intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp Kỹ thuật điện tử truyền thông: Thiết kế và thi công hệ thống quản lý mô hình airbnb, homestay

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

92
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đồ án là Tạo mã khóa ngẫu nhiên để cung cấp cho khách hàng; Gửi cho khách hàng qua email và điện thoại; Kết nối wi-fi cho hệ thống và đưa dữ liệu lên Server; Điều khiển mở khóa bằng mã khóa đã tạo hoặc bằng vân tay; Giám sát điều khiển thông qua webapp; Có thể xuất dữ liệu thành các file.excel để quản lý

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp Kỹ thuật điện tử truyền thông: Thiết kế và thi công hệ thống quản lý mô hình airbnb, homestay

  1. TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o---- Tp. HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2019 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Hoàng Bảo Phúc MSSV: 15142283 Nguyễn Chí Thương MSSV: 15141299 Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện - Điện tử Mã ngành: 41 Hệ đào tạo: Đại học chính quy Mã hệ: 1 Khóa: 2015 Lớp: 15141DT I. TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔ HÌNH AIRBNB, HOMESTAY II. NHIỆM VỤ 1. Các số liệu ban đầu: Hệ thống quản lý mô hình Airbnb, HomeStay được thực hiện với các số liệu ban đầu như sau: − Hệ thống nhận thông tin của khách cần thuê phòng. Sau đó sẽ kiểm tra thông tin của khách hàng được gửi đến, nếu hợp lệ thì hệ thống sẽ gửi thông tin lại cho khách hàng thông qua địa chỉ mail và số điện thoại (mật khẩu vào phòng, ngày vào phòng, ngày trả phòng, …) − Hệ thống kiểm soát thông tin vào/ra của từng phòng, lưu lại thông tin trên hệ thống và truy xuất ra file excel. − LCD hiển thị một vài thông tin khi khách hàng nhập mật khẩu vào phòng. − Đến thời hạn trả phòng, hệ thống sẽ tự động vô hiệu hóa mật khẩu vào phòng. − Có sử dụng cảm biến vân tay dành riêng cho chủ nhà và nhân viên để mở cửa trong những trường hợp cần thiết. 2. Nội dung thực hiện: − Lên ý tưởng đồ án − Tìm hiểu về linh kiện sử dụng − Thiết kế và thi công hệ thống web server, web app. Truyền nhận thông tin giữa các hệ thống. − Thiết kế khối giao tiếp ngoại vi, lấy cơ sở dữ liệu trực tuyến thông qua Internet, truyền nhận thông tin giữa trạm phụ và trạm trung tâm. − Thiết kế và thi công hệ thống quản lý ra/vào của mô hình AirBNB, Homestay. − Vẽ lưu đồ giải thuật − Lắp ráp các khối vào mô hình. − Chạy thử nghiệm hệ thống. − Cân chỉnh hệ thống. − Viết luận văn. − Báo cáo đề tài tốt nghiệp. i
  2. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: KS. Hà A Thồi CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BM. ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ii
  3. TRƯỜNG ĐH SPKT TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH ----o0o---- Tp. HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2019 LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên 1: Hoàng Bảo Phúc Lớp: 15141DT2A MSSV: 15142283 Họ tên sinh viên 2: Nguyễn Chí Thương Lớp: 15141DT2B MSSV: 15141299 Tên đề tài: Thiết kế và thi công hệ thống quản lý mô hình airbnb, homestay Xác nhận Tuần/ngày Nội dung GVHD GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ và tên) iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Nhóm sinh viên – Hoàng Bảo Phúc và Nguyễn Chí Thương xin cam đoan đây là đồ án do nhóm tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Hà A Thồi. Nhóm chỉ tham khảo các tài liệu trước đó và các nghiên cứu trên mạng online. Kết quả công bố trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực không sao chép từ tài liệu hay công trình đã có trước đó. Tp.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2019 SV thực hiện đồ án ( Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Chí Thương Hoàng Bảo Phúc iv
  5. LỜI CẢM ƠN Nhóm thực hiện đồ án xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giảng viên hướng dẫn thầy Hà A Thồi vì đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đồ án, người đã đưa ra hướng nghiên cứu, giải đáp thắc mắc, cũng như tận tình quan sát nhóm làm việc. Trong quá trình thực hiện nhóm đã tiếp thu được những kiến thức thực tế và cách làm việc nghiêm túc, hiệu quả từ thầy. Nhóm em xin gửi lời tri ân thành nhất đến các quý thầy cô trong khoa Điện - điện tử đã hỗ trợ chúng em về những kiến thức nền tảng vững vàng, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sự hỗ trợ thầm lặng và vô cùng quan trọng từ gia đình và bạn bè luôn là động lực để nhóm có thể làm việc hết khả năng và hoàn thành đồ án một cách tốt nhất. Một lần nữa nhóm vô cùng hân hạnh khi được làm sinh viên tại trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, là học trò của những giảng viên đầy tâm huyết, lời cảm ơn này cũng là sự ghi nhận sâu sắc mà nhóm muốn gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè. Người thực hiện đề tài Nguyễn Chí Thương Hoàng Bảo phúc v
