intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điện ảnh Nhật Bản, nguồn cảm hứng cho Hollywood

Chia sẻ: Tien Dat Dat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

128
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đạo diễn lừng danh nhất thập niên 70 là Yamada Yoji. Thành công lớn nhất của Yamada là loạt phim Tora san (Ông Tora). Bắt đầu từ năm 1969 và tiếp tục kéo dài trong hơn 2 thập kỷ, Yamada đã viết kịch bản và đạo diễn hơn 40 phim trong loạt phim này Nhật Bản nhập bộ phim đầu tiên năm 1896 và năm 1899 bắt đầu tự làm phim. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, giới làm phim Nhật chịu ảnh hưởng của tư tưởng shingeki (tân kịch) và sự tràn ngập phim nước ngoài, đã kêu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điện ảnh Nhật Bản, nguồn cảm hứng cho Hollywood

  1. Điện ảnh Nhật Bản, nguồn cảm hứng cho Hollywood Đạo diễn lừng danh nhất thập niên 70 là Yamada Yoji. Thành công lớn nhất của Yamada là loạt phim Tora san (Ông Tora). Bắt đầu từ năm 1969 và tiếp tục kéo dài trong hơn 2 thập kỷ, Yamada đã viết kịch bản và đạo diễn hơn 40 phim trong loạt phim này
  2. Dò dẫm với thể loại phim võ sĩ Nhật Bản nhập bộ phim đầu tiên năm 1896 và năm 1899 bắt đầu tự làm phim. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, giới làm phim Nhật chịu ảnh hưởng của tư tưởng shingeki (tân kịch) và sự tràn ngập phim nước ngoài, đã kêu gọi hiện đại hóa và hiện thực hóa điện ảnh Nhật. Họ tìm tòi lối diễn xuất tự nhiên và bắt đầu giao vai diễn cho phụ nữ thay vì những người giả nữ (onnagata) theo truyền thống. Đầu thập niên 20, điện ảnh Nhật nổi lên thể loại jidaigeki, tạm gọi là “phim võ sĩ”, khai thác các giai đoạn phong kiến trước thời Minh Trị năm 1868. Một thể loại khác
  3. của điện ảnh Nhật sau những năm 20 là gendaigeki (phim hiện đại) gồm những câu chuyện lấy bối cảnh hiện đại. Madamu to nyobo (Vợ người láng giềng và vợ tôi) của Gosho Heinosuke vào năm 1931 là bộ phim có tiếng nói đầu tiên của Nhật Bản thành công cả về mặt kỹ thuật lẫn khán giả. Song, phải đến năm 1934-1935, phim có tiếng nói mới chiếm quá nửa tổng số phim truyện sản xuất ở Nhật Bản. Kiểm duyệt phim và Thời kỳ vàng của điện ảnh Nhật Năm 1925, vấn đề kiểm duyệt phim được tập trung cho Cục cảnh sát quốc gia, thuộc Bộ Nội vụ, và được thắt chặt dần trong thập kỷ 30. Tuy nhiên, chỉ 1/5 số phim thời chiến tuân theo chỉ đạo của chính phủ, và từ 1937-1945 chỉ còn chưa đầy 2%. Lực lượng chiếm đóng Mỹ bãi bỏ hoạt động kiểm duyệt của Bộ Nội vụ và lập văn phòng riêng để kiểm soát nội dung phim. Đến năm 1949, Mỹ nới lỏng các biện pháp kiểm soát khi ngành điện ảnh tự lập cơ quan tự quản lý, lấy hình mẫu Hollywood. Phim ảnh Nhật Bản không chịu kiểm duyệt chính thức nữa nên chỉ một năm, các phim võ sĩ xuất hiện trở lại. Hai đạo diễn hàng đầu sau Thế chiến 2, từ 1947-1950, là Kurosawa Akira và Kinoshita Keisuke. Thập niên 50 không chỉ là thời kỳ thịnh vượng nhất của điện ảnh Nhật Bản mà còn được nhiều người xem là thời kỳ vàng son của sự sáng tạo. Khi bộ phim Rashomon (Lã Sinh Môn) của đạo diễn Kurosawa đoạt giải nhất tại Liên hoan phim Venice năm 51, điện ảnh Nhật Bản chính thức vươn ra thị trường thế giới. Trên thị trường mới, Kurosawa gặp đối thủ Mizoguchi Kenji, kẻ đã từ bỏ những câu chuyện tình sau chiến tranh để tái tạo lại những kiệt tác như Saikaku ichidai onna (Cuộc đời một thiếu phụ của Saikaku - 1952) và Ugetsu monogatari (1953). Trong khi đó, bắt đầu với Banshu (1949), đạo diễn Ozu Yasujiro và nhà viết kịch bản Noda Kogo tập trung vào sự phức tạp tình cảm của cuộc sống gia đình trung lưu.
