Giáo trình Nguyên lý kế toán (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
lượt xem 11
download
Phần 2 giáo trình sau đây với nội dung chương 5 trở đi. Mỗi chương được kết cấu thành các phần sau: Giới thiệu các tiêu đề chính, trình bày mục tiêu chung của chương và mục tiêu cụ thể của từng nội dung trong chương, trình bày phần lý thuyết, câu hỏi và bài tập vận dụng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Nguyên lý kế toán (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
- CHƯƠNG V PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chương V gồm ba nội dung: 5.1. Nội dung, ý nghĩa của phương pháp 5.2. Hệ thống Bảng Tổng hợp cân đối kế toán 5.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về phương pháp tổng hợp cân đối kế toán như: cơ sở hình thành và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, khái quát về hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán. Bên cạnh đó học viên cũng hình thành được mối liên hệ giữa hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán với hệ thống tài khoản kế toán. Mục tiêu cụ thể: Chương V cung cấp cho học viên các kiến thức về: - Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán đối với công tác quản lý - Cơ sở hình thành phương pháp và hệ thống bảng tổng hợp cân đối: đó là các mối quan hệ cân đối giữa các đối tượng kế toán. - Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán - Nội dung, kết cấu Báo cáo kết quả kinh doanh - Nội dung, kết cấu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Khái niệm, nội dung Thuyết minh Báo cáo tài chính. 5.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP 5.1.1. Khái niệm, cơ sở hình thành Khái niệm Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán để cung cấp các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp trong một đơn vị nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý. Qua phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán thông tin đơn lẽ về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh được liên kết để tạo thành các thông tin kinh tế, tài chính tổng hợp, một bức tranh toàn cảnh về thực trạng tài sản, tình trạng sử dụng vốn ở đơn vị. Cơ sở hình thành phương pháp - Những cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán với phương pháp biện chứng là cơ sở cho sự hình thành phương pháp; 73
- - Tổng hợp và cân đối kế toán được ứng dụng rộng rãi trong công tác kế toán: có thể tổng hợp – cân đối trên từng bộ phận của tài sản và nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh hoặc cân đối toàn bộ tài sản và nguồn vốn hoặc cân đối kết quả chung cho toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị. 5.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính một cách kịp thời, chính xác cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Nhờ có phương pháp tổng hợp – cân đối mà các cơ quan quản lý nhà nước, những nhà kinh tế, nhà quản lý đơn vị có thể nhận biết được những thông tin về tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị một cách tổng quát toàn diện cũng như từng phần trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, tình hình tài chính, tình hình huy động và sử dụng vốn, nguồn kinh phí cũng như những tiềm tàng của đơn vị… 5.1.3. Nội dung phương pháp: Các quan hệ cân đối tổng thể + Mối quan hệ giữa 2 mặt của tài sản trong đơn vị tại một thời điểm bất kỳ được trình bày bằng phương trình kế toán: TS = Nợ phải trả + NV CSH + Mối quan hệ cân đối về sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh là quan hệ giữa thu nhập, chi phí và kết quả được biểu hiện Kết quả = Thu nhập – Chi phí Các quan hệ cân đối bộ phận Thể hiện ở từng mặt, từng bộ phận, từng đối tượng kế toán là tài sản hay nguồn vốn. Tài sản (NV) Tài sản (NV) Tài sản (NV) Tài sản (NV) hiện có cuối = + - hiện có đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ kỳ Phương pháp Tổng hợp – Cân đối kế toán biểu hiện ở 2 hình thức. + Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối tổng thể: thể hiện ở 4 báo cáo tài chính, các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo này phản ánh bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị, chủ yếu cung cấp thông tin cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. + Hệ thống bảng tổng hợp và cân đối bộ phận: (Các báo cáo quản trị). Ví dụ: Báo cáo công nợ, báo cáo TSCĐ, báo cáo hàng tồn kho, báo cáo thu chi tiền tệ… các chỉ tiêu trong 74
