intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỌC CHỮ KHẮC MỸ THUẬTTRÊN HÒN ĐÁ CỔ SAPA

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Những hòn đá khắc hình người thể hiện bằng những nét khắc đơn giản, sơ lược, mang tính ước lệ. Một số chạm hình cặp nam nữ liền nhau, khắc rõ bộ phận sinh dục cố ý phóng to hoặc nối liền với nhau. Người ta cho rằng đó là biểu hiện tính chất phồn thực thường thấy trong tín ngưỡng của các cư dân nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỌC CHỮ KHẮC MỸ THUẬTTRÊN HÒN ĐÁ CỔ SAPA

  1. ĐỌC CHỮ KHẮC TRÊN HÒN ĐÁ CỔ SAPA
  2. Những hòn đá khắc hình người thể hiện bằng những nét khắc đơn giản, sơ lược, mang tính ước lệ. Một số chạm hình cặp nam nữ liền nhau, khắc rõ bộ phận sinh dục cố ý phóng to hoặc nối liền với nhau. Người ta cho rằng đó là biểu hiện tính chất phồn thực thường thấy trong tín ngưỡng của các cư dân nông nghiệp. Những hòn đá khắc thể hiện Công cụ những vật dụng hàng ngày như: hình Cối xay, hình
  3. Thớt, hình Bánh xe, Guồng nước, hoặc có cả hình Nhà... Song điển hình chiếm đại đa số và phổ biến là khắc Hình Thắng Đồ, tổng hợp tất cả những loại nét khắc, nó mang tính ước lệ và ký hiệu, mà người xưa đã thể hiện. Trên đó thấy: những thửa ruộng bậc thang, những nương ngô, hoa màu bằng những nét song hành. Những mái nhà, cụm dân cư bằng những nét, mảng hình vuông, hay chữ nhật...Đứng trên núi tại Mường Hoa, khảo sát, ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh thung lũng từ trên cao xuống, thấy hình dòng suối Hoa, thấy những con đường mòn trên núi mờ tỏ, những chỉ lưu của suối, những ruộng bậc thang, những mái nhà như là những mảng, những miếng. Bất giác ta so sánh với những hình khắc đá dạng hình thắng đồ trên đá, ta nhận thấy chúng có ý nghĩa hiện thực nhất định. Người xưa đã sử dụng các nét thẳng, nét cong, mảng hình vuông, hoặc hình chữ nhật, nét hình tròn, nét thẳng, nét hình chữ thập, nét xoắn ốc, nét chữ (S), nét bắt chéo, nét lượn, nét song hành, khá phổ biến trên nhiều hòn đá khắc phản ảnh về địa dư, khu vực cư trú của người xưa ở thung lũng Mường Hoa SaPa. Điều muốn đề cập ở đây là Hòn đá khắc có chữ ở triền núi Lý Lao Chải gần Hầu Thào, được các nhà nghiên cứu rất chú ý. 1. Tiếp cận thấy mặt đá khắc 5 dòng chữ (trong đó: dòng thứ hai chỉ có 1 chữ). Các nét chữ trông giống nét của chữ (n), (m) và các nét sổ thẳng, ở giữa các dòng chữ có những nét đục chấm dỗ của đá. Với những nét móc thẳng và cong thoáng nhìn
  4. giống kiểu chữ Thái. Cách trình bày các dòng và khoảng cách chữ có hàng lối. Bản khắc đá này đã được in rập, và Triển lãm: ảnh và Bản rập về bãi đá cổ Sa Pa tại Bảo tàng Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (8-2006), tại đây còn có Hội thảo: Bãi đá cổ và những vấn đề liên quan, song bản chữ khắc này vẫn chưa ai đọc ra nội dung. Trong “Hội nghị: Thông báo Khảo Cổ Học toàn quốc lần thứ 41- (hai ngày 28 và 29 tháng 9 năm 2006 - tại Hội trường lớn ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam - số 1 Liễu Giai Hà Nội), nhà nghiên cứu Lê Trọng Khánh (đã từng tiên phong nghiên cứu về khắc đá cổ Sa Pa từ những năm 1960- 1962) và nhà nghiên cứu Bùi Thiết cũng đưa bản rập hòn đá khắc này ra thông báo: phát hiện về một bản chữ khắc cổ ở Sapa, coi đây là bản chữ rất cổ ở Sapa, nhưng rất tiếc cũng chưa dịch được nội dung. Các nhà nghiên cứu chữ cổ trước đây đã tiếp cận với những bản chữ khắc trên đá cổ ở Sapa cũng đều không có giải mã. Hòn đá khắc này không lớn, ta đi quanh được. Nét khắc chữ mờ lẫn với màu rêu phong, nên rất khó xem đọc, cho dù ở ngay thực địa. Mặt khác, nếu không nhận ra chiều khắc của người xưa, không nhận diện được loại chữ khắc là loại gì, thì cũng không đọc được. Muốn cho rõ chữ khắc để tìm hiểu, giải mã bản chữ khắc trên đá này phải áp giấy dó lên và rập cho nổi nét chữ khắc. Ngoài bức ảnh tôi chụp tại thực địa nguyên dạng hòn đá trong thiên nhiên, còn chụp thêm bức bản rập hòn đá này, khi giấy còn
  5. dính sát mặt đá, nổi lên toàn bộ bản chữ khắc. Đó là ảnh bản rập chưa bóc tách khỏi mặt đá, nên ta thấy bên cạnh hòn đá còn có các lá ngọn cây, cổ liền kề. (xem ảnh minh hoạ). 2. Xem - đọc bản khắc: nếu không xác định đúng chiều thuận của chữ khắc, thì không thể nhận ra loại chữ khắc là chữ gì, và ắt cũng không đọc được nội dung là gì. Xem ngược bản khắc này thì trông nó giống kiểu chữ Thái. Tôi cố tìm chiều của chữ khắc, và khi xác định đúng chiều, tôi đã đọc ra bản chữ khắc trên đá này, nó là loại chữ theo hệ Latinh. Nói xác định đúng chiều là: dựa vào chiều mọc lên của ngọn lá cây, so với độ nghiêng, chếch lên của hòn đá theo hướng mặt trời. Chiều chếch lên của mặt đá cũng là chiều thuận để người xưa chạm khắc (Vì không ai làm ngược lại bằng việc chúc đầu xuống mặt dốc của hòn đá mà khắc chữ cả). Nhờ vậy, tôi đã tìm đúng chiều đọc bản chữ của người xưa khắc trên đá. Đọc ra nội dung bản chữ khắc: Chữ khắc trên đá này không theo chiều dọc, mà thuận theo chiều ngang (từ trái sang phải). Đọc 5 dòng chữ khắc, từ dòng trên xuống dòng dưới, lần lượt: Dòng 1 : (có 3 chữ) (Lên) (chỗ) (đá) Dòng 2: (có 1 chữ) (Bố) Dòng 3: (có 2 chữ) (Mẹ) (mà )
  6. Dòng 4: (có 2 chữ) (ăn) (nằm) Dòng 5: (!) (!) là các vết cách khoảng chữ tiếp sau thấy rõ 4 nét sổ thẳng, có thể là dấu chấm thán. Nội dung bản chữ là: “Lên chỗ đá Bố Mẹ mà ăn nằm.. !!!”. 3. Nhận xét: - Nội dung chữ khắc theo khẩu ngữ (lối văn nói dân dã). Về ý nghĩa ta xét đoán: Có thể là ý tưởng tâm linh, chỉ bảo đến nơi cầu phồn thực; cầu sự sinh sôi con cái duy trì nòi giống: sinh đẻ được, nuôi sống được, trưởng thành và tồn tại; mong muốn phù trợ an cư, lạc nghiệp để phát triển của cư dân. Chỉ bảo chỗ ăn nằm: với hướng đạo của những hình khắc trai gái tình tự. Điểm rất đáng lưu ý cho các ý trên là: Hòn đá khắc chữ này nằm trong khu vực có hòn Đá Bố và hòn Đá Mẹ (được truyền tụng trong truyền thuyết). Khu vực này có những hòn đá khắc hình những cặp nam nữ đang giao hợp. Do vậy ta thấy nội dung bản chữ khắc trên đá này có liên hệ đến các bản đá có khắc hình người. - Nhận diện được mặt chữ và đọc ra nội dung của bản khắc đá này theo chữ quốc ngữ, đã phá toang những gì gọi là quá xa xưa bí hiểm. Chữ khắc tuy có hàng lối nhưng còn rất nguệch ngoạc. Qua đó ta có thể xác định: bản chữ khắc trên đá này không lấy gì làm cổ lắm như lâu nay người ta vẫn tưởng. Bởi chữ quốc ngữ ra đời gần thời hiện đại.
  7. Đọc ra nội dung Bản chữ khắc này là góp thêm vào nhận định niên đại, cũng như giá trị một loại khắc đá ở Sa pa, rằng: nó không quá xa xưa bí ẩn như một số nghiên cứu trước đây giả định. Ngoài ra còn một số dạng chữ khác như loại gần với chữ Hán, nhưng không phải chữ Hán. Vết khắc còn hằn khá sâu chứng tỏ không xa xưa lắm. Hoặc dạng chữ gần với loại chữ viết bùa chú của người Tày, người Dao. Tất cả các dạng chữ trên đều không nhận ra cấu trúc chữ nên không rõ về ngữ vựng. Có thể là “quá bí ẩn”, có thể là trình độ sơ sài mà khắc không chuẩn về chữ, nên xoay các chiều không nhận ra nó là bộ chữ gì để mà đọc dịch luận nghĩa. Do vậy các dạng chữ trên, các nhà nghiên cứu chữ cổ đều không giải mã được. Đây cũng là mạo muội để kết luận về nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2