  4. Đạo diễn lừng danh nhất thập niên 70 Yamada Yoji Phim màu và rạp chiếu phim
  5. Bộ phim Karumen kokyo ni kaeru (Carmen về nhà) do Kinoshita đạo diễn năm 1951 được xem là phim màu đầu tiên của Nhật Bản, đánh dấu thời kỳ cải tiến kỹ thuật. Ba năm sau, phim Jigokumon (Cổng địa ngục) của Kinugasa Teinosuke được giới phê bình quốc tế nhiệt liệt hoan nghênh về cách sử dụng màu hết sức sáng tạo. Nhờ phim màu, số lượt khán giả đi xem phim đạt mức kỷ lục 1 tỉ 1,3 triệu lượt người vào năm 1958. Số rạp chiếu phim cũng đạt kỷ lục 7.457 rạp vào năm 1960, gấp 8,8 lần khi chiến tranh kết thúc. Đầu những năm 60 xuất hiện phong trào Làn sóng mới (New Wave) của các đạo diễn trẻ, đứng đầu là Oshima Nagisa. Phim của ông đề cập những vấn đề khó khăn tâm lý và bất công xã hội ở nước Nhật hiện đại, như: tình thế tiến thoái lưỡng nan của thanh niên không lý tưởng hay nỗi khổ của những người bị áp bức. Chỉ cần 2 bộ phim Koshikei (Treo cổ) và Shinjuku dorobo nikki (Nhật ký tên trộm Shinjuku), Oshima đã khẳng định ông là một tài năng mới của thập niên 60. Một đạo diễn nổi danh khác của thời kỳ này là Imamura Shohei. Thể loại Yakuya và loạt phim Tora san Năm 1963, hãng phim Toei tạo ra “thể loại yakuza” cho phim đấu kiếm bạo lực. Cốt truyện của các phim này là biến tấu về mặt hình thức của các vở kịch võ thuật đấu kiếm. Đạo diễn lừng danh nhất thập niên 70 là Yamada Yoji. Thành công lớn nhất của Yamada là loạt phim Tora san (Ông Tora). Bắt đầu từ năm 1969 và tiếp tục kéo dài trong hơn 2 thập kỷ, Yamada đã viết kịch bản và đạo diễn hơn 40 phim trong loạt phim này, tạo ra 2 mô-típ nền tảng của phim Nhật Bản là: cuộc sống tập thể hàng ngày của một gia đình và những chuyến phiêu lưu của một lữ khách cô đơn. Năm 1978,
  6. Oshima Nagisa đoạt giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes với phim Ai no borei (Hồn ma tình ái) Năm 1990, tổng số lượt khán giả đi xem phim rạp giảm xuống còn 143 triệu trong một thị trường bị áp đảo bởi phim Mỹ. Từ cuối những năm 60, hầu hết các đạo diễn nổi tiếng và trẻ phải hoạt động độc lập và tự tìm kinh phí cho phim. Sau năm 1985, các công ty lớn của Nhật Bản chuyển sang đầu tư vào các chương trình kịch nghệ của Broadway và phim của Hollywood, bỏ bê phim ảnh trong nước. Phản công Hollywood và Làn sóng Hàn Năm 1989, khi công ty Sony lấn sâu vào kỹ nghệ giải trí Mỹ bằng cách mua hãng phim Columbia, điện ảnh Nhật Bản èo uột với 259 phim sản xuất năm 95, 251 phim (1996). Năm 1997, tình hình bắt đầu khả quan với 269 phim được sản xuất và số lượt khán giả xem phim tại rạp tăng 25%. Số rạp chiếu phim cũng tăng lên nhờ sự ra đời của