Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích Giải bài tập Lực ma sát SGK Lý 10 dưới đây để nắm phương pháp giải bài tập cụ thể hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Lực đàn hồi của lò xo. Định luật húc
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Lực ma sát
I. Lực ma sát trượt
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt
+ Có hướng ngược hướng của vận tốc
+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
+ Ta có: Fms = μt. N, trong đó μt
là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.
II. Lực ma sát lăn
+ Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật rơi với bề mặt mà vật lăn trên đó để cản trở chuyển động lăn
+ Lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt
III. Lực ma sát nghỉ
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật rơi với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi nó bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.
+ Có độ lớn cực đại, độ lớn cực đại lớn hơn lực ma sát trượt
B. Giải bài tập trang 78,79 SGK Vật Lý lớp 10: Lực ma sát
Bài 1 Lực ma sát trang 78 SGK Vật Lý 10
Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt
+ Có hướng ngược hướng của vận tốc
+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực, không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật
________________________________________
Bài 2 Lực ma sát trang 78 SGK Vật Lý 10
Hệ số ma sát trượt là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức của lực ma sát trượt?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
+ Ta có: Fms = μt. N, trong đó μt
là hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.
Các em vui lòng đăng nhập website TaiLieu.VN để download Giải bài tập Lực ma sát SGK Lý 10 về máy tham khảo chi tiết hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập tiếp theo Giải bài tập Lực hướng tâm SGK Lý 10