intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Mầm non: Chủ đề Nước hiện tượng tự nhiên

Chia sẻ: Hà Dung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Mầm non "Chủ đề Nước hiện tượng tự nhiên" giúp trẻ nghiên cứu khám phá về mưa( Tại sao lại có mưa, các hiện tượng xuất hiện trước khi có mưa, các loại mưa,…); Trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ ( Điện thoại…) để nghiên cứu về mưa; chụp ảnh, quay video cảnh trời mưa…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Mầm non: Chủ đề Nước hiện tượng tự nhiên

  1. GIÁO ÁN MƯA- 5E Chủ đề: Nước hiện tượng tự nhiên. Tên bài dạy: Tìm hiểu về mưa. Đối tượng: 4- 5 tuổi. Thời gian: 40- 45’. Số lượng:
  2. Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Nhóm 6 ( Mai, Sinh, Đồng Lan, Hạnh). I. Mục đích- Yêu cầu. 1. Các thành tố đạt được. - Khoa học: Trẻ nghiên cứu khám phá về mưa( Tại sao lại có mưa, các hiện tượng xuất hiện trước khi có mưa, các loại mưa,…) - Công nghệ: Trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ ( Điện thoại…) để nghiên cứu về mưa; chụp ảnh, quay video cảnh trời mưa… - Nghệ thuật: Biết chọn góc độ để chụp ảnh sao cho đẹp. - Kỹ thuật: Trẻ biết sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin cần thiết và chụp ảnh. - Toán học: Trẻ biết về sơ đồ của sự tuần hoàn của nước. 2. Kỹ năng( 4C). - Trẻ trao đổi, thảo luận với nhau về mưa. - Trẻ thảo luận, hợp tác với nhau để làm các thí nghiệm về nước mưa vào nước sinh hoạt,… - Trẻ nhận xét, đặt câu hỏi , nêu ý kiến bản thân với các nhóm khác và cô giáo. - Trẻ biết tạo phong cảnh trang trí để chụp ảnh về mưa sao cho đẹp. 3. Thái độ. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động của lớp và của nhóm. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập. II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng của cô. - 4 ĐT, Đồ dùng để trang trí góc chụp ảnh, đồ dùng để làm thí nghiệm. 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phục phù hợp, áo mưa. III. Phương pháp tiến hành. HĐ của HĐ của trẻ cô
  3. 1. Gắn kết. - Các con ơi! Lại đây với cô nào. - Bây giờ chúng mình cùng nhau nhắm mắt lại và lắng nghe xem chúng mình nghe được những âm thanh gì nhé. ( Cô cho trẻ nhắm mắt lắng nghe trong một phút). - Rồi, giờ chúng mình cùng nhau mở mắt ra và kể cho cô và các bạn nghe chúng mình đã nghe được ngững gì nào. ( Cô cho trẻ tự do nêu ý kiến của mình). - Vì bây giờ ngoài trời đang mưa nên chúng ta có thể nghe được rất rõ tiếng nước mưa rơi phải không nào. - Vậy các con có biết được điều gì vè mưa không? ( Cô cho trẻ tự do nói hiểu biết của mình về mưa). - Các con có biết tại sao lại có mưa không? - Tại sao có những cơn mưa kéo dài nhưng cũng có những con mưa nhanh hết? - Tại sao sau khi mưa thường hay xuất hiện cầu vồng? - Tại sao cùng một đoạn đường ngắn lại có chỗ mưa, chỗ không? - Tại sao trời nắng mà vẫn có mưa? - Con có thể uống nước mưa không? - Nước mưa với nước chúng ta hay dùng hàng ngày có gì khác nhau không? - À để biết được chúng mình đã trả lời đúng chưa thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và thí nghiệm về mưa và nước mưa nhé.
  4. 2. Khám phá, khảo sát. - Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành ba nhóm và phát cho mỗi nhóm một chiếc điện thoại để chúng mình sẽ tìm hiểu về mưa và bút chì, giấy A4 để chúng mình ghi chép lại những phát hiện của nhóm mình nhé. Và lưu ý là mỗi nhóm chúng ta chỉ được tìm hiểu trong thời gian là 15’, cô sẽ đặt báo thức để tính thời gian, khi nào báo thức kêu thì thời gian nghiên cứu kết thúc vậy nên chúng mình phải tìm hiểu thật nhanh và chính xác nhé. - Bây giờ chúng ta có 3 vấn đề cần nghiên cứu đó là: + Đầu tiên: Nghiên cứu về các tính chất của nước mưa so với nước dùng hàng ngày ( màu, sắc, mùi, vị của nước thường với nước mưa, sự tan trong nước của các vật trong nước thường và nước mưa…) + Thứ hai là: các loại mưa, khi nào thì cầu vồng xuất hiện, biểu hiện của bầu trời khi trời sắp có mưa… + Thứ 3 là: Sự bốc hơi của nước, ghi chép kết quả và tìm hiểu về sự tuần hoàn của nước. - Cô dắt trẻ ra khu vực để đồ thí nghiệm giới thiệu rồi cho trẻ về nhóm thực hiện tự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề của nhóm mình. - Cô quan sát, hỗ trợ trẻ khi trẻ có yêu cầu. 3. Giải thích, chia sẻ. - Cô cho trẻ chia sẻ thành quả nghiên cứu của nhóm mình. - Cô giáo tổng hợp lại những gì trẻ nghiên cứu được và giáo dục trẻ: Vậy là chúng mình đã biết được khi nào trời sắp có mưa rồi vậy nên khi nào mà chúng mình ra khỏi nhà mà thấy trời có hiện tượng sắp mưa thì chúng mình nhớ mang ô nhé, và nước mưa cung không thể uống chực tiếp mà phải uống nước lọc đun sôi để nguội nhé. - Vừa rồi chúng mình đã tìm hiểu về mưa rồi, bây giờ các nhóm hãy tham gia làm những nhiếp ảnh gia nhí tự trang trí góc chụp ảnh của nhóm mình và chụp những bức ảnh thật đẹp và trình chiếu lên cho cả lớp cùng thưởng thức nhé. - Cô cho trẻ chụp ảnh rồi trình chiếu hình ảnh của nhóm mình.
  5. 4. Áp dụng. - Cô cho trẻ mặc áo mưa rồi đi ra ngoài trời để cảm nhận. - Mở rộng: (Cô cho trẻ vào lớp) Các con ạ, ngoài những điều mà chúng mình vừa nghiên cứu được về mưa thì vẫn còn rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa khám phá hết được đấy ví dụ như là độ ẩm không khi trước và sau khi trời mưa này… và còn rất nhiều điều kì diệu nữa, vì vầy về nhà chúng mình hãy tìm hiểu thêm nhé. 5. Đánh giá. - Cô cho trẻ đánh giá về những gì các nhóm khác và nhóm mình đã làm được trong buổi học hôm nay, đánh giá các bạn trong nhóm mình. - Nếu giờ học sau lại học về mưa nữa các con muốn nghiên cứu về diều gì? - Cô đánh giá lại và cho trẻ thu dọn đồ dùng để chuyển sang hoạt động tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2