- hệ thống báo cáo này phản ánh từng phần, từng bộ phận hoạt động của đơn vị, phục vụ công tác quản trị đơn vị. 5.2. HỆ THỐNG BẢNG TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI 5.2.1. Nguyên tắc chung và yêu cầu xây dựng hệ thống Bảng tổng hợp cân đối 5.2.1.1. Nguyên tắc chung: - Kết cấu mẫu biểu các bảng tổng hợp – cân đối kế toán phải đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép số liệu bằng lao động thủ công và bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại - Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, tài chính trong bảng tổng hợp – cân đối kế toán phải thiết thực, cung cấp được những thông tin kinh tế, tài chính cần thiết cho các đối tượng sử dụng (cơ quản quản lý nhà nước, những nhà kinh tế, nhà quản lý đơn vị). - Các chỉ tiêu kinh tế, tài chính phải được sắp xếp theo trình tự khoa học trong mối quan hệ cân đối, thuận tiện cho các đối tượng sử dụng nhận biết được thông tin cần thiết sử dụng cho mục đích quản lý, mục đích kinh doanh của họ. 5.2.1.2. Yêu cầu - Nội dung và phương pháp tổng hợp số liệu lập các chỉ tiêu trong bảng phải đảm bảo tính nhất quán, có thể so sánh được. - Số liệu phản ánh trong báo cáo kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với thực tế tình hình hoạt động tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán. - Số liệu ghi vào các chỉ tiêu trong bảng và giữa các bảng tổng hợp – cân đối kế toán có sự phù hợp đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các đối tượng kế toán. - Các bảng tổng hợp – cân đối kế toán phải được lập theo đúng mẫu biểu đã ban hành, lập và gửi kịp thời đúng thời hạn quy định. 5.2.2. Bảng cân đối kế toán. 5.2.2.1. Khái niệm, nội dung và kết cấu của bảng CĐKT a, Khái niệm: Bảng CĐKT là 1 báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện bằng phương trình Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. bảng CĐKT là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vong kinh tế tài chính trong tương lai 75
- b, Kết cấu: Được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng CĐKT được chia làm 2 phần, Phần tài sản và Phần nguồn vốn Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán c, Nội dung của bảng CĐKT: thể hiện hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Phần tài sản: Bao gồm các chỉ tiêu kinh tế phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. được chia làm 2 loại Loại A: Tài sản ngắn hạn: gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSNH khác Loại B: Tài sản dài hạn: gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, chi phí xây dựng dở dang và các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn Phần Nguồn vốn: Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Loại A: Nợ phải trả: Thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn hình thành tài sản. Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu: Thể hiện mức độ độc lập, tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp Đơn vị báo Mẫu cáo:……… số B 01 – DN Địa (Ban hành theo QĐ chỉ:…………… số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày ... tháng ... năm ...(1) Đơn vị tính:............. Số Số Mã Thu cuối đầu 76
- TÀI SẢN số yết nă năm min m h 1 2 3 4 5 A – Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tương 110 đương tiền 1.Tiền 111 V.0 1 2. Các khoản tương đương 112 tiền II. Các khoản đầu tư tài 120 V.0 chính ngắn hạn 2 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư 129 (…) (…) ngắn hạn (*) (2) III. Các khoản phải thu ngắn 130 hạn 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế 134 hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 135 V.0 3 6. Dự phòng phải thu NH khó 139 (…) (…) đòi (*) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.0 4 2. Dự phòng giảm giá hàng 149 (…) (…) tồn kho (*) 77
- V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác 154 V.0 phải thu Nhà nước 5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I- Các khoản phải thu dài 210 hạn 1. Phải thu dài hạn của khách 211 hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị 212 trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.0 6 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.0 7 5. Dự phòng phải thu dài hạn 219 (...) (...) khó đòi (*) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.0 8 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (…) (…) 2. Tài sản cố định thuê tài 224 V.0 chính 9 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (…) (…) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.1 0 78
- - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (…) (…) 4. Chi phí xây dựng cơ bản 230 V.1 dở dang 1 III. Bất động sản đầu tư 240 V.1 2 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 (…) (…) IV. Các khoản đầu tư tài 250 chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên 252 kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.1 3 4. Dự phòng giảm giá đầu tư 259 (…) (…) tài chính dài hạn (*) V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.1 4 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn 262 V.2 lại 1 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản (270 = 100 270 + 200) NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 300 + 330) I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.1 5 79
- 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải 314 V.1 nộp Nhà nước 6 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.1 7 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế 318 hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải 319 V.1 nộp ngắn hạn khác 8 10. Dự phòng phải trả ngắn 320 hạn II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.1 9 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.2 0 5. Thuế thu nhập hoãn lại 335 V.2 phải trả 1 6. Dự phòng trợ cấp mất việc 336 làm 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 400 = 410 + 430) I. Vốn chủ sở hữu 410 V.2 2 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 80
- 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (...) (...) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài 415 sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở 419 hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa 420 phân phối 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ 430 khác 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.2 3 3. Nguồn kinh phí đã hình 433 thành TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn (440 = 440 300 + 400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Số Thu cuối Số đầu yết năm CHỈ TIÊU nă min m (3) h (3) 1. Tài sản thuê ngoài 24 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 81
- 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập Kế toán trưởng Giám đốc biểu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 5.2.2.2. Tính chất của bảng cân đối kế toán. Tính chất quan trọng nhất của bảng cân đối kế toán là tính cân đối: Tổng tài sản = tổng nguồn vốn ở bất cứ thời điểm nào. Đây là tất yếu khách quan vì đối tượng của kế toán là tài sản, giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản là 2 mặt phản ánh tài sản của đơn vị. Tính cân đối của bảng cân đối kế toán cho phép kiểm tra đúng đắn, chính xác trong việc tổng hợp số liệu khi lập bảng cân đối kế toán và việc ghi sổ kế toán. 5.2.2.3. Mối liên hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán. - Bảng cân đối kế toán và Tài khoản kế toán cùng được sử dụng để phản ánh các đối tượng kế toán: Bảng cân đối kế toán phản ánh các đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh, còn tài khoản kế toán phản ánh đối tượng kế toán vừa ở trạng thái tĩnh vừa ở trạng thái động => bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính. - Bảng cân đối kế toán và các tài khoản kế toán phản ánh các loại tài sản, nguồn vốn, tài khoản ngoài bảng được xây dựng trong mỗi liên hệ mật thiết với nhau: Về tên gọi, về nội dung kinh tế. - Số dư của các tài khoản kế toán phản ánh tài sản, nguồn vốn, số dư của các tài khoản ngoài bảng phù hợp với số liệu phản ánh ở các chỉ tiêu tương ứng trong bảng cân đối kế toán. - Kết cấu của các tài khoản phản ánh tài sản, nguồn vốn và các tài khoản ngoài bảng và kết cấu của bảng cân đối kế toán được xây dựng phù hợp với nhau: 5.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5.2.3.1. Khái niệm và tác dụng của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. 82
- Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước cũng như tình hình thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm trong kỳ kế toán. Tác dụng: - Cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Là căn cứ để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế, các khoản phải nộp và đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau 5.2.3.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động, các chỉ tiêu về doanh thu, thu nhập, chi phí và lợi nhuận Đơn vị báo Mẫu số cáo: ........... B 02 – DN Địa (Ban hành theo QĐ số chỉ:………........ 15/2006/QĐ-BTC .. Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm……… Đơn vị tính:............ Thu Nă Nă Mã yết m m CHỈ TIÊU số min trư h nay ớc 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung 01 VI.2 cấp dịch vụ 5 2. Các khoản giảm trừ doanh 02 thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng 10 và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 83