  6. MỤC LỤC NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ....................................................................... i LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ......................................... iii LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... v MỤC LỤC ............................................................................................................... vi DANH SÁCH HÌNH ẢNH .................................................................................... ix DANH SÁCH BẢN VẼ ......................................................................................... xii TÓM TẮT ............................................................................................................. xiii CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU ................................................................................................................ 1 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 1.4 GIỚI HẠN ................................................................................................................. 2 1.5 BỐ CỤC ..................................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 4 2.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HOMESTAY VÀ AIRBNB ....................................... 4 2.1.1 Homestay ........................................................................................................................ 4 2.1.2 AirBNB........................................................................................................................... 5 2.2 GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO. ................................................................................... 6 2.2.1 Phần cứng ....................................................................................................................... 6 2.2.2 Arduino Uno R3 ............................................................................................................. 7 2.2.3 Phần mềm ..................................................................................................................... 12 2.3 CẢM BIẾN VÂN TAY ........................................................................................... 14 2.3.1 Máy quét quang học ..................................................................................................... 14 2.3.2 Máy quét điện dung ...................................................................................................... 15 2.3.3 Máy quét siêu âm.......................................................................................................... 15 2.3.4 Cảm biến vân tay R305. ............................................................................................... 16 2.4 GIỚI THIỆU HỆ THỐNG INTERNET .................................................................. 18 2.4.1 Cấu trúc của mạng Internet........................................................................................... 19 2.4.2 Các mạng truy nhập không dây .................................................................................... 19 vi
  7. 2.5 MODULE WIFI ESP8266 ....................................................................................... 20 2.5.1 Các chế độ boot up của ESP8266 ................................................................................. 20 2.5.2 Các loại module cho ESP8266 trên thị trường ............................................................. 21 2.6 BÀN PHÍM MA TRẬN 4x4.................................................................................... 23 2.7 NGUỒN CUNG CẤP .............................................................................................. 25 2.7.1 Bộ chuyển đổi adapter .................................................................................................. 25 2.7.2 Bộ chuyển đổi nguồn DC- DC ..................................................................................... 26 2.8 MODULE LCD 16x2 .............................................................................................. 27 2.9 MODULE I2C ......................................................................................................... 28 2.10 CÁC CHUẨN GIAO TIẾP ................................................................................... 29 2.10.1 Giao tiếp uart .............................................................................................................. 29 2.10.2 Giao tiếp I2C .............................................................................................................. 34 2.11 IoT .......................................................................................................................... 37 2.11.1 Giới thiệu về IoT ........................................................................................................ 37 2.11.2 IoT hoạt động như thế nào ........................................................................................ 38 2.11.3. Một số ứng dụng của IoT ........................................................................................ 38 2.11.4 Web socket ................................................................................................................. 39 2.12. SERVER ............................................................................................................... 