intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phát triển cộng đồng: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phát triển cộng đồng (Dùng cho hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành Công tác xã hội) Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như khái quát chung về phát triển cộng đồng; tổ chức các hoạt động trong phát triển cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phát triển cộng đồng: Phần 1

  1. BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI Chủ biên: Ths. Nguyễn Huyền Linh CN. Nguyễn Tuấn Long GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Dùng cho hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành Công tác xã hội Hà Nội, tháng 8 năm 2011
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG.....11 I/ Hệ thống các khái niệm ............................................................ 11 1. Khái niệm cộng đồng................................................................... 11 2. Khái niệm phát triển cộng đồng................................................... 12 II/ Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của khoa học về phát triển cộng đồng........................................................................................... 14 1. Lịch sử ra đời và phát triển của khoa học về phát triển cộng đồng ......................................................................................................... 14 2. Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghề nghiệp ................18 3. Phát triển cộng đồng trong bối cảnh xã hội Việt Nam .................20 3.1. Sự cần thiết của phát triển cộng đồng ở Việt nam ................20 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cộng đồng ở Việt Nam hiện nay........................................................................ 21 3.2.1 Những thuận lợi.................................................................. 21 3.2.2. Khó khăn ........................................................................... 24 III/ Mục đích, ý nghĩa của phát triển cộng đồng.................................. 25 1. Mục đích của phát triển cộng đồng.............................................. 25 2. Ý nghĩa của phát triển cộng đồng................................................26 IV/ Quan điểm, nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng ....30 1. Quan điểm định hướng trong phát triển cộng đồng.....................30 1.1. Lấy dân làm gốc: .................................................................. 30 Trang 2
  3. 1.2. Phát triển bền vững:.............................................................. 30 1.3. Tăng cường năng lực và quyền lực cho người dân: ...........31 1.4. Nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn: ...............................31 2. Nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng......................31 2.1. Bắt đầu từ nhu cầu, tài nguyên và khả năng của người dân. ..................................................................................................... 31 2.2. Tin tưởng vào dân, vào khả năng thay đổi và phát triển của cộng đồng. .................................................................................. 33 2.3. Khuyến khích người dân cùng tham gia và dành quyền tự quyết cho người dân. .................................................................. 34 2.4. Bắt đầu từ những hoạt động nhỏ ......................................... 35 2.5. Tạo nhiều cơ hội để người dân tương trợ lẫn nhau và chú ý ưu tiên các nhóm người yếu thế trong cộng đồng. .....................35 2.6. Mở rộng các hình thức liên kết trong và ngoài cộng đồng....36 2.7. Tuân thủ theo tiến trình và các phương pháp tiếp cận đặc thù ..................................................................................................... 36 V/ Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển cộng đồng ................37 1. Nghèo đói.................................................................................... 37 1.1 Khái niệm nghèo đói:............................................................. 37 1.1.1 Quan niệm về nghèo đói của quốc tế:................................ 37 1.1.2 Quan niệm nghèo đói của Việt Nam:.................................. 39 1.2. Một số quan điểm về nghèo đói........................................... 42 2. Môi trường sống.......................................................................... 47 2.1 Các khái niệm:....................................................................... 47 Trang 3
  4. 2.2 Tác động qua lại giữa con người và môi trường tự nhiên ....48 2.3 Tác động qua lại giữa con người và môi trường xã hội:........50 3. Giới trong phát triển cộng đồng ................................................ 51 3.1 Khái niệm về giới................................................................... 51 3.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng.......................51 3.3 Lồng ghép giới vào hoạt động phát triển cộng đồng ..............53 VI/ Tiến trình phát triển cộng đồng ................................................. 56 1. Cộng đồng yếu kém:................................................................... 57 2. Cộng đồng thức tỉnh.................................................................... 58 3. Cộng đồng tăng năng lực. ......................................................... 59 4. Cộng đồng tự lực......................................................................... 59 VII/ Vai trò và những yêu cầu cần thiết của tác viên cộng đồng ........61 1. Vai trò của tác viên cộng đồng.................................................... 61 1.1. Người xúc tác :...................................................................... 61 1.2. Người biện hộ:...................................................................... 62 1.3. Người nghiên cứu:................................................................ 62 1.4. Người huấn luyện:................................................................ 63 1.5. Người lập kế hoạch:.............................................................. 63 2. Những yêu cầu cần thiết đối với tác viên cộng đồng..................63 2.1. Về thái độ:............................................................................. 65 2.2. Về kiến thức: ....................................................................... 66 2.3. Về kỹ năng:........................................................................... 67 Trang 4
  5. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG......................................................................................... 70 I/ Tổ chức cộng đồng ...................................................................... 70 1. Khái niệm tổ chức cộng đồng ..................................................... 70 2. Tiến trình tổ chức cộng đồng....................................................... 70 2.1. Bước 1: Lựa chọn cộng đồng............................................... 70 2.2. Bước 2: Tìm hiểu, phân tích tình hình và nhận diện cộng đồng ............................................................................................ 72 2.3. Bước 3: Hội nhập với người dân.......................................... 77 2.4. Bước 4: Nhận diện người có khả năng lãnh đạo, xây dựng và bồi dưỡng các nhóm nòng cốt..................................................... 79 2.5. Bước 5: Chính thức thành lập ban đại diện/ ban phát triển cộng đồng ................................................................................... 82 2.6. Bước 6: Lập kế hoạch, chương trình phát triển cộng đồng . 84 2.7. Bước 7: Phát triển các tổ chức nhóm trong cộng đồng và ngoài cộng đồng.......................................................................... 85 2.8. Bước 8 - Củng cố tổ chức, huy động các yếu tố nguồn lực triển khai thực hiện kế hoạch....................................................... 88 2.9. Bước 9 - Lượng giá các chương trình hành động và sự phát triển của các nhóm. ..................................................................... 89 Bảng tổng hợp kết quả và kinh phí hoạt động dự án phát triển cộng đồng của nhóm SV trường ĐH Lao động – Xã hội tại Xóm 3, xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh...................................... 91 2.10. Bước 10 - Rút lui ................................................................ 94 II/ Giáo dục cộng đồng ................................................................ 95 Trang 5