- 02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.2 7 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 20 và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài 21 VI.2 chính 6 7. Chi phí tài chính 22 VI.2 8 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt 30 động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 40 32) 14. Tổng lợi nhuận kế toán 50 trước thuế (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện 51 VI.3 hành 52 0 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại VI.3 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu 60 nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc 84
- (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 5.2.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5.2.4.1. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Tác dụng: - Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. - Cung cấp các thông tin cho các đối tượng sử dụng để phân tích, đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong tương lai của doanh nghiệp. - Đánh giá sự biến động về tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán lượng tiền trong kỳ tiếp theo 5.2.4.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần Phần I - "Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh": gồm các chỉ tiêu phản ánh việc hình thành các khoản tiền và việc sử dụng nó có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như tiền bán hàng, sản phẩm, dịch vụ, thu từ các khoản phải thu, các khoản chi trả cho người bán, CNV… Phần II -"Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư": Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư bao gồm: - Đầu tư cơ sở vật chất cho bản thân doanh nghiệp (XDCB, mua TSCĐ..) - Đầu tư vào các đơn vị khác (Cho vay, liên doanh, đầu tư chứng khoán…) Phần III -"Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính": Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính doanh nghiệp. 5.2.5. Thuyết minh báo cáo tài chính 5.2.5.1. Tác dụng của thuyết minh báo cáo tài chính Khái niệm: Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong báo cáo tài chính khác. Tác dụng: 85
- - Cung cấp thông tin để phân tích đánh giá một cách cụ thể, chi tiết hơn về tình hình chi phí, thu nhập và kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. - Cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng, giảm TSCĐ theo từng loại, nhóm; tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại nguồn và từng nguồn cấp và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ, cơ cấu vốn, tình hình khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Thông qua thuyết minh báo cáo tài chính mà biết được chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp từ đó kiểm tra việc chấp hành các quy định, chế độ, thể lệ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký áp dụng, cũng như những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp. 5.2.5.2. Nội dung của thuyết minh báo cáo tài chính. Thuyết minh báo cáo tài chính gồm các bộ phận cấu thành sau: - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp - Chi tiết một số chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính khác - Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp - Phương hướng sản xuất-kinh doanh trong kỳ tới - Các kiến nghị. 5.3. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1 Số dư đầu kỳ các tài khoản tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau (đơn vị: 1.000đ) TK 211 185.000 TK 214 15.000 TK 152 70.000 TK 153 5.000 TK 155 30.000 TK 111 15.000 TK 112 40.000 TK 131 14.000 TK 141 6.000 TK 411 300.000 TK 311 25.000 TK 334 11.000 TK 331 14.000 86
- Trong kỳ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua TSCĐ hữu hình trị giá 25.000 chưa có thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 1100 (bao gồm cả thuế GTGT) đã thanh toán bằng tiền tạm ứng. 2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 11.000 (bao gồm cả thuế GTGT 10%), chưa thanh toán tiền cho người bán. 3. Xuất kho thành phẩm gửi đi bán theo giá thành công xưởng là 30.000. 4. Người mua trả tiền còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt 14.000. 5. Trả hết lương còn nợ công nhân viên kỳ trước. 6. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán 5.000. 7. Thanh toán tiền vay ngắn hạn ngân hàng đến hạn bằng tiền gửi ngân hàng 3.000. 8. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ là 25.000, cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất 5.000. 9. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định. 10. Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh, trị giá là 60.000, trong đó cho chế tạo sản phẩm 55.000, cho nhu cầu chung ở phân xưởng 2.000, cho quản lý doanh nghiệp 3.000. 11. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 2.000, ở bộ phận quản lý doanh nghiệp 600. 