đạt Trong khảo sát này, các bệnh nhân di căn 28%, sống còn toàn bộ 3 năm đạt 78%. sớm (≤ 12 tháng) có nguy cơ tử vong cao Ngoài phẫu thuật, các điều trị tại chỗ hơn các bệnh nhân di căn muộn 1,8 lần. khác cũng đã được dùng điều trị các tổn 4.3. Điều trị di căn xa thương di căn như: hủy u tại chỗ (ablation), Điều trị UT đại - trực tràng di căn trong nút hóa chất động mạch (TACE), xạ trị,… quá khứ chủ yếu là hóa trị, phối hợp các hóa Trong khảo sát này, có 9 bệnh nhân di chất như oxaliplatin hoặc irinotecan với 5- căn xa sau mổ cắt đại tràng, trong đó 2 bệnh FU+leucovorin hoặc capecitabine (các phác nhân đủ điều kiện điều trị đa mô thức gồm đồ FOLFOX, FOLFIRI hoặc CAPEOX,...) điều trị toàn thân và 1 đốt khối di căn gan đã giúp nâng thời gian sống còn trung bình bằng vi sóng, 1 cắt khối di căn phổi. Các lên 18 tháng. Trong vài thập niên gần đây, bệnh nhân điều trị đa mô thức có nguy cơ tử các thuốc nhắm trúng đích, như bevacizumab vong thấp hơn các bệnh nhân chỉ điều trị hoặc cetuximab, kết hợp với hóa trị dùng toàn thân 0,3 lần. Yếu tố điều trị di căn nhằm điều trị các bệnh nhân UT đại - trực tràng di điều trị tận gốc là yếu tố tiên lượng sống còn căn ngay từ bước một đã giúp cải thiện khả độc lập. năng sống còn rõ rệt, với thời gian sống còn 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến di căn trung bình lên đến 30 tháng. xa Điều trị UT đại - trực tràng di căn hiện Theo Hội UT đại - trực tràng Nhật Bản[7], nay không chỉ là điều trị toàn thân mà là điều hơn 85% bệnh nhân UT đại - trực tràng tái trị phối hợp đa mô thức. Các bệnh nhân UT phát trong vòng sau mổ 3 năm và >95% tái đại - trực tràng di căn gan chỉ điều trị toàn phát trong vòng 5 năm; di căn phúc mạc thân có thời gian sống còn 5 năm là 9%, thường xảy ra ở UT đại tràng hơn UT trực nhưng nếu được cắt di căn gan lại có tỉ lệ tràng. sống còn 5 năm và 10 năm lần lượt là 42% Theo Sanoff, trong UpToDate 2024, các và 25%. yếu tố tiên lượng di căn xa sau mổ chính Nhiều nghiên cứu cho thấy phẫu thuật có trong UT đại tràng là: di căn hạch, u T4, xâm khả năng điều trị triệt để đối với không ít lấn khoang lymphô mạch máu và lượng CEA bệnh nhân UT đại - trực tràng có di căn gan, huyết thanh trước mổ cao[8]. Các yếu tố khác với sống còn không bệnh 5 năm gần 20% và cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di căn thời gian sống còn toàn bộ khoảng 38%. Hơn xa sau mổ là: U gây thủng hoặc tắc ruột, u nữa, đối với những bệnh nhân di căn gan đơn biệt hóa kém. ổ, tỉ lệ sống còn toàn bộ có thể đạt tới 71% Trong khảo sát này, chúng tôi chỉ ghi sau cắt gan. Chính vì vậy việc xem xét chỉ nhận u T4a là yếu tố tiên lượng xấu độc lập định phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân UT đại khả năng sống còn không bệnh (không ghi tràng di căn gan là vô cùng cần thiết. nhận u T4b trong nghiên cứu). UT đại - trực tràng đôi khi cũng di căn Kết quả này phù hợp với y văn, vì theo phổi, và phần lớn khuyến cáo điều trị trong phân tích của ASCO trên 7.711 bệnh nhân 277
  10. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ TP. HỒ CHÍ MINH - LẦN THỨ 27 UT đại tràng giai đoạn II (T4), nếu không 3. Balboa-Barreiro V, Pértega-Díaz S, hóa trị hỗ trợ nguy cơ di căn xa sẽ tăng gấp García-Rodríguez T, González-Martín C 1,4 lần[8]. et al. Colorectal cancer recurrence and its Nghiên cứu này có hạn chế là cỡ mẫu impact on survival after curative surgery: An nhỏ, nên các kết quả thu nhận được không đủ analysis based on multistate models. Dig ý nghĩa thống kê khi phân tích. Liver Dis. 2023 Dec 11: S1590- 8658(23)01074-5. V. KẾT LUẬN 4. Renfro LA, Grothey A, Xue Y, Saltz LB et Di căn xa sau mổ UT đại tràng phải al. ACCENT-based web calculators to chiếm tỉ lệ 15%; với đại đa số là di căn gan, predict recurrence and overall survival in phổi và phúc mạc. Các bệnh nhân di căn xa stage III colon cancer. J Natl Cancer Inst. có tiên lượng kém hơn các bệnh nhân không 2014 Oct 29;106(12): dju333. di căn. Điều trị di căn nhằm tận gốc là yếu tố 5. Hernandez Dominguez O, Yilmaz S, Steele tiên lượng độc lập thời gian sống còn toàn SR. Stage IV Colorectal Cancer Management bộ. Các bệnh nhân điều trị đa mô thức có and Treatment. J Clin Med. 2023 Mar nguy cơ tử vong thấp hơn các bệnh nhân chỉ 6;12(5):2072. điều trị toàn thân 0,3 lần. 6. Adam R, de Gramont A, Figueras J, Kokudo N et al. Managing synchronous TÀI LIỆU THAM KHẢO liver metastases from colorectal cancer: a 1. Boute TC, Swartjes H, Greuter MJE, multidisciplinary international consensus. Elferink MAG et al. Cumulative Incidence, Cancer Treat Rev. 2015 Nov;41(9):729-41. Risk Factors, and Overall Survival of 7. Hashiguchi Y, Muro K, Saito Y, Ito Y et Disease Recurrence after Curative Resection al. Japanese Society for Cancer of the Colon of Stage II-III Colorectal Cancer: A and Rectum (JSCCR) guidelines 2019 for the Population-based Study. Cancer Res treatment of colorectal cancer. Int J Clin Commun. 2024 Feb 29;4(2):607-616. Oncol. 2020 Jan;25(1):1-42. 2. Cervantes A, Adam R, Roselló S, Arnold 8. Sanoff HK. Adjuvant therapy for resected D et al. Metastatic colorectal cancer: ESMO stage II colon cancer. UpToDate. 2024 Clinical Practice Guideline for diagnosis, (https://www.uptodate.com/contents/adjuvan treatment and follow-up. Ann Oncol. 2023 t-therapy-for-resected-stage-ii-colon-cancer). Jan;34(1):10-32. 278
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
568=>1