các cụm rạp đa năng cực tốt. Năm 1997 cũng là năm đáng ghi nhớ đối với điện ảnh Nhật Bản khi bộ phim Unagi (Con lươn) của đạo diễn Imamura Shohei và Hana- bi (Pháo hoa) của Kitano Takeshi đoạt giải thưởng lớn lại 2 trong 3 liên hoan phim hàng đầu thế giới. Ichikawa Jyun đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Montreal cho phim Tokyo Yakyoku (Dạ khúc Tokyo). Nữ đạo diễn 27 tuổi Kawase Naomi trở thành người đầu tiên trong số các đạo diễn trẻ Nhật nổi tiếng trên thế giới khi được trao giải Camera vàng đạo diễn trẻ xuất sắc nhất tại Cannes với phim Moe no Suzaku. Sau cuộc tấn công của Hollywood là cuộc tấn công của phim Hàn với “Làn sóng Hàn” (Korea Wave), chủ yếu diễn ra trên màn ảnh nhỏ. Nhưng chỉ sau vài năm, làn sóng này đã bị đẩy lùi, phim nhựa Nhật phản công lại trên thị trường HQ. Tránh sự sáo mòn, tránh bắt chước phim ngoại và tạo ra một “ngữ pháp” mới trong điện ảnh là những điều kiện để phim Nhật vươn mình đứng dậy tìm lại thời kỳ hoàng kim. Điện ảnh Nhật Bản thế kỷ 21 tiếp tục tìm hướng đi mới, và đang từng bước đẩy lùi sự xâm nhập của điện ảnh Hàn Quốc. Nhiều bộ phim nổi tiếng của Nhật trước đây được Hollywood mua bản quyền làm lại, điển hình là các bộ phim về quái vật và kinh dị như Gozilla và The Ring.
  7. Những chuyển động mới nhất Tháng 3, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là nơi diễn ra liên hoan phim Nhật Bản với những tác phẩm hay nhất của các đạo diễn nổi tiếng(Rashomon của Akira Kurosawa, Narayama Bushiko của Shohei Imamura, Always: Sunset on Third Street của Takashi Yamazaki, The Hidden Blade của Yoji Yamada…). Công ty Walt Disney Co. Mỹ cũng sẽ hợp tác với 3 công ty Nhật Toei Animation Co., Madhouse Co. và Jinni's Animation Studios để sản xuất các bộ phim hoạt hình cho truyền hình Nhật. Phương án này nhằm địa phương hóa nội dung các sản phẩm của Disney đồng thời tận dụng công nghệ máy tính của Nhật. Trước mắt, Madhouse và Disney sẽ hợp tác sản xuất loạt phim hoạt hình truyền hình nhiều kỳ, mỗi kỳ 30 phút có tên Stitch!, hậu duệ của loạt phim hoạt hình Lilo & Stitch đã được phát sóng ở Nhật. Một cô gái Nhật tên Hanako sẽ đóng vai bạn của Stitch, và phim lấy bối cảnh một hòn đảo ở mạn nam Nhật Bản. Jinni và Disney hợp tác làm bộ phim hoạt hình ngắn Fireball, phát sóng vào tháng tư trên kênh truyền hình cáp của Disney và trên kênh Tokyo Metropolitan Television. Tại Tokyo cũng đang rộ lên phong trào “schoolboy café”, loại hình cà phê sáng tạo mới nhất khi khách hàng và tiếp viên cùng đóng những nhân vật có trong truyện tranh và phim hoạt hình…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2