12. Nhập kho thành phẩm từ phân xưởng sản xuất theo giá thành công xưởng thực tế 75.000. 13. Người mua chấp nhận toàn bộ hàng gửi bán trong kỳ với giá 44.000 (trong đó thuế GTGT 10%) và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. 14. Chi phí bốc dỡ, bao gói số thành phẩm trên đã chi bằng tiền mặt 1.000. 15. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, giá thành sản xuất thực tế 50.000, giá bán chưa có thuế là 63.000, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán. Yêu cầu 1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản. 2. Lập bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán cuối kỳ. 3. Lập báo cáo kết quả kinh doanh. Bài số 2 Tài liệu tại một đơn vị sản xuất tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong quý I/N (1.000đ) 87
- I. Tình hình đầu quý Đặt trước cho 210.000 TSCĐ hữu hình 5.280.000 người bán Phải trả nhà 450.000 Nguyên vật liệu 750.000 cung cấp Phải trả công 180.000 Hàng gửi bán 180.000 nhân viên Chi phí SXKD 240.000 Tiền mặt 300.000 dở dang Hao mòn TSCĐ Tiền gửi ngân 500.000 560.000 hữu hình hàng Phải thu người Vay ngắn hạn 300.000 450.000 mua Quỹ đầu tư phát Lợi nhuận chưa 180.000 300.000 triển phân phối Nguồn vốn kinh Thuế GTGT 6.100.000 40.000 doanh đầu vào II. Các nghiệp vụ phát sinh trong quý 1. Người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu được hưởng. 2. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ là 160.000, trong đó cho công nhân trực tiếp sản xuất 140.000, nhân viên phân xưởng 14.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 6.000. 3. Trích theo lương theo tỷ lệ quy định. 4. Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm 430.000, dùng cho nhu cầu khác ở phân xưởng 15.000, cho quản lý doanh nghiệp 13.000. 5. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng 29.000, bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.000. 6. Số hàng gửi bán đầu kỳ đã được công ty Q chấp nhận với giá chưa thuế 220.000, thuế GTGT 22.000. 7. Nhập kho thành phẩm từ sản xuất theo giá thành thực tế 780.000. 8. Xuất bán trực tiếp tại kho cho công ty P một số thành phẩm, giá vốn 350.000, giá bán chưa thuế 410.000, thuế GTGT 41.000. Tiền hàng người mua sẽ thanh toán vào quý sau với chiết khấu 1%. 9. Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng tiêu thụ đã chi bằng tiền mặt 6.000. 88
- 10. Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Yêu cầu 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh quý I/N. 3. Lập bảng cân đối kế toán quý I/N. Biết rằng: Thu nhập chịu thuế trùng với Lợi nhuận kế toán. Thuế suất thuế TNDN 25% TÓM TẮT CHƯƠNG V - Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán để cung cấp các thông tin kinh tế tài chính tổng hợp trong một đơn vị nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý. - Nội dung phương pháp pháp tổng hợp và cân đối kế toán thể hiện Các quan hệ cân đối tổng thể và Các quan hệ cân đối bộ phận. - Nội dung, kết cấu và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh Báo cáo tài chính 89
- - CHƯƠNG VI HẠCH TOÁN CÁC QUÁ TRÌNH KINH DOANH CHỦ YẾU Chương VI gồm bốn nội dung: 6.1. Hạch toán quá trình cung cấp 6.2. Hạch toán quá trình sản xuất 6.3. Hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 6.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm vững kiến thức cơ bản về quá trình kinh doanh và hạch toán các quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ. Mục tiêu cụ thể: Chương VI sẽ cung cấp cho học viên kiến thức về: - Khái niệm, đặc điểm của các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp (quá trình cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ) - Nhiệm vụ kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp - Tài khoản sử dụng (bao gồm công dụng, kết cấu của tài khoản) - Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu trong từng quá trình kinh doanh. 6.1. HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH CUNG CẤP 6.1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán Quá trình cung cấp là giai đoạn mở đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động cũng phải có một lượng tài sản, vật tư, hàng hoá nhất định. Quá trình cung cấp thường gắn với hoạt động mua hàng. Mua nguyên vật liệu để sử dụng hoặc mua hàng hoá để bán trên cơ sở nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ: - Ghi chép và phản ánh và tính toán chính xác số lượng (chi tiết theo từng chủng loại), quy cách, phẩm chất, giá thực tế của từng nguyên vật liệu, hàng hoá mua về cho quá 90
- trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời giám sát tình hình cung cấp về mặt giá cả, chi phí thời gian cung cấp và tiến độ giao hàng. - Theo dõi Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Theo dõi công nợ và thanh toán công nợ với người bán 6.1.2. Tài khoản sử dụng TK Nguyên liệu, vật liệu (152) + Công dụng: TK này được mở ra để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu trong kho. + Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu hiện có (đầu kỳ, trong kỳ, cuối kỳ). Bên Có: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu giảm trong kỳ. Dư Nợ: Nguyên vật liệu tồn kho TK Hàng mua đang đi đường (151) + Công dụng: TK này được mở ra để phản ánh giá trị nguyên vật liệu , hàng hoá đã mua nhưng chưa về nhập kho. + Kết cấu: Bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng đang đi đường (đầu kỳ, cuối kỳ) và trị giá hàng đang đi đường tăng thêm trong kỳ. Bên Có: Phản ánh giá trị hàng đi đường đã về nhập kho hoặc chuyển giao cho các bộ phận liên quan. Dư Nợ: Hàng đang đi đường cuối kỳ TK Phải trả người bán (331) + Công dụng: TK này được mở ra để theo dõi toàn bộ tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. + Kết cấu: Bên Nợ: Số tiền đã trả cho người bán ( kể cả ứng trước), giảm giá hàng mua được hưởng, trị giá hàng mua trả lại. Bên Có: Số tiền phải trả cho người bán, số tiền thừa được người bán trả lại. TK này có thể đồng thời vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có Dư Nợ: Số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho NB Dư Có: Số tiền còn nợ NB 91
- Ngoài các TK trên, khi hạch toán quá trình cung cấp, kế toán còn sử dụng các tài khoản 111,112,311. 6.1.3. Phương pháp hạch toán * Hàng và hoá đơn cùng về. Nợ TK NVL: Giá thực tế NVL nhập kho. Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: Thuế VAT đầu vào Có TK TM, TGNH, Vay ngắn hạn: Số tiền đã thanh toán Có TK Phải trả NB: Số tiền chưa thanh toán Ví dụ 1: Doanh nghiệp nhập kho 1 lô vật liệu A, khối lượng 10.000kg, đơn giá 55.000 đ/kg (đã gồm thuế GTGT 10%). Tiền hàng chưa thanh toán. Nợ TK Nguyên vật liệu (152): 500.000.000 Nợ TK Thuế GTGT được khấu trừ: 50.000.000 Có TK Phải trả người bán: 550.000.000 * Hàng về nhưng hoá đơn chưa về Nhập kho hàng hoá. Nếu cuối tháng chưa có hoá đơn thì kế toán sẽ ghi sổ theo giá tạm tính. Sang tháng sau, khi có hoá đơn về sẽ điều chỉnh. Bút toán 1: Nếu số tiền trên hoá đơn > số tiền ghi sổ theo giá tạm tính thì kế toán tiến hành ghi bổ sung. Nợ TK NVL: Số còn thiếu Có TK Phải trả NB: Số còn thiếu Nếu số tiền trên hoá đơn < số tiền ghi sổ theo giá tạm tính thì kế toán tiến hành điều chỉnh giảm bằng bút toán ghi số âm số tiền đã ghi thừa. Nợ TK Phải trả NB: Số tiền đã ghi thừa. Có TK NVL: Số tiền đã ghi thừa. Nếu số tiền trên hoá đơn bằng số tiền ghi sổ theo giá tạm tính thì không phải điều chỉnh gì. Bút toán 2: Kê khai thuế GTGT Nợ TK thuế GTGT Có TK Phải trả NB Ví dụ 2: Với tài liệu đã cho ở ví dụ 1, giả sử kế toán hàng về, hoá đơn chưa về, kế toán ghi sổ theo giá tạm tính 45.000/kg 92
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - Phan Thị Minh Lý
321 p | 6372 | 3377
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - TS. Đoàn Quang Thiệu
242 p | 1742 | 828
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - TS. Trần Phước
220 p | 1145 | 502
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - TS Nguyễn Khắc Hùng
126 p | 383 | 113
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1
124 p | 195 | 49
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế đối ngoại
9 p | 346 | 30
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên)
93 p | 64 | 15
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Ngành: Kế toán) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
231 p | 64 | 13
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - PGS.TS. Đỗ Minh Thành (Chủ biên)
114 p | 46 | 12
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Ngành: Tài chính doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
263 p | 54 | 11
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - ĐH Thái Nguyên
129 p | 66 | 10
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
69 p | 32 | 9
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
76 p | 40 | 8
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
98 p | 52 | 7
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 1 - GS. TS Đoàn Xuân Tiên
143 p | 11 | 5
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán: Phần 2 - GS. TS Đoàn Xuân Tiên
225 p | 8 | 3
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
103 p | 6 | 3
-
Giáo trình Nguyên lý kế toán (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
120 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn