Giáo trình Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa - MĐ01: Trồng ca cao xen dừa
lượt xem 36
download
Giáo trình Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa là mô đun thứ 1 trong chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc nhận biết đặc điểm thực vật học và nhu cầu sinh thái cây ca cao, đánh giá cây che bóng trong vườn, giống và phương pháp nhân giống ca cao, chăm sóc ca cao trước trồng và chuẩn bị đất và trồng ca cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa - MĐ01: Trồng ca cao xen dừa
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ VÀ TRỒNG CA CAO XEN DỪA MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG CA CAO XEN DỪA Trình độ: Sơ cấp nghề
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01 2
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, lĩnh vực dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ trên thế giới, lĩnh vực nông nghiệp nói chung và nghề Trồng ca cao xen dừa ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề Trồng ca cao xen dừa đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo các mô đun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun 01: Chuẩn bị và trồng ca cao là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức trang bị lý thuyết và thực hành cơ bản. Trong quá trình thực hiện, tập thể giáo viên biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu về kỹ thuật trồng ca cao xen dừa trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tập thể giáo viên biên soạn chân thành mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay. Tập thể giáo viên biên soạn xin chân thành cảm ơn. Tham gia biên soạn 1. Trần Chí Thành (chủ biên) 2. Đinh Viết Tú 3. Nguyễn Văn Dũng 4. Đinh Thị Đào 5. Nguyễn Thanh Bình 3
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền 2 Lời giới thiệu 3 Mục lục 4 Mô đun Chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa 6 Bài 1. Đặc điểm thực vật học và nhu cầu sinh thái cây ca cao 9 1. Đặc điểm thực vật học 9 1.1 Rễ 9 1.2 Thân 10 1.3 Lá 13 1.4 Hoa 15 1.5 Trái 16 1.6 Hạt 17 2. Nhu cầu sinh thái 19 2.1 Khí hậu 19 2.2 Gió 19 2.3 Đất đai 19 2.4 Nước 20 2.5 Bóng che 21 Bài 2. Đánh giá bóng che trong vườn 23 1. Sự cần bóng che và vai trò cây che bóng 23 1.1 Sự cần bóng che 23 1.2 Vai trò cây che bóng 24 2. Đánh giá khả năng che bóng trong vườn 24 2.1 Nhu cầu bóng che 24 2.2 Đánh giá mức độ bóng che 25 2.3 Điều chỉnh bóng che 26 Bài 3. Giống và phương pháp nhân giống 28 1. Đặc điểm một số giống ca cao 28 2. Các phương pháp nhân giống ca cao 32 2.1 Nhân giống bằng hạt 32 2.2 Nhân giống bằng cành giâm 35 2.3 Nhân giống bằng cách ghép 36 Bài 4. Chăm sóc cây con trước trồng 41 1. Giữ ẩm cho cây con 41 1.1 Nhu cầu nước của cây giống 41 4
- 1.2 Cách tưới 44 2. Cung cấp dinh dưỡng 48 2.1 Chọn phân bón 48 2.2 Lượng phân cần bón 50 2.3 Cơ sở bón phân cho cây giống 50 2.4 Cách bón phân 51 3. Phòng trừ sâu bệnh 52 3.1 Phòng trừ sâu hại 52 3.2 Phòng trừ bệnh hại 54 4. Phân loại, bố trí cây giống 54 4.1 Phân loại cây 54 4.2 Bố trí cây 55 Bài 5. Chuẩn bị đất và trồng ca cao 56 1. Chọn kích thước hố (mô) 56 2. Đào hố (đắp mô) 56 3. Xử lý hố 57 4. Bón lót 57 5. Chọn cây 58 6. Trồng cây 58 7. Trồng dặm cây chết 61 Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 62 Tài liệu tham khảo 69 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo 70 trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề 70 trình độ sơ cấp 5
- MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ VÀ TRỒNG CA CAO XEN DỪA Mã mô đun: MĐ01 Mô đun chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa là mô đun thứ 1 trong chương trình dạy nghề Trồng ca cao xen dừa trình độ sơ cấp. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc nhận biết đặc điểm thực vật học và nhu cầu sinh thái cây ca cao, đánh giá cây che bóng trong vườn, giống và phương pháp nhân giống ca cao, chăm sóc ca cao trước trồng và chuẩn bị đất và trồng ca cao. Đây là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc, mang tính tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành chăm sóc ca cao. Sau khi học xong mô đun này, học viên lựa chọn được các biện pháp kỹ thuật cần thiết trong nhiệm vụ chuẩn bị và trồng ca cao xen dừa nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất ca cao và hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Kết quả học tập được đánh giá thông qua sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ NHU CẦU SINH THÁI CÂY CA CAO Mã bài: MĐ 01 - 01 Giới thiệu: Để thực hiện được mô hình trồng ca cao xen trong vườn dừa, người trồng cần có kiến thức cơ bản về đặc điểm của rễ, thân, lá, hoa, trái, hạt… và các nhu cầu sinh thái của cây ca cao, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cây ca cao sinh trưởng, phát triển tốt nhất và cho năng suất cao. Mục tiêu: Biết được đặc điểm thực vật học và các yêu cầu sinh thái đối với cây ca cao từ đó đưa ra quy trình kỹ thuật trồng xen ca cao trong vườn dừa đạt hiệu quả. A. Nội dung 1. Đặc điểm thực vật học 6
- 1.1. Rễ Hạt sau khi nẩy mầm, rễ mọc rất nhanh và có nhiều rễ ngang mọc thẳng góc quanh rễ trụ. Ba tháng đầu rễ có thể phát triển hơn 25 cm. Để tránh rễ cong khi ươm cây, cần chọn bầu đất đủ dài để rễ phát triển trong 3 - 4 tháng đầu. Hình 1.1: Rễ ca cao Rễ trụ tiếp tục phát triển khi bị cắt ngang nên khi trồng ta cắt bỏ phần rễ cong trong bầu đất mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng tiếp theo của rễ. Khi cây được 3 năm tuổi, rễ trụ dài khoảng 1,5 1.2:mét.cái phát triển sau Hình - 2 Rễ Trên suốt chiều khi cắt bỏ phần cong dài của rễ trụ có rất nhiều rễ ngang mọc ra và phân nhánh với rất nhiều rễ con, tập trung chủ yếu ở vùng rễ phía dưới cổ rễ khoảng 20 cm . Biện pháp tủ gốc để giữ và kéo dài ẩm độ đất trong mùa khô rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động của lớp rễ ngang này trong quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước. Hình 1.3: Rễ ca cao tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 7
- Đối với sự phát triển rễ của cành giâm, lúc đầu chỉ xuất hiện những rễ ngang. Trong số các rễ ngang sẽ có một vài rễ phát triển theo hướng thẳng đứng hình thành một hay nhiều rễ trụ. Sau khoảng 2 năm tuổi, cành giâm sẽ có rễ trụ gần giống như bộ rễ của cây trồng từ hạt. 1.2 Thân 1.2.1 Thân phát triển từ hạt Sự phát triển của thân có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Hạt nẩy mầm thượng địa (lá mầm nhô lên khỏi mặt đất). Đoạn thân dưới lá mầm không có mầm bất định là nơi để ghép khi nhân giống vô tính mà không sợ bị lẫn giống. Giai đoạn 2: Lá mầm mở, 4 lá đầu tiên phát triển, đốt rất ngắn. Lá tăng trưởng diện tích và đốt kéo dài. Khi lá thuần thục, đợt sinh trưởng kế tiếp bắt đầu với sự xuất hiện lá non trên các đốt rất ngắn. Mỗi đợt sinh trưởng kéo dài khoảng 6 tuần, đốt dài ra trong thời gian này. Tùy theo điều kiện môi trường, trong giai đoạn này thân có thể cao lên từ 0,5 - 2,0 m. Hình 1.4: Thân phát triển từ hạt phát triển thẳng đứng trong giai đoạn đầu Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao. Cành ngang trên đỉnh ngọn phát triển (5 cành đối với nhóm Forastero và Trinitario; 3 cành đối với 8