41 2.12.1. Node JS ...................................................................................................................... 41 2.12.2. Postgresql .................................................................................................................. 42 2.12.3. Heroku ....................................................................................................................... 45 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ................................ 49 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG .............................................................. 49 3.2 TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ CHI TIẾT HỆ THỐNG ........................................... 49 3.2.1 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống ........................................................................................ 49 3.2.2 Tính toán và thiết kế mạch ........................................................................................... 51 3.2.2.1 Cảm biến vân tay................................................................................................................. 51 3.2.2.2 Bàn phím ma trận 4x4 ......................................................................................................... 54 3.2.2.3 Khối hiển thị........................................................................................................................ 56 3.2.2.4 Kit Wifi ESP8266 ............................................................................................................... 58 3.2.2.5 Khối xử lý trung tâm Arduino ............................................................................................. 59 3.2.3 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống ...................................................................................... 63 CHƯƠNG 4. THI CÔNG HỆ THỐNG .............................................................. 66 4.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 66 vii
  8. 4.2 THI CÔNG MÔ HÌNH ............................................................................................ 66 4.3 LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT .......................................................................................... 69 4.4 PHẦN MỀM LẬP TRÌNH ...................................................................................... 75 4.4.1. Lập trình giao diện Web .............................................................................................. 81 4.4.1.1. Lập trình giao tiếp Web socket .......................................................................................... 81 4.4.1.2. Giao diện HTML ................................................................................................................ 83 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ_NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ.......................................... 87 5.1 GIỚI THIỆU ............................................................................................................ 87 5.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................................................................................... 87 5.2.1 Sử dụng cảm biến ......................................................................................................... 87 5.2.2 Sử dụng Arduino Uno R3 ............................................................................................. 87 5.2.3 Đưa dữ liệu lên Server dùng ESP8266 NodeMCU. ..................................................... 87 5.3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................................... 87 5.4 NHẬN XÉT_ĐÁNH GIÁ ....................................................................................... 93 5.4.1 Nhận xét........................................................................................................................ 93 5.4.2 Đánh giá........................................................................................................................ 93 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIẾN ................................... 94 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................................. 94 6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 96 viii
  9. DANH SÁCH HÌNH ẢNH Chương 2 Hình 2. 1: Căn hộ HomeStay .............................................................................................. 4 Hình 2. 2: Arduino Uno R3 ................................................................................................. 8 Hình 2. 3: Các khối cơ bản trên Arduino ............................................................................ 9 Hình 2. 4: Các chân tín hiệu của Arduino ......................................................................... 11 Hình 2. 5: Các chức năng cơ bản của IDE ........................................................................ 13 Hình 2. 6: Quá trình chụp ảnh của máy quét quang học ................................................... 14 Hình 2. 7: Máy quét điện dung sử dụng các tụ điện ......................................................... 15 Hình 2. 8: Quét siêu âm..................................................................................................... 16 Hình 2. 9: Cảm biến vân tay R305 .................................................................................... 16 Hình 2. 10: Các chân giao tiếp .......................................................................................... 17 Hình 2. 11: Mạng LAN không dây ................................................................................... 19 Hình 2. 12: Mạng không dây diện rộng ............................................................................ 20 Hình 2. 13: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA CP2102 ........................... 21 Hình 2. 14: Kit RF thu phát WIFI ESP8266 NodeMCU LUA V3 CH340 ...................... 21 Hình 2. 15: Mạch thu phát Wifi ESP8266 UART ESP-01 ............................................... 22 Hình 2. 16: Sơ đồ chân ESP8266 ...................................................................................... 23 Hình 2.17: : Bàn phím ma trận 4x4 ................................................................................... 24 Hình 2. 18: Adapter 12V-1.5A .......................................................................................... 25 Hình 2. 19: : Sơ đồ nguyên lý hoạt động mạch hạ áp ....................................................... 26 Hình 2. 20: Mạch hạ áp DC-DC ASM1117 ...................................................................... 26 Hình 2. 21: Module LCD 16x2 ......................................................................................... 27 Hình 2. 22: Module I2C .................................................................................................... 28 Hình 2. 23: Định dạng chuỗi dữ liệu ................................................................................. 30 Hình 2. 24: Truyền đơn công ............................................................................................ 30 Hình 2. 25: Truyền bán song công .................................................................................... 31 Hình 2. 26: Truyền song công ........................................................................................... 31 Hình 2. 27: Khung truyền dữ liệu bất đồng bộ ................................................................. 32 Hình 2. 28: Khung truyền dữ liệu đồng bộ ....................................................................... 33 Hình 2. 29: Bus I2C và các thiết bị ngoại vi ..................................................................... 34 Hình 2. 30: Hướng đi của xung Clock và hướng đi của đường dữ liệu ............................ 35 Hình 2. 31: Trình tự truyền bit .......................................................................................... 36 Hình 2. 32: Start bit và Stop bit......................................................................................... 36 Hình 2. 33: Giới thiệu về IoT ............................................................................................ 37 Hình 2. 34: Hoạt động của mô hình IoT ........................................................................... 38 Hình 2. 35: Biểu tượng của PostgreSQL........................................................................... 43 Hình 2. 36: Logo của Heroku ............................................................................................ 47 ix
  10. Chương 3 Hình 3. 1: Sơ đồ khối thu .................................................................................................. 49 Hình 3. 2: Sơ đồ khối phát ................................................................................................ 50 Hình 3. 3: Hình ảnh thực tế của cảm biến R305 ............................................................... 51 Hình 3. 4: Sơ đồ nối chân của cảm biến R305 .................................................................. 52 Hình 3. 5: Hình ảnh thực tế của bàn phím ma trận 4x4 .................................................... 54 Hình 3. 6: Hình ảnh thực tế của bàn phím ma trận 4x4 .................................................... 55 Hình 3. 7: Hình ảnh LCD 16x2 ......................................................................................... 56 Hình 3. 8: Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 ..................................................... 58 Hình 3. 9: Sơ đồ chân Module ESP8266 NodeMCU Lua CP2102 .................................. 59 Hình 3. 10: Arduino Uno R3 ............................................................................................. 60 Hình 3. 11: Sơ đồ kết nối chân của Arduino Uno R3 ....................................................... 62 Hình 3. 12: Sơ đồ nguyên lý khối thu thập dữ liệu ........................................................... 63 Hình 3. 13: Mô hình giao tiếp của hệ thống...................................................................... 65 Chương 4 Hình 4. 1: Giấy Foam ........................................................................................................ 