  6. 1. Khái niệm..................................................................................... 95 2. Đặc điểm của giáo dục cộng đồng.............................................. 95 3. Các hình thức trong giáo dục cộng đồng ....................................96 III/ Tuyên truyền vận động trong cộng đồng........................................ 97 1. Các hình thức tuyên truyền, vận động trong phát triển cộng đồng ......................................................................................................... 98 2. Kỹ năng tuyên truyền, vận động và huy động nguồn lực . .98 2.1. Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp cộng đồng. .............98 2.2. Xây dựng mối quan hệ với những người làm tại cơ quan thông tin đại chúng ...................................................................... 99 2.3. Tổ chức vận động quần chúng............................................. 99 2.4. Vận động quyên góp quỹ phát triển cộng đồng..................100 2.5. Huy động nguồn lực/Khai thác nội lực cộng đồng..............101 IV/ Tổ chức các cuộc họp với người dân.......................................... 103 1. Chuẩn bị trước cuộc họp:.......................................................... 103 2. Điều hành cuộc họp................................................................... 105 3. Các hoạt động tiếp sau cuộc họp.............................................. 106 4. Điểm lưu ý khi tổ chức các cuộc họp đa thành phần:................106 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG.............109 I/ Khát quát chung về PRA................................................................ 110 1. Khái niệm PRA.......................................................................... 110 2. Đặc điểm của PRA:................................................................... 110 2.1. Kiểm tra chéo:..................................................................... 110 Trang 6
  7. 2.2. Tính linh hoạt...................................................................... 111 2.3. Tính cộng đồng:.................................................................. 112 2.4. Kiểm tra độ chính xác của thông tin và mức độ sai số.......112 2.5. Phân tích tại chỗ................................................................. 113 3. Mục đích, ý nghĩa của PRA....................................................... 113 3.1. Mục đích của PRA.............................................................. 113 3.2. Ý nghĩa của PRA................................................................. 113 4. Điều kiện để thực hiện PRA ..................................................... 114 5. Ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện PRA .....................114 5.1. Ưu điểm.............................................................................. 114 5.2. Khó khăn:............................................................................ 115 6. Nguyên tắc của PRA................................................................. 116 II. Một số kỹ thuật PRA cơ bản dùng trong phát triển cộng đồng .....118 1. Các kỹ thuật trong thu thập thông tin.........................................118 1.1. Phỏng vấn bán cấu trúc...................................................... 118 1.2. Thảo luận nhóm tập trung................................................... 121 1.3. Vẽ bản đồ xã hội................................................................. 123 1.4. Lược sử cộng đồng............................................................. 127 1.5. Sơ đồ mặt cắt/lát cắt sinh thái.............................................130 2. Các kỹ thuật xác định, phân tích vấn đề.................................... 133 2.1. Cây vấn đề.......................................................................... 133 2.2. Cây mục tiêu....................................................................... 138 2.3. Sơ đồ Venn......................................................................... 140 Trang 7
  8. 3. Kỹ thuật phân loại, xếp hạng cho điểm ưu tiên.........................142 3.1. So sánh cặp đôi.................................................................. 143 3.2. Ma trận trực tiếp.................................................................. 145 CHƯƠNG 4: DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG................................................................................................... 149 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ ÁN.................................................... 149 1- Khái niệm dự án ....................................................................... 149 2- Khái niệm dự án phát triển........................................................ 149 3- Khái niệm dự án phát triển cộng đồng...................................... 150 4- Chu trình dự án......................................................................... 151 5- Quản lý dự án............................................................................ 152 II. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU CỦA MỘT DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG............................................................................................... 152 1. Đặc điểm của dự án phát triển cộng đồng.................................152 2. Yêu cầu của dự án phát triển cộng đồng...................................153 III- CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN/ CHU TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG....................................................... 154 1- Thiết kế dự án: ....................................................................... 155 2- Tổ chức thực hiện dự án........................................................... 163 3- Đánh giá/Lượng giá dự án ....................................................... 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 172 Trang 8
  9. LỜI NÓI ĐẦU Phát triển cộng đồng là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu các phương   pháp phát triển lấy con người làm trọng tâm. Trong những năm gần đây, cùng   với sự phát triển của lĩnh vực Công tác xã hội, Phát triển cộng đồng đã được   Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước hết sức quan tâm vì  mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam phát triển bền vững. Nhằm mục đích  cung cấp một cuốn tài liệu đào tạo các tác viên cộng đồng một cách bài bản,  Trường Đại học Lao động – Xã hội tiến hành biên soạn cuốn   Giáo trình  Phát triển cộng đồng. Giáo trình này cung cấp cho người học những lý luận  và khái niệm cơ bản về cộng đồng, các phương pháp tiếp cận trong phát triển  cộng đồng, các kỹ  thuật nhằm vận động, tổ  chức và nâng cao năng lực cho   người dân trong các khu vực dân cư, giúp người dân có thể  tham gia và tự  quyết định mọi việc liên quan đến cải thiện và nâng cao đời sống của chính  họ.  Nội dung cuốn giáo trình gồm 4 chương: Chương 1: Khái quát chung về phát triển cộng đồng Chương 2: Tổ chức các hoạt động trong phát triển cộng đồng Chương 3: Kỹ thuật PRA trong phát triển cộng đồng Chương 4: Dự án và quản lý dự án phát triển cộng đồng Giáo trình “Phát triển cộng đồng” được biên soạn nhằm đáp  ứng kịp  thời công tác bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ cán bộ hiện đang làm việc tại  các xã, phường, các trung tâm, các cơ  sở  xã hội, trên cơ  sở  tham khảo tài  liệu trong nước và nước ngoài cũng như  ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu,   giảng dạy và thực hành về lĩnh vực này. Tập thể tác giả xin trân trọng cảm   Trang 9
  10. ơn sự hỗ trợ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các chuyên gia trong   lĩnh vực công tác xã hội giúp chúng tôi hoàn thiện tốt cuốn giáo trình.  Cuốn giáo trình được biên soạn chắc chắn còn có nhiều thiếu sót, rất  mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để cuốn  giáo trình được hoàn thiện hơn trong l ần tái bản sau.  Xin chân thành cảm ơn! Tập thể tác giả. Trang 10
  11. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG I/ Hệ thống các khái niệm  1. Khái niệm cộng đồng Xuất   phát   từ   tiếng   La­tinh,   “c ộng   đồng”­   communis   có   nghĩa   là  “chung/ công cộng/ được chia sẻ với mọi người ho ặc nhi ều ng ười”.  ­ Theo từ điển Đại học Oxford: “Cộng đồng là tập thể người sống  trong cùng một khu vực, một t ỉnh hoặc m ột qu ốc gia và đượ c xem như  một   khối   thống   nhất”;   “Cộng   đồng   là   một   nhóm   người   có   cùng   tín  ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề  nghiệp, hoặc cùng mối quan   tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài nguyên chung,  hoặc có tình trạng tương tự nhau v ề m ột s ố khía cạnh nào đó”  ­ Theo quan niệm Macxít: Cộng đồng là mối quan hệ  qua lại gi ữa   các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng các lợi ích của họ nhờ sự  giống nhau về   điều kiện tồn tại và hoạt  động của những  người hợp   thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các  hoạt động khác của họ, sự  gần gũi giữa họ  về  tư  tưởng, tín ngưỡ ng, hệ  giá trị  , chuẩn mực xã hội, nền sản xuất, sự  tương đồng về  điề u kiện  sống   cũng   như   các   quan   niệm   chủ   quan   c ủa   h ọ   v ề   các   mục   tiêu   và  phương tiện hoạt động. ­ Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu về  các dự  án phát triển   cộng đồng: “Cộng đồng là một tập thể  có tổ  chức, bao gồm các cá nhân  con người sống chung  ở m ột địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã   hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ  với nhau một l ợi ích vật chất  hoặc tinh thần nào đấy” Có thể phân ra 2 loại cộng đồng: Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 11
  12. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ­ Cộng đồng địa lý: bao gồm những người dân cư  trú trong cùng   một địa bàn có thể  có chung các đặc điểm văn hoá xã hội và có thể  có  mối   quan   hệ   ràng   buộc   với   nhau.   Họ   cùng   được   áp   dụng   chính   sách  chung  Ví dụ: Cộng đồng dân cư tại xóm X, huyện Y  ­ Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể  cư  trú gần nhau  hoặc không gần nhau nhưng có những đặc điểm chung, có lợi ích chung.  Họ  liên kết với nhau trên cơ  sở  nghề  nghiệp, sở  thích, hợp tác hay hiệp   hội có tổ chức. Ví dụ: Hội đồng hương của tỉnh Quảng Ngãi; Cộng đồng học sinh,  sinh viên Việt Nam đang du học tại các nước; Cộng đồng những công  nhân nhập cư tại khu ph ố A;  cộng đồng người khuyết tật;  Như  vậy, cộng đồng có thể   ở  quy mô các cấp khác nhau từ  lớn   đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể.  2. Khái niệm phát triển cộng đồng Có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau về  khái niệm phát  triển cộng đồng. Anh là nướ c đầu tiên có các hoạt động phát triển cộng   đồng   (năm   1940)   đã   định   nghĩa   Phát   triển   cộng   đồng   như   sau :   “Phát  triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức dân  trong các cộng đồng nông thôn cũng như  đô thị  để  phối hợp cùng những  nỗ lực của nhà nước để cải thiện hạ tầng cơ sở và tăng khả năng tự  lực   của cộng đồng” Theo Murray G. Ross, 1955: “Phát triển cộng đồng là một diễn tiến  qua đó cộng đồng nhận rõ nhu cầu hoặc mục tiêu phát triển của cộng   đồng; biết sắp xếp  ưu tiên các nhu cầu vì mục tiêu này; phát huy sự  tự  Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 12
  13. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG tin  và  ý  muốn  thực  hiện  chúng;  biết  tìm   đến  tài  nguyên  bên   trong  và  ngoài cộng đồng để  đáp  ứng chúng, thông qua đó sẽ  phát huy những thái  độ và kỹ năng hợp tác trong cộng đồng” Định nghĩa chính thức của Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng  đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực  của chính quyền để  cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của  các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng  góp vào đời sống quốc gia” Theo Th.S Nguyễn Th ị Oanh, 199 5: “Phát   triển   cộng   đồng   là   một   tiến   trình   làm   chuyển   biến   cộng  đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục  gây nhận thức về  tình hình, vấn đề  hiện tại của họ, phát huy các khả  năng và tài nguyên sẵn có, tổ  chức các hoạt động tự  giúp, bồi dưỡng và   củng cố tổ chức, và tiến tới tự lực, phát triển”. Các khái niệm then chốt của phát triển cộng đồng hiện nay là xây   dựng năng lực và tạo sức  mạnh cho người dân, người  dân không thể  hành động nếu họ  thiếu năng lực (kiến thức, kỹ  năng). Họ  cũng không  thể hành động đơn phương, riêng lẻ mà phải kết hợp với các cá nhân, tổ  chức, chính quyền cùng một chí hướng và quyền lợi để  tạo thành sức  mạnh thúc đẩy sự  thay đổi trong cộng  đồng theo hướng tiến bộ  hơn,   chất lượng hơn. Qua một số khái niệm được trích dẫn trên đây có thể cho thấy, các  khái niệm này có những ranh giới khác biệt, rộng hẹp khác nhau, tùy vào  quan điểm tiếp cận, mục đích sử  dụng của tác giả. Tuy có sự  khác biệt  đó và dù tiếp cận  ở khía cạnh nào thì phương pháp phát triển cộng đồng  cũng có những đặc trưng cơ bản là: Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 13
  14. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ­ Tạo ra những điều kiện căn bản cải thiện về  kinh tế  và xã hội  cho cộng đồng. ­ Nhấn mạnh tầm quan tr ọng sự tham gia c ủa qu ần chúng theo cơ  chế dân chủ và tự nguyện. ­  Sự  nỗ  lực của chính quyền nhằm hỗ  trợ và định hướng cho quá  trình phát triển cộng đồng là yếu tố quyết định của tính bền vững. ­ Biết định hướng các nhu cầu từ người dân ­ Phát triển tính tự lực, nâng cao ý thức của người dân ­ Tăng quyền lực cho cộng đồng ­ Tăng cường sự hội nhập và tính bền vững ­ Tuân thủ theo tiến trình từ thấp đến cao II/ Sơ  lược lịch sử  hình thành và phát triển của khoa học về  phát triển cộng đồng 1.  Lịch  sử  ra   đời   và  phát   triển  của  khoa  học  về   phát  triển  cộng đồng Phát triển cộng đồng xuất hiện vào những năm 40 của thập kỉ  XX  ở  các nước thuộc  địa của Anh.  Ở  Ghana, một người Anh tốt b ụng có  sáng kiến giúp người dân tự  cải thiện đời sống bằng các nỗ  lực chung   của chính quyền và người dân địa phương. Một bên đóng góp công sức,   một bên đóng tiền của để  xây dựng các công trình  ở  địa phương, chẳng   hạn như  trạm xá, trường học, cầu cống và các công trình phúc lợi khác.  Ông   nhận thấy, khi được khích lệ  và có sự  hỗ  trợ  nào đó, người dân  trong cộng đồng luôn có những nỗ lực để cùng quyết tâm giải quyết vấn   đề  của mình. Cũng từ những hoạt động mang tính sáng kiến ban đầu đó,  người ta nhận thấy muốn cộng đồng phát triển phải phát triển đồng bộ  Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 14
  15. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, sức khỏe văn hóa…có như  thế  mới giải quyết được vòng luẩn quẩn nghèo đói. Kinh nghiệm tích cực   này dần được lan rộng ra hầu hết các cựu thuộc địa  ở  Châu Á và Châu  Phi. Năm   1950,   Liên   Hiệp   Quốc   đã   công   nhận   khái   niệm   phát   triển  cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng phương pháp phát triển   cộng đồng như một công cụ  để  thực hiện các chương trình phát triển xã  hội.  Thập kỷ 1960 ­ 1970 được chọn là thập kỷ thứ nhất của phát triển  cộng đồng với những chương trình viện trợ  quy mô lớn về  kỹ  thuật,   phương pháp và vốn. Thời điểm ấy nông thôn chiếm 80 ­ 90 % các nước  cựu thuộc địa nên phát triển cộng đồng nhằm chủ yếu vào phát triển các   cộng đồng nông thôn. Từng nhóm hay cộng đồng địa phương có thể  liên  kết xây dựng một dự  án như  tổ  hợp đánh cá, sản xuất nông nghiệp hay  tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền xét và tài trợ theo tỉ lệ qui định so với   sự  đóng góp của người dân, thường là 50:50. Các công trình lợi ích công  cộng như   đắp  đường,  làm thuỷ  lợi,   đào giếng, xây dựng  trường  học,  bệnh viện, sân chơi... đượ c người dân hưởng  ứng đóng góp công sức,   tiền của theo cơ  chế  phối h ợp gi ữa: ng ười dân, chính quyền và nhà tài  trợ . Năm 1970, Liên Hiệp Quốc có những đánh giá toàn diện về  các  chương trình thí điểm của phát triển cộng đồng, kết quả  là một số  tiến  bộ  rõ rệt của sự  thay đổi bộ  mặt nông thôn về  hạ  tầng cơ  sở, tiện nghi   công cộng. Tuy nhiên, chương trình còn mang nặng tính chất phong trào  và bộc lộ nhiều yếu kém về cơ chế tổ chức, quản lý, mục đích sử  dụng.   Chương trình chưa đáp  ứng được nhu cầu thực sự  của người dân, chưa   Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 15