- Criollo) tạo tầng cành đầu tiên. Cành ngang phát triển theo hướng nằm ngang hoặc nghiêng và lá đính trên cành ngang theo vị trí đối cách trong khi thân chính mọc thẳng đứng và lá đính hình xoắn ốc. Nếu đỉnh ngọn bị tổn thương trước khi phát triển tầng cành, chồi bên ở nách lá tăng trưởng theo hướng thẳng đứng thành chồi vượt và sau đó cũng phân cành ngang như thân chính. Hình 1.5: Tăng trưởng dừng lại, tầng cành đầu tiên xuất hiện Một thời gian sau khi tầng cành xuất hiện, chồi bên ở các nách lá phát triển và tăng trưởng thẳng đứng (đôi khi hàng năm sau khi tầng cành đầu tiên xuất hiện) sự phát triển của chồi bên diễn tiến như giai đoạn 3 trên thân chính. Sự phát triển lặp lại và cây có thể có 4 - 5 tầng cành và cao đến 20m trong tự nhiên. * Thân phát triển từ cành ghép (mầm ghép lấy từ cành ngang) Cành không tăng trưởng thẳng đứng mà thường mọc nghiêng. Các chồi nách phát triển sớm, nhiều nên cây có dạng bụi gồm nhiều cành chính và không có tầng cành. Nếu mầm ghép lấy từ thân chính hoặc cành vượt, sự sinh trưởng giống như thân mọc từ hạt. 9
- Hình 1.6: Cành ghép mọc nghiêng khi mới trồng Hình 1.7: Vườn cây ghép 4 năm tuổi 1.3 Lá Lá non phát triển theo từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái ngủ. Thời gian ngủ tùy theo điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4 - 6 tuần lễ. Sự phát triển lá liên quan đến tình trạng nước của cây. Ca cao trồng không che bóng các đợt ra lá nhanh hơn là trồng trong điều kiện có bóng che. Điều này là do khi không có bóng che, sự biến động hàm lượng nước trong cây xảy ra thường xuyên và nhiệt độ môi trường bên ngoài cao kích thích chồi lá phát triển. Cây cần dinh dưỡng khi đợt lá mới phát triển. Nếu cây thiếu dinh dưỡng sẽ có sự chuyển vận dinh dưỡng từ lá già sang lá non mới ra và dẫn đến việc lá già bị rụng sớm. Do đó, số lá già hiện diện trên thân giúp người trồng thể hiểu 10
- được phần nào hiện trạng dinh dưỡng của cây cao. Hình 1.8: Kích thước lá thay đổi rất lớn tùy theo tuổi cây và môi trường bên ngoài Màu sắc lá non thay tùy theo giống từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm. Khi trưởng thành lá có màu xanh thẫm, cứng cáp hơn và nằm ngang. Khí khổng chỉ có ở mặt dưới phiến lá nên khi phun phân lá phun từ dưới lên cho hiệu quả cao hơn. Lá dưới bóng che có phiến rộng và xanh hơn ngoài nắng. Hình 1.9: Màu sắc lá non thay đổi tùy giống 11
- Lá trên thân chính hoặc cành vượt có cuống dài từ 7 – 9 cm và mọc theo hình xoắn ốc. Hình 1.10: Lá trên thân chính/cành vượt có cuống dài và mọc xoắn ốc Lá trên cành ngang có cuống ngắn từ 2 - 3 cm, mọc đối cách trên cành và chịu được cường độ ánh sáng cao hơn lá trên thân chính. Hình 1.11: Lá trên cành ngang có cuống ngăn 1.4 Hoa và mọc đối cách Hoa xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành. Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ hạt có thể nở vào khoảng 14 - 20 tháng sau khi trồng. Cây ghép hay giâm cành có thể ra hoa sớm hơn từ 9 - 18 tháng sau khi trồng. Hoa ra tập trung vào mùa mưa. Những nơi có đủ nước, cây ra hoa quanh năm nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ 12
- Hình 1.12: Hoa ca cao Do hàng năm hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày phình to gọi là đệm hoa. Thường mỗi đệm mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì lượng hoa giảm hoặc không ra nữa. Hoa có cuống dài từ 1 - 3cm, có 5 cánh đều đặn. Hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều hôm trước cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Hình 1.13: Hoa ra nơi sẹo lá, lâu ngày phình to thành đệm hoa 1.5 Trái * Sự phát triển của trái Sau khi thụ phấn trái tăng trưởng chậm trong khoảng 40 ngày đầu và đạt tốc độ tối đa sau 75 ngày. 13
