intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị sẹo bỏng bằng quần áo áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo

Chia sẻ: Quý Vân Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Điều trị sẹo bỏng bằng quần áo áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo" thông tin đến bạn đọc những nội dung gồm: đại cương, chỉ định và chống chỉ định, các bước chuẩn bị tiến hành phục hồi chức năng, các bước điều trị phục hồi chức năng, theo dõi và xử trí tai biến cho người bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị sẹo bỏng bằng quần áo áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo

  1. ĐIỀU TRỊ SẸO BỎNG BẰNG QUẦN ÁO ÁP LỰC KẾT HỢP VỚI THUỐC LÀM MỀM SẸO I. ĐẠI CƢƠNG Thuốc làm mềm sẹo bôi ngày hai lần, kết hợp với các sản phẩm may mặc áp lực tùy chỉnh được thực hiện cho phù hợp với đường nét cơ thể bình thường của người bệnh có thể làm mềm, hạn chế sự hình thành sẹo bất thường và biến dạng. II. CHỈ ĐỊNH Ngay sau khi vết thương liền hoàn toàn và có thể chịu đựng được áp lực, người bệnh được trang bị quần áo áp lực. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  Không sử dụng quần áo áp lực trong giai đoạn cấp khi tình trạng còn phù nề.  Khi vết bỏng chưa đóng kín. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. 2. Phƣơng tiện  Thuốc làm mềm sẹo.  Quần áo áp lực đ được thiết kế tùy thuộc vào vị trí bỏng và kích thước cho từng người bệnh. 3. Ngƣời bệnh Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị. 4. Hồ sơ, bệnh án Bệnh án hoặc phiếu chỉ định của bác sĩ. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án Kiểm tra lại hồ sơ, bệnh án hoặc phiếu chỉ định điều trị. 2. Kiểm tra ngƣời bệnh Kiểm tra vùng da bị sẹo sẽ được điều trị 3. Thực hiện kỹ thuật 349
  2.  Làm sạch vùng sẹo sau đó lau khô.  Bôi thuốc làm mềm sẹo, xoa nhẹ nhàng cho đến khi thuốc thấm vào da.  Đưa phần cơ thể nơi có sẹo bỏng vào sản phẩm may mặc đ thiết kế rồi cố định lại.  Thời gian: quần áo áp lực phải được sử dụng ít nhất là 6 - 12 tháng.  Trong ngày đầu tiên cho người bệnh mặc vài giờ, và sau đó tăng số giờ mỗi ngày cho đến khi người bệnh cảm thấy thoải mái suốt cả ngày. Quần áo áp lực được sử dụng cả khi làm việc và trị liệu, chỉ bỏ chúng ra khi thực hiện xoa bóp vết sẹo và tắm. Lưu ý:  Quần áo áp lực phải đặt hàng theo từng người bệnh, tránh được những vùng không cần thiết phải tác động.  Quần áo áp lực phải được giặt hàng ngày trong nước ấm và xà phòng nhẹ hoặc bột giặt, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, phơi khô nơi râm mát tránh ánh nắng mặt trời.  Thay thế sau 3 - 6 tháng tùy theo mức độ thường xuyên mặc, hoặc khi thấy sản phẩm trở nên dễ dàng để đưa vào. Thời gian thực hiện kỹ thuật 20 - 30 phút. VI. THEO DÕI  Ngón tay hoặc ngón chân bị sưng lên, tím hoặc tê do bị ép quá chặt.  Có bị xô lệch vải khi chuyển động không, nếu có cần sửa lại.  Da có bị trợt loét không. VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN  Nếu ngón tay hoặc ngón chân bị sưng lên, tím hoặc tê thì cần cởi bỏ hoặc quần áo áp lực phù hợp hơn.  Nếu quần áo bị xô lệch, cần sửa lại.  Nếu do bị trợt loét thì cần bỏ quần áo và cần chăm sóc và điều trị vùng da bị loét. 350
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
33=>0