HOẠT ĐỘNG 2 . Hình thành khái niệm công cơ học
GV: Đưa hai hình 13.1 và 13.2 lên màn hình. Thông báo:
+ Con bò kéo một chiếc xe di chuyển, trường hợp này con bò đã thực hiện công cơ học.
+ Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, dù rất mệt nhưng trong trường hợp này người lực sĩ không thực hiện công cơ học.
Yêu cầu HS theo dõi và trả lời
HS: Quan sát hình, xung phong trả lời
GV: Có thể gợi ý thêm nếu HS trả lời chưa được.
H: Để chiếc xe di chuyển con bò phải làm gì?
→ Tác dụng lực kéo làm xe di chuyển.
H: Để giữ quả tạ nằm yên trên tay người lực sĩ?
→ Tác dụng lực giữa quả tạ đứng yên.
H: Cả 2 trường hợp đều có lực tác dụng nhưng khác nhau ở điểm nào?
→ Xe có di chuyển còn quả tạ thì đứng yên.
GV: Chốt lại , yêu cầu HS trả lời rút ra kết luận.
HS: Rút ra kết luận
GV: Giải thích vì sao là công của lực.
GV: Cho HS trả lời , để củng cố kiến thức (chiếu lên màn hình).
HS: Thảo luận nhóm trả lời
GV: Giải thích rõ ràng đáp án (lực → di chuyển).
HS: Thảo luận tiếp
: a. Lực kéo của đầu tàu.
b. Trọng lực.
c. Lực kéo của người công nhân.
GV: Chốt đáp án, giải thích rõ các lực tác dụng làm vật di chuyển → công cơ học.
Các em đã biết được khi nào có công cơ học, hãy lấy vài ví dụ có công cơ học và không có công cơ học trong thực tế.
HS: cho ví dụ.
GV: Nếu HS lấy ví dụ sai thì sửa và giải thích. ĐVĐ: “Không lẽ công nào cũng như nhau, phải có công lớn công bé rõ ràng, vậy làm thế nào để xác định công nào lớn công nào bé” → II
HOẠT ĐỘNG 2. Lập công thức tính công cơ học.
H: Dựa vào kết luận trên, hãy cho biết để có công cơ học cần có gì?
- HS: ……………… lực tác dụng làm vật di chuyển.
H: Hãy dự đoán xem nếu lực tác dụng càng mạnh và vật chuyển dời một quãng đường càng dài thì công sẽ như thế nào?
- HS: ……………………… công càng lớn.
H: Vậy độ lớn của công cơ học phụ thuộc những yếu tố nào?
- HS: Lực tác dụng F và quãng đường dịch chuyển.
H: Nếu gọi A là công, F là lực tác dụng, S là quãng đường vật di chuyển → công thức?
- HS: Thông báo công thức.
- GV: Hợp thức hoá công thức → ghi
- HS: Ghi công thức.
- GV: Thông báo cho HS về đơn vị tính công, gọi HS đọc chú ý.
- HS: Đọc chú ý.
- GV: Giải thích rõ chú ý.
* Tích hợp GDBVMT:
- Khi có lực tác dụng vào vật, nhưng vật không di chuyển thì không có công cơ học, nhưng con người và máy móc vẫn tiêu tốn năng lượng. Trong giao thông vận tải, các đường gồ ghề làm các phương tiện di chuyển khó khăn, máy móc cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Tại các đô thị lớn, mật độ giao thông đông, nên thường xảy ra tắc đường. Khi tắc đường, các phương tiện tham gia giao thông vẫn nổ máy tiêu tốn năng lượng vô ích đồng thời toả ra môi trường nhiều chất khí độc hại.
- Giải pháp: Cải thiện chất lượng đường giao thông và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ách tắc giao thông, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
|
I. Khi nào có công cơ học?
1. Nhận xét.
2. Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
- Công cơ học là công của lực và được gọi tắt là công.
3. Vận dụng.
II.Công thức tính công.
1. Công thức.
A = F.s
Trong đó:
+ A: công của lực F (J)
+ F: lực tác dụng vào vật (N)
+ s: quãng đường vật di chuyển (m)
Khi F = 1N, s = 1m → A = 1N.m
Đơn vị công là Jun, kí hiệu J
→ 1J = 1Nm
2. Vận dụng.
C5: Công của lực kéo của đàn bầu
A = F.s = 5000 . 1000 = 5000000 (J)
C6: Công của trọng lực P.
F = P = 10m = 10 . 2 = 20N
→ A = P.s = 20 . 6 = 120 (J)
|