- Hình 1.14: Trái trong giai đoạn đầu phát triển Sau khi thụ phấn 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt tăng trưởng tối đa, trái vào giai đoạn chín. Trái chín không nở bung ra và ít khi rụng khỏi cây. Trái có cuống hóa gỗ nên rất dai. Trái non có 5 ngăn trong đó hạt được phân chia đều, khi trái chín vách ngăn này biến mất chỉ còn lại một hốc chứa đầy hạt. Từ khi thụ phấn đến trái chín kéo dài từ 5 – 6 tháng tùy theo giống. * Hiện Hình 1.15: Giai đoạn trái chín, hạt tách rời phần vỏ trái tƣợng khô héo ở trái non Một số lớn trái non thường khô héo trên cây trong giai đoạn đầu phát triển. Sự khô héo ở trái non không phải do bệnh mà là do hiện tượng sinh lý đặc thù của ca cao nhằm đảm bảo số lượng trái chín phù hợp với giai đoạn phát triển của cây. Số lượng trái non khô héo chiếm từ 20 - 90% trên tổng số trái đã được 14
- thụ phấn. Hình 1.16: Hiện tượng khô héo sinh lý ở quả non Trong 50 ngày đầu sau khi thụ phấn trái bị héo sinh lý nhiều, sau đó chậm dần và tăng lại sau 70 ngày. Sau 95 - 100 ngày trái không còn héo sinh lý nữa. Trong giai đoạn này nếu trái héo, đen thường là do bệnh. Ngoài héo sinh lý còn những nguyên nhân khác cũng làm trái héo khi còn non như bệnh thối trái, côn trùng chích hút. 1.6 Hạt Mỗi trái chứa từ 30-40 hạt. Hạt có lớp cơm nhầy bao quanh có vị chua, ngọt, thơm và xếp thành 5 dãy. Hạt có vỏ mỏng màu hồng, nhiều đường gân. Hạt rất dễ mất sức nẩy mầm sau khi tách khỏi trái nên thường phải gieo ngay. Hạt sau khi tách lớp cơm nhầy và hong ráo, nếu giữ trong mùn cưa hoặc than có thể giữ được sức nẩy mầm trong 3-4 tuần. H16: Số lượng hạt trên mỗi trái thsay đổi tùy theo giống 15
- Hình 1.17: Số lượng hạt trên mỗi trái thay đổi tùy giống Lá mầm có màu tím (màu trắng ngà hoặc vàng nhạt đối với Criollo) và hóa nâu sau khi lên men. Kích thước hạt thay đổi tuỳ theo giống và mùa vụ. ạt phát triển trong mùa khô có kích thước, trọng lượng nhỏ, hàm lượng chất béo thấp và tỉ lệ lép nhiều hơn so với mùa mưa. (a) (b) Hình 1.18: Giống Forastero/Trinitario: Hạt dạng ovan, tím (a); Giống Criollo:Hạt dạng tròn, trắng/trắng ngà (b) 2. Nhu cầu sinh thái 2.1 Khí hậu: Cây ca cao trồng thích hợp trên các vùng có lượng mưa hàng năm 16 Hình 1.19: Nhiệt độ xuống 70C trong nhiều đêm, cây con rụng tử diệp và chết dần.
- vào khoảng 1500 - 2500m. Ca cao thường phân bố ở các vùng đất có cao độ từ mặt biển cho đến 800m. Cây ca cao sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ tối đa 0 khoảng 30 – 320C và tối thiểu khoảng 18 – 21 C. Cây bị thiệt hại nghiêm 0 trọng ở nhiệt độ dưới 10 C hoặc dưới 150C nhưng kéo dài. Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70 - 80%. 2.2 Gió Lá ca cao có cuống dài, phiến lá rộng nên nếu bị gió lay liên tục sẽ bị tổn thương cơ giới, nhất là lá non. Nếu vùng nào gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió để ca cao phát triển. Có vài nơi trồng ca cao không trồng cây che bóng hoặc có nhưng đốn bỏ khi ca cao có tán thì bị thất bại mà nguyên nhân chính trong trường hợp này là do gió. 2.3 Đất đai Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều địa hình và loại đất khác nhau, từ các vùng triền dốc, đất cát, đất phù sa ven sông, đất phù sa cổ bạc màu nếu có bóng che và đầy đủ nước tưới. Ca cao chịu được trên vùng đất có pH từ 5 – 8 nhưng tối ưu khoảng 5,5 - 6,7. Do đó ca cao có thể trồng trên các vùng đất ở Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh của miền Tây Nam Bộ. Hình 1.20: Ca cao trồng ở Quảng Ngãi (Duyên Hải Miền Trung) và trên triền dốc đá 17
- Hình 1.21: Ca cao trồng ở Cần Thơ (Đồng Bằng sông Cửu Long) 2.4 Nƣớc Ca cao không thích hợp các chân đất ngập úng, khó thoát nước. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long tuy mực thủy cấp cao nhưng do ảnh hưởng thủy triều nước lên xuống hàng ngày nên đất vẫn thoáng và ca cao phát triển tốt. Hình 1.22: Mực nước thay đổi hàng ngày trên vườn ca cao Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ca cao cần phải tưới đầy đủ trong mùa khô nhất là những nơi bóng che còn thiếu. Ca cao chủ yếu ra hoa và phát triển trái trong mùa mưa, nên khi ca cao đã định hình, mùa khô có thể cần ít nước tưới hơn. Tuy nhiên, nếu được tưới trong mùa khô năng suất sẽ cao và cây cho trái quanh năm. Khi trái phát triển nếu thiếu nước hạt sẽ nhỏ, hàm lượng bơ thấp và tỉ lệ vỏ nhiều. Những hạt này có giá trị thương phẩm thấp. Do đó, những nơi thiếu nước mùa khô nên cắt bỏ trái để giữ sức cho cây. 2.5 Bóng che 18
- Cây ca cao sinh trưởng tốt dưới bóng râm do đó có thể trồng xen trong vườn dừa, cau, điều, chuối, cây ăn trái có tán thưa, tán rừng thưa. Ca cao thích hợp để cải tạo dần các vườn tạp. Đối với các vườn cà phê, điều không hiệu quả có thể trồng xen ca cao trong hai năm đầu. Cà phê, điều đóng vai trò như cây che bóng và được tỉa hợp lý khi tán lá ca cao phát triển Hình 1.23: Ca cao xen trong vườn dừa B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Nhận diện cây ca cao phát triển từ hạt và từ cây ghép Bài tập 2: Nhận diện màu sắc, hình dạng hạt của một số giống ca cao. Bài tập 3: Điền các giá trị nhu cầu sinh thái thích hợp cho cây ca cao sinh trưởng và phát triển. C. Ghi nhớ trong bài học: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm của rễ, thân, lá, hoa, trái và hạt ca cao - Các yêu cầu về điều kiện khí hậu, gió, đất đai, nước và bóng che đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ca cao. 19
- BÀI 2: ĐÁNH GIÁ BÓNG CHE TRONG VƢỜN Mã bài: MĐ01 - 2 Giới thiệu: Che bóng cho cây ca cao là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Có thể nói chưa bảo đảm được bóng che thì chưa nên trồng ca cao. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây có múi - MĐ02: Trồng cây có múi
93 p | 471 | 210
-
Giáo trình Chuẩn bị trước gieo trồng - MĐ01: Trồng rau công nghệ cao
84 p | 571 | 185
-
Giáo trình Chuẩn bị nguyên vật liệu - MĐ01: Trồng hoa lan
58 p | 271 | 110
-
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất chuối - MĐ01: Trồng chuối
91 p | 254 | 101
-
Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - MĐ02: Trồng hoa lan
95 p | 236 | 97
-
Giáo trình Chuẩn bị giống cây làm gia vị để trồng - MĐ01: Trồng cây làm gia vị
100 p | 210 | 83
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng mai vàng, mai chiếu thủy - MĐ01:Trồng mai vàng, mai chiếu thủy
100 p | 236 | 75
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
86 p | 191 | 57
-
Giáo trình Chuẩn bị trước trồng - MĐ01: Trồng dưa hấu, dưa bở
87 p | 156 | 52
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng cây cao su - MĐ02: Trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
48 p | 174 | 40
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng vải, nhãn - MĐ02: Trồng vải, nhãn
59 p | 155 | 38
-
Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - MĐ01: Trồng dứa
90 p | 140 | 37
-
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giống cua - MĐ02: Sản xuất giống cua xanh
81 p | 153 | 36
-
Giáo trình Chuẩn bị đất trồng thanh long - MĐ01: Trồng thanh long
72 p | 139 | 32
-
Giáo trình Chuẩn bị đất, giống và phân bón lót - MĐ02: Trồng cây bông vải
64 p | 110 | 17
-
Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển - MĐ02: Câu vàng cá ngừ đại dương
93 p | 131 | 15
-
Giáo trình Chuẩn bị điều kiện sản xuất (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh)
67 p | 37 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn