Mời các em học sinh cùng xem qua đoạn trích Giải bài tập Lực hướng tâm SGK Lý 10 để nắm rõ nội dung của tài liệu hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Lực ma sát SGK Lý 10
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Lực hướng tâm
I. Lực hướng tâm
1.Định nghĩa: Lực hướng tâm là lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm.
2. Công thức :
II. Chuyển động li tâm
Trong chuyển động tròn của một vật, khi lực ma sát nghỉ cực đại không đủ lớn để đóng vai trò của lực hướng tâm, lúc này vật trượt trên mặt tiếp xúc rồi văng ra theo phương tiếp tuyến quỹ đạo. Chuyển động này gọi là chuyển động li tâm
B. Giải bài tập trang 82,83 SGK Vật Lý lớp 10: Lực hướng tâm
Bài 1 Lực hướng tâm trang 82 SGK Vật Lý 10
Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Lực hướng tâm là lực (hay hợp của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm.
________________________________________
Bài 2 Lực hướng tâm trang 82 SGK Vật Lý 10
a) Lực hướng tâm có phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn hay không?
b) Nếu nói (trong ví dụ sgk) vật chịu 4 lực P, N, Fmsn , Fht thì đúng hay sai? Tại sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
a) Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới như lực hấp dẫn, lực hướng tâm có thể là một lực hoặc hợp lực của các lực chúng ta đã học
b) b) Nếu nói (trong ví dụ sgk) vật chịu 4 lực P, N, Fmsn , Fht thì sai
________________________________________
Bài 3 Lực hướng tâm trang 82 SGK Vật Lý 10
Nêu một vài ứng dụng của chuyển động li tâm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
máy vắt li tâm
________________________________________
Bài 4 Lực hướng tâm trang 82 SGK Vật Lý 10
Một vật có khối lượng m = 20g đặt ở mép một chiếc bàn quay. Hỏi phải quay bàn với tần số vòng lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị văng ra khỏi bàn? Cho biết mặt bàn hình tròn, bán kính 1m. Lực ma sát nghỉ cực đại bằng 0,08N.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Ta có: f = 1/T = w/2π => w = 2πf = w² = 4π² f²
Lực hướng tâm tác dụng vào vật:
F = mw²r = m.4 π² f²r = 20.10 -³ . 4 .(3,14)² .f² = 8.10-² . 9,8596 .f²
Để vật không văng ra khỏi mặt bàn ta phải có:
F = Fmsn ⇔ 8.10-² . 9,8596 . f² = 8.10-²
Vậy muốn vật không bị văng ra khỏi mặt bàn thì tần số quay của bàn lớn nhất là: f = 0,31 s-1
Để tham khảo Giải bài tập Lực hướng tâm SGK Lý 10 dễ dàng hơn, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website TaiLieu.VN để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Bài toán về chuyển động ném ngang SGK Lý 10