66 Hình 4. 2: Bên ngoài mô hình ........................................................................................... 67 Hình 4. 3: Bên trong mô hình............................................................................................ 67 Hình 4. 4: Mặt trước của mô hình ..................................................................................... 68 Hình 4. 5: Lưu đồ chương trình của toàn hệ thống ........................................................... 69 Hình 4. 6: Lưu đồ giải thuật của Arduino ......................................................................... 70 Hình 4. 7: Lưu đồ chương trình của ESP8266 .................................................................. 71 Hình 4. 8: Lưu đồ chương trình của Server ...................................................................... 74 Hình 4. 9: Download Arduino IDE ................................................................................... 76 Hình 4. 10: Giải nén gói Arduino IDE .............................................................................. 77 Hình 4. 11: Màn hình khởi động Arduino IDE ................................................................. 78 Hình 4. 12: Cài đặt Driver cho Arduino IDE .................................................................... 79 Hình 4. 13: Quá trình đợi install ....................................................................................... 79 Hình 4. 14: Cài đặt thành công và kết thúc ....................................................................... 80 Hình 4. 15: Giao diện lập trình Arduino IDE ................................................................... 80 Hình 4. 16: Cài đặt Web socket ........................................................................................ 82 Hình 4. 17: Tạo kết nối với Web Socket ........................................................................... 82 Hình 4. 18: Tạo kết nối với Web Socket ........................................................................... 83 Hình 4. 19: Giao diện để đăng nhập vào đặt phòng .......................................................... 83 Hình 4. 20: Đăng nhập thành công.................................................................................... 84 Hình 4. 21: Nhập thông tin để cấp mã .............................................................................. 84 Hình 4. 22: Thông báo cấp mã thành công ....................................................................... 85 Hình 4. 23: Kiểm tra danh sách mã đã cấp ....................................................................... 85 Hình 4. 24: Kiểm tra trạng thái các phòng ........................................................................ 86 x
  11. Chương 5 Hình 5. 1: Hệ thống đang hoạt động ................................................................................. 88 Hình 5. 2: Nhập dữ liệu để cấp mã.................................................................................... 89 Hình 5. 3: Nhận được mã cung cấp ................................................................................... 89 Hình 5. 4: Yêu cầu nhập mã ban đầu ................................................................................ 90 Hình 5. 5: Sau khi nhập mã thành công ............................................................................ 90 Hình 5. 6: Dữ liệu được lưu trên Server............................................................................ 91 Hình 5. 7: Kiểm tra dữ liệu ở webserver ........................................................................... 91 Hình 5. 8: Kiểm tra dữ liệu ở webapp ............................................................................... 92 Hình 5. 9: Xuất dữ liệu ra file excel .................................................................................. 92 xi
  12. DANH SÁCH BẢN VẼ Chương 2 Bảng 2. 1: Các chế độ boot up của ESP ............................................................................ 20 Chương 3 Bảng 3. 1: Thông số kỹ thuật của cảm biến R305 ............................................................ 52 Bảng 3. 2: Các chân giao tiếp của cảm biến R305 ............................................................ 53 Bảng 3. 3: Chức năng các chân của LCD 16x2 ................................................................ 57 Bảng 3. 4: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 5v ........................................................... 64 Bảng 3. 5: Danh sách linh kiện sử dụng nguồn 3.3v ........................................................ 64 Chương 4 Bảng 4.1: Danh sách nút lệnh của Arduino IDE xii
  13. TÓM TẮT Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi cũng theo đó mà được chú trọng. Nhu cầu của du khách ngày một đa dạng khiến lĩnh vực du lịch phải không ngừng đổi mới, tạo ra nhiều loại hình, lưu trú mới để đáp ứng nhu cầu của khách và tăng sức cạnh tranh. Trong đó, du lịch Homestay, AirBNB là loại hình khá mới mẻ và đang là xu thế được nhiều người lựa chọn hiện nay. Đối với loại hình du lịch mới này, việc quản lý mô hình vẫn còn gặp khó khăn (giờ ra/vào của khách, cân bằng giữa ngân sách và nhân sự, cạnh tranh trên thị trường, …). Với mục tiêu là hệ thống sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư về công việc quản lý thông tin ra/vào của khách dễ dàng hơn, quản lý mô hình hoạt động đơn giản hơn, có thể giảm bớt nhân công để cân bằng tài chính hơn. Nhóm sẽ thực hiện hệ thống thông qua việc tích lũy kiến thức được học tại trường cũng như quan sát và nghiên cứu thực tiễn. Tất cả vì mục đích hoàn thành được mô hình dễ lắp đặt, dễ sử dụng, tiết kiệm điện, mang lại cho người dùng cảm giác tin cậy và an toàn. xiii
  14. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi cũng theo đó mà được chú trọng. Nhu cầu của du khách ngày một đa dạng khiến lĩnh vực du lịch phải không ngừng đổi mới, tạo ra nhiều loại hình, lưu trú mới để đáp ứng nhu cầu của khách và tăng sức cạnh tranh. Trong đó, du lịch Homestay, AirBNB là loại hình khá mới mẻ và đang là xu thế được nhiều người lựa chọn hiện nay. Không những vậy, xu hướng này còn dần được áp dụng phổ biến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Đây cũng là tiền đề để Airbnb, Homestay ra đời. Airbnb, Homestay là những loại hình lưu trú phổ biến hiện nay. Sự khác biệt trong kiến trúc, dịch vụ cung cấp, trải nghiệm… ở từng loại hình giúp du khách dễ dàng lựa chọn nơi nghỉ dưỡng phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, đây là mô hình mới, vì vậy người chủ nhà cho thuê có thể gặp một số khó khăn trong việc quản lý căn hộ, tình hình an ninh của căn hộ và sự an toàn của khách hàng. Một số vấn đề khó khăn khi quản lý mô hình này: • Có airbnb, homestay tại nhiều tỉnh thành và chúng ta gặp vấn đề về việc kiểm soát khách ra vào. • Cảm thấy bất tiện mỗi khi khách yêu cầu giao chìa khóa vào ban đêm • Tốn quá nhiều thời gian, công sức để quản lý hệ thống kinh doanh Airbnb, Homestay. • Hệ thống Airbnb, Homestay rải khắp tại các thành phố lớn mà không quản lý được chặt chẽ, thất thoát doanh thu. Giải pháp giúp thay đổi cách thức quản lý Airbnb, Homestay đó chính là sử dụng hệ thống khóa cửa IoT. Với giải pháp này, khách hàng chỉ có thể vào được phòng khi có key (mã PIN) do phần mềm tạo ra. Để tạo key cho khách hàng, lễ tân bắt buộc phải nhập thông tin lên phần mềm. Do đó, rất khó để gian lận. Đây không chỉ là giải pháp giúp chống thất thoát doanh thu hiệu quả mà nó còn mang lại hình ảnh chuyên nghiệp cho Airbnb, Homestay của chúng ta trong mắt khách hàng (đặc biệt là những du khách nước ngoài). Ngoài ra, để quản lý chặt chẽ hơn, có thể sử dụng thêm một ứng dụng di động đã được kết nối với phần mềm quản lý. Với ứng dụng này, mọi giao dịch từ homestay sẽ được thông báo về điện thoại di động. Đây là một giải pháp quản lý homestay từ xa rất hiệu quả. 1.2 MỤC TIÊU • Tạo mã khóa ngẫu nhiên để cung cấp cho khách hàng 1 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  15. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN • Gửi cho khách hàng qua email và điện thoại • Kết nối wi-fi cho hệ thống và đưa dữ liệu lên Server. • Điều khiển mở khóa bằng mã khóa đã tạo hoặc bằng vân tay. • Giám sát điều khiển thông qua webapp • Có thể xuất dữ liệu thành các file .excel để quản lý 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU • Xác định mục tiêu và giới hạn đề tài. • Tìm hiểu cơ sở lý thuyết. • Thiết kế khối cảm biến, khối hiển thị, khối đưa dữ liệu lên server, thiết kế cách hoạt động mô hình quản lý. • Thiết kế và thi công bộ xử lí. • Viết code cho Arduino Uno R3. • Viết code cho ESP8266 NodeMCU. • Tạo tài khoản và server để liên kết và đưa dữ liệu lên. • Lập trình webapp • Thiết kế mô hình • Lắp ráp các board mạch, cảm biến vào mô hình. • Chỉnh sửa các lỗi điều khiển, lỗi lập trình và lỗi của các thiết bị. • Chạy thử nghiệm hệ thống. • Cân chỉnh hệ thống • Viết sách luận văn. • Báo cáo đề tài tốt nghiệp. 1.4 GIỚI HẠN • Số lượng phòng mô hình: 3. • Hệ thống chỉ ở mức độ giám sát và điều khiển từ xa. • Mô hình được thiết kế vệ với chất liệu: bìa cứng. 1.5 BỐ CỤC Với đề tài: “Thiết kế và thi công hệ thống quản lý mô hình AirBNB, Homestay” thì bố cục đồ án như sau: • Chương 1: Tổng Quan. Chương này trình bày đặt vấn đề dẫn nhập lý do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, nội dung nghiên cứu, các giới hạn thông số và bố cục đề tài. • Chương 2: Cơ Sở Lý Thuyết. Chương này trình bày giới thiệu phần cứng của hệ thống điều khiển, các chuẩn giao tiếp trong quá trình truyền – nhận dữ liệu. 2 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  16. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN • Chương 3: Tính Toàn Thiết Kế. Chương này trình bày về cách tính toán, sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý của các board mạnh của hệ thống: mạch nguồn cung cấp điện áp – dòng điện cho từng bộ xử lí trong hệ thống. • Chương 4: Thi Công Hệ Thống. Chương này trình bày về sơ đồ, cách lập trình, cách kiểm tra các mạch của toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó là hình ảnh thực tế, cũng như kết quả mà hệ thống có tính đến thời điểm hiện tại. • Chương 5: Kết Quả, Nhận Xét và Đánh Giá Chương này trình bày kiến thức, cũng như kỹ năng mà nhóm được sau khi thực hiện đề tài như: sử dụng các cảm biến, truyền – nhận thông tin qua wifi, điều khiển các thiết bị bằng board Arduino Uno R3 và đưa dữ liệu lên web dùng ESP8266 NodeMCU. • Chương 6: Kết Luận và Hướng Phát Triển. Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, đồng thời đưa ra hướng phát triển để có được một đề tài hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu cho cuộc sống. 3 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  17. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HOMESTAY VÀ AIRBNB Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống ngày càng tăng cao khiến cho nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi cũng theo đó mà được chú trọng. Nhu cầu của du khách ngày một đa dạng khiến lĩnh vực du lịch phải không ngừng đổi mới, tạo ra nhiều loại hình, lưu trú mới để đáp ứng nhu cầu của khách và tăng sức cạnh tranh. Trong đó, du lịch Homestay, AirBNB là loại hình khá mới mẻ và đang là xu thế được nhiều người lựa chọn hiện nay. 2.1.1 Homestay Homestay là một loại hình “du lịch xanh” rất thích hợp với những du khách yêu thích khám phá, trải nghiệm văn hóa tại các vùng đất mới. Du lịch Homestay nghĩa là ở tại nhà dân và trở thành một thành viên trong gia đình họ, ăn uống, sinh hoạt chung với người dân để du khách có những trải nghiệm gần gũi và thực tế hơn về đời sống, văn hóa của nơi mà họ đang đặt chân đến. Sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hữu tình trải dài trên toàn bộ đất nước và nền văn hóa vùng miền đa dạng, Việt Nam có tiềm năng để phát triển du lịch Homestay. Hình 2. 1: Căn hộ HomeStay Thời gian qua, đã có rất nhiều Homestay được mở ra, chủ yếu tập trung ở các trọng điểm du lịch như Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hội An, Sapa… Không chỉ thu hút khách trong nước, Homestay còn có sức hấp dẫn đặc biệt với khách nước ngoài – những vị khách luôn muốn có những trải nghiệm thú vị về văn hóa địa phương. Với lượng khách du lịch không ngừng tăng trưởng hằng năm, dự kiến đến năm 2020 đạt trên 4 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  18. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT dưới trên dưới 90 triệu lượt khách du lịch, dịch vụ Homestay hứa hẹn sẽ phát triển sôi động hơn nữa trong thời gian tới. Đáp ứng nhu cầu của giới trẻ – những người yêu thích du lịch giá rẻ, hình thức ở trọ tại nhà người bản địa ra đời, không gian đẹp, dịch vụ tốt mà chi phí lại hợp lý. 2.1.2 AirBNB Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển bùng nổ và dần chi phối phần lớn cuộc sống con người như hiện nay, ứng dụng công nghệ và kinh tế chia sẻ trở thành một xu hướng chiến lược trong kinh doanh. Uber hay Grab là những minh chứng dễ hiểu. Không những vậy, xu hướng này còn dần được áp dụng phổ biến trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Đây cũng là tiền đề để Airbnb ra đời. Airbnb là cụm từ viết tắt từ “Airbed and Breakfast”. Đây là một dịch vụ di động nhằm kết nối người cần thuê nhà, chỗ ở với những người có nhu cầu cho thuê nhà và chỗ ở. Người cần thuê chỉ cần nhập nơi mong muốn, xác nhận thì địa chỉ của căn hộ sẽ được gửi đến. Tất cả việc thanh toán sẽ được thông qua ứng dụng này và nó sẽ thu khoản phí trung gian với cả người thuê và người cho thuê. Hiện nay, mô hình phòng ở trên Airbnb ở nước ta tập trung chủ yếu ở các khu vực trọng điểm như: Đà Lạt, Sapa, TP.HCM, Hà Nội… Với những ưu điểm như giá thuê phòng rẻ hơn nhưng chất lượng dịch vụ vẫn rất tốt, Airbnb ngày càng được nhiều người lựa chọn để đặt phòng thay vì ngủ nghỉ ở khách sạn. Airbnb tạo điều kiện để nhiều người có thể đi du lịch với chi phí rẻ. Bên cạnh đó, Airbnb mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ khi lưu trú. Du khách sẽ được ở tại các căn hộ của người dân bản địa, trải nghiệm đời sống, văn hóa địa phương. Ở một số nước như Mỹ, Úc, Thái Lan, ... hệ thống các khách sạn đã phải bắt đầu chia sẻ thị phần với Airbnb. Tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2017 có khoảng 6.500 cơ sở Airbnb và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại, dự báo một thời kỳ sôi động của Airbnb. Lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh, mục tiêu chạm mốc 10 - 10.5 triệu lượt khách quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa cùng với sự phát triển của Kinh tế - Xã hội... là những điều kiện lý tưởng để Airbnb Việt Nam mở rộng mô hình. Nhiều người dân cũng bắt đầu tận dụng phòng trống, nhà trống để đăng ký kinh doanh Airbnb. Đặc biệt, Airbnb Hà Nội, Airbnb Hồ Chí Minh, Airbnb Nha Trang, Airbnb Vũng Tàu... có sự phát triển mạnh mẽ nhất vì đây đều là những trọng điểm du lịch. Bên cạnh đó, Airbnb mang đến những trải nghiệm độc đáo, mới lạ cho khách lưu trú. Khi lựa chọn phòng trên Airbnb, khách sẽ được ở tại các căn hộ của người dân bản địa, trải nghiệm đời sống, văn hóa thực tế địa phương. Ngoài ra, xu hướng của giới trẻ cũng ngày càng thay đổi. Họ thích những kỳ nghỉ ngắn ngày, có không gian để cùng vui chơi, sinh hoạt với một nhóm bạn. Vì thế, với sự tiện lợi cùng chi phí rẻ thì Airbnb ngày càng các bạn trẻ ưa chuộng. Trong khi đó, các gia đình có phòng trống, căn hộ không sử dụng có thể tận dụng để kinh doanh kiếm thêm thu nhập. Không chỉ tiết kiệm chi phí lưu trú, mang đến trải nghiệm mới mẻ, Airbnb còn mang về doanh thu cho các hộ gia đình có phòng trống, ít sử dụng. 5 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  19. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.2 GIỚI THIỆU VỀ ARDUINO. Arduino là một board mạch vi xử lý được sinh ra tại thị trấn Ivrea ở Ý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-bit. Những model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau. Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++. 2.2.1 Phần cứng Một mạch Arduino bao gồm một vi điều khiển AVR với nhiều linh kiện bổ sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác. Một khía cạnh quan trọng của Arduino là các kết nối tiêu chuẩn của nó, cho phép người dùng kết nối với CPU của board với các module thêm vào có thể dễ dàng chuyển đổi, được gọi là shield. Vài shield truyền thông với board Arduino trực tiếp thông qua các chân khác nhau, nhưng nhiều shield được định địa chỉ thông qua serial bus I2C-nhiều shield có thể được xếp chồng và sử dụng dưới dạng song song. Arduino chính thức thường sử dụng các dòng chip megaAVR, đặc biệt là ATmega8, ATmega168, ATmega328, ATmega1280, và ATmega2560. Một vài các bộ vi xử lý khác cũng được sử dụng bởi các mạch Arduino tương thích. Hầu hết các mạch gồm một bộ điều chỉnh tuyến tính 5V và một thạch anh dao động 16 MHz (hoặc bộ cộng hưởng ceramic trong một vài biến thể), mặc dù một vài thiết kế như LilyPad chạy tại 8 MHz và bỏ qua bộ điều chỉnh điện áp onboard do hạn chế về kích cỡ thiết bị. Một vi điều khiển Arduino cũng có thể được lập trình sẵn với một boot loader cho phép đơn giản là upload chương trình vào bộ nhớ flash on-chip, so với các thiết bị khác thường phải cần một bộ nạp bên ngoài. Điều này giúp cho việc sử dụng Arduino được trực tiếp hơn bằng cách cho phép sử dụng 1 máy tính gốc như là một bộ nạp chương trình. Theo nguyên tắc, khi sử dụng ngăn xếp phần mềm Arduino, tất cả các board được lập trình thông qua một kết nối RS-232, nhưng cách thức thực hiện lại tùy thuộc vào đời phần cứng. Các board Serial Arduino có chứa một mạch chuyển đổi giữa RS232 sang TTL. Các board Arduino hiện tại được lập trình thông qua cổng USB, thực hiện thông qua chip chuyển đổi USB-to-serial như là FTDI FT232. Vài biến thể, như Arduino Mini và Boarduino không chính thức, sử dụng một board adapter hoặc cáp nối USB-to-serial có thể tháo rời được, Bluetooth hoặc các phương thức khác. (Khi sử dụng một công cụ lập trình 6 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
  20. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT vi điều khiển truyền thống thay vì ArduinoIDE, công cụ lập trình AVR ISP tiêu chuẩn sẽ được sử dụng.) Board Arduino sẽ đưa ra hầu hết các chân I/O của vi điều khiển để sử dụng cho những mạch ngoài. Diecimila, Duemilanove, và bây giờ là Uno đưa ra 14 chân I/O kỹ thuật số, 6 trong số đó có thể tạo xung PWM (điều chế độ rộng xung) và 6 chân input analog, có thể được sử dụng như là 6 chân I/O số. Những chân này được thiết kế nằm phía trên mặt board, thông qua các header cái 0.10-inch (2.5 mm). Nhiều shield ứng dụng plug-in cũng được thương mại hóa. Các board Arduino Nano, và Arduino-compatible Bare Bones Board và Boarduino có thể cung cấp các chân header đực ở mặt trên của board dùng để cắm vào các breadboard. Có nhiều biến thể như Arduino-compatible và Arduino-derived. Một vài trong số đó có chức năng tương đương với Arduino và có thể sử dụng để thay thế qua lại. Nhiều mở rộng cho Arduino được thực thiện bằng cách thêm vào các driver đầu ra, thường sử dụng trong các trường học để đơn giản hóa các cấu trúc của các robot nhỏ. Những board khác thường tương đương về điện nhưng có thay đổi về hình dạng-đôi khi còn duy trì độ tương thích với các shield, đôi khi không. Vài biến thể sử dụng bộ vi xử lý hoàn toàn khác biệt, với các mức độ tương thích khác nhau. 2.2.2 Arduino Uno R3 Arduino Uno là một bo mạch vi điều khiển dựa trên ATmega328. Arduino là một nền tảng mã nguồn mở, nguyên mẫu và tính đơn giản của nó làm cho nó trở thành lý tưởng cho những người có sở thích sử dụng cũng như các chuyên gia. Arduino Uno có 14 chân đầu vào/ra kỹ thuật số (trong đó 6 có thể được sử dụng làm đầu ra PWM), 6 đầu vào tương tự, bộ tạo dao động 16 MHz, kết nối USB, giắc cắm nguồn, tiêu đề ICSP và nút đặt lại. Nó chứa mọi thứ cần thiết để hỗ trợ vi điều khiển, chỉ cần kết nối nó với một máy tính bằng cáp USB hoặc cấp điện cho nó bằng bộ chuyển đổi AC-to-DC hoặc pin để bắt đầu. Arduino Uno khác với tất cả các bo mạch trước ở chỗ nó không sử dụng chip điều khiển FTDI USB- to-serial. Thay vào đó, nó có chip vi điều khiển Atmega8U2 được lập trình như một bộ chuyển đổi từ USB sang nối tiếp. "Uno" có nghĩa là một trong tiếng Ý và được đặt tên để đánh dấu bản phát hành sắp tới của Arduino 1.0. Arduino Uno và phiên bản 1.0 sẽ là phiên bản tham khảo của Arduno, tiến lên phía trước. Uno là phiên bản mới nhất trong một loạt các bo mạch USB Arduino và mô hình tham chiếu cho nền tảng Arduino. 7 BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP – Y SINH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2