  16. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG làm thay đổi ý thức, hành vi và tập quán của người dân, tính công bằng  xã hội chưa cao. Quá trình lấy quyết định còn mang tính hình thức. Tổ  chức các hình thức hoạt động cộng đồng còn rời rạc chưa sát thực với   lợi ích của người dân. Sự tham gia thực sự của dân vào quá trình lấy quyết định, phát huy  sáng kiến…còn rất hạn chế, họ  chỉ  đóng góp lao động như  một thứ  vật  tư. Quan trọng hơn, t ừng cá nhân không thể  tham gia nếu không thông   qua các tổ  chức chính thức hay phi chính thức, mà các tổ  chức này lại  không có, hoặc quá yếu, hoặc đi ngược lại quyền lợi của dân. Đây cũng  là điểm cơ  bản nhất của sự  chậm phát triển vì phát triển cộng  đồng  không tạo ra được cơ  sở  hạ  tầng xã hội cần thiết cho phát triển. VD:  Thành quả  tích cực nhất là số  cơ  sở  vật chất nhưng sau đó trở  nên vô   dụng, chẳng hạn những cái xác của trạm xá, thư  viện, giếng bơm không  được dùng đến vì không đáp ứng nhu cầu thật của ng ười dân. Phong trào  không đạt được kết quả  mong muốn, nhất là một sự  chuyển biến đáng   kể về  mặt xã hội. Ví dụ  chưa có sự  thay đổi hành vi, tập quán từ  người  dân để  tiếp nhận tiến trình hiện đại hóa và phát triển. Chưa  có công   bằng xã hội vì có một số  ít khá lên, người nghèo vẫn nghèo hoặc nghèo  hơn. Mặt khác, việc lựa chọn đơn vị cộng đồng còn quá nhỏ (làng, xóm,  xã...); nó không thể  nằm ngoài hệ  thống xã hội rộng lớn hơn nên có sự  bất cập về  quy hoạch tổng thể, phát triển cộng đồng còn chịu sự  chi   phối của các yếu tố thể chế, văn hoá, tập quán, điều kiện tự nhiên... nên   chưa mang tính đồng bộ. Phương thức tiếp cận từ  trên xuống một cách  ồ   ạt không tránh  khỏi cơ  chế  áp đặt, là một bài học không thành công đáng ghi nhớ. Các  Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 16
  17. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG nhà hành động xã hội nhận ra rằng phát triển cộng đồng phải đi từ  dưới  lên, phải xuất phát từ  ý chí và nỗ  lực của đông đảo quần chúng. Đồng   thời vai trò của Chính phủ  và các đoàn thể  xã hội là không thể  thiếu   được trong tiến trình lịch sử của phát triển cộng đồng. Từ  bài học trên, phương hướng của phát triển cộng đồng đượ c   các nhà nghiên cứu và ứng dụng nhấn mạnh ở các điểm sau: ­ Sự tham gia của ng ười dân là yếu tố cơ bản. ­ Cần phải xây dựng các thiết chế  xã hội là công cụ, môi trườ ng   cho sự tham gia.  ­  Yếu tố tổ chức hết sức quan tr ọng. Các tổ chức chính quyền địa   phương phải   được  điều chỉnh và tăng năng lực cho họ   để  thực hiện   chức năng phát triển và tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự  tham gia của   người dân. ­  Cần hỗ  trợ  sự  hình thành và củng cố  tổ  chức của chính ngườ i   dân. ­ Trong phát triển cộng đồng không đặt nặng chương trình, dự  án   (nghĩa là các ý đồ  có sẵn của tổ  chức Nhà nướ c, cơ  quan phát triển, tổ   chức xã hội...) từ  bên trên, bên ngoài đưa vào mà cần chọn các công   trình vừa tầm do người dân đề  xướng và thực hiện với sự hỗ trợ từ bên   ngoài. ­ Tạo được sự  chuyển biến xã hội mới là quan trọng. Đó là sự   thay đổi nhận thức, hành vi người dân nhằm mục đích phát triển. Đồng   thời là tạo được chuyển biến trong tổ  ch ức, c ơ  c ấu và các mối tươ ng   quan lực lượng trong xã hội. Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 17
  18. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ­ Phát triển cộng đồng chỉ  có hiệu quả  khi nằm trong m ột chi ến   lượ c phát triển quốc gia đúng đắn. ­  Đơn vị  làng, xã quá nhỏ  để  có tác dụng và huy động tiềm năng   tự  phát triển. Phát triển làng xã phải đặt trong kế  hoạch phát triển cấp   vùng. ­ Huấn luyện để  trang bị cho dân và những người có trách nhiệm,   kỹ năng tổ chức, lãnh đạo. Đây là một bộ phận không thể thiếu. 2. Phát triển cộng đồng là một khoa học và nghề nghiệp Điểm xuất phát của phát triển cộng đồng là từ  những phong trào,   chương   trình   chăm   sóc   sức   khoẻ   cộng   đồng,   một   phương   pháp   hành  động đượ c đúc kết từ kinh nghiệm th ực tiễn c ủa các tình nguyện viên.  Vào những năm 40 của thế kỷ XX khái niệm phát triển cộng đồng  đã được chính phủ  Anh sử  dụng và đã lan rộng ra hầu hết các thuộc địa  Á, Phi. Vào những năm 50, Liên Hiệp Quốc công nhận khái niệm phát  triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia thực hiện. Thập kỷ  60   phát triển cộng đồng chú ý nhiều vào khu vực nông thôn và miền núi. Vào  thập  kỷ   70,  phát  triển  cộng   đồng  được  coi   là  một  phương  pháp cơ bản của Công tác xã hội, được giảng dạy  ở các trường C ông tác  xã hội đến bậc đại học.Thời gian đào tạo từ  6 tháng đến 2 năm, 4 năm.   Việc đào tạo các cán sự xã hội ngành phát triển cộng đồng (tác viên phát   triển cộng đồng) đã được công nhận tới bậc tiến sĩ. Đầu thập kỷ 70, Philippin và Ấn Độ  có khoa chuyên ngành về  phát  triển cộng đồng trong trường Đại học C ông tác xã hội.  Ngày nay khắp  Thế giới, phát triển cộng đồng là một bộ môn khoa học riêng biệt có nội   dung, kiến thức, ph ương pháp tiếp cận riêng. Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 18
  19. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Từ  những năm 80­90, các nước đang phát triển đã có những thay  đổi về  cách nhìn nhận và phương pháp tiếp cận trong phát triển cộng   đồng. Phạm vi của phát triển cộng đồng không chỉ bó hẹp ở các khu vực   nông thôn. Từ  những năm 90 đến nay, phát triển cộng đồng như  là một   phương châm hành động trong chiến lược phát triển chung của mỗi qu ốc  gia trên toàn cầu. Phương pháp phát triển cộng đồng vận dụng kiến thức của nhiều   ngành khoa học khác nhau như   triết học, xã hội học, dân tộc học, kinh   tế  học, tâm lý học, thống kê học...làm cơ  sở  để  xây dựng các nền tảng  triết lý, các giá trị  nghề nghiệp, nguyên tắc hành động cho các nhân viên  xã hội làm việc với cộng đồng. Phát triển cộng đồng là ngành khoa học  ứng dụng thiết thực nh ất, g ần gũi với người dân trong cộng đồng. Ngành khoa học về  phát triển cộng đồng đòi hỏi phải có các cán   sự  xã hội chuyên nghiệp, họ  cần phải  đượ c đào tạo cơ  bản cả  về  lý   thuyết và thực hành  để  đảm nhận trọng trách là nhà tổ  chức, nhà kỹ  thuật, nhà điều phối các hoạt động và các dịch vụ  xã hội trong phương  pháp phát triển cộng đồng. Các kiến thức, kỹ năng đối với người tư vấn phát triển cộng đồng  chú trọng vào hiểu biết về  hành vi con người, tâm lý­ xã hội, khoa học   giao tiếp, xã hội học, công tác xã hội, quản trị  xã hội, các nguyên tắc   hành động trong phát triển cộng đồng, vai trò người tác viên cộng đồng,  tiến trình phát triển cộng đồng …  Người tác viên phát triển cộng đồng  còn là người thông hiểu và biết nối kết các dịch vụ  xã hội, chương trình  hành động hướng về  cộng đồng của các tổ  chức, các hiệp hội, các cơ  quan chính phủ  và phi chính phủ  trong và ngoài nướ c một cách có hiệu   quả.    Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 19
  20. GIÁO TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Người tác viên phát triển cộng đồng còn là một nhà thực tế  giỏi,   biết nối kết giữa lý thuyết và thực tế  một cách linh hoạt và sáng tạo.  Cánh tiếp cận theo ph ương pháp có sự  tham gia của người dân vào các   hoạt động của cộng đồng là phương châm hành động của tác viên cộng  đồng. Qua thực tiễn cho th ấy, để  phát triển bền vững thì không chỉ  chú  trọng đến việc tăng trưởng kinh tế  mà còn cần quan tâm và giải quyết   các vấn đề  xã hội. Vì vậy, phát triển cộng đồng càng trở  nên cần thiết  và đóng vai trò quan trọng trong vi ệc phát triển xã hội, qua các chương  trình phát triển cộng đồng, người dân trong cộng đồng thấy đượ c những   khó khăn, mâu thuẫn, nhu cầu của chính mình; đồng thời với sự giúp đỡ,  hướng dẫn của các tác viên phát triển cộng đồng, bản thân cộng đồng sẽ  nhận ra tiềm năng của mình để  có thể tự  giải quyết các vấn đề  đó. Phát  triển cộng đồng là ngành khoa học đáp ứng được yêu cầu này. 3. Phát triển cộng đồng trong bối cảnh xã hội Việt Nam 3.1. Sự cần thiết của phát triển cộng đồng ở Việt nam Chương trình phát triển cộng đồng trên thế  giới bắt đầu từ  cuối   thập kỷ  40 và đầu thập kỷ  50. Trong những năm của thập kỷ  60, khi   ngành Công tác xã hội vào Việt Nam thì chương trình phát triển cộng   đồng cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam và cũng đã có tưng bước phát   triển nhất định. Cho tới nay, Việt Nam  đã có khá nhiều tổ  chức hoạt   động cho những chương trình, dự án phát triển cộng đồng, phổ  biến như  là các dự  án giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dinh dưỡng, nước và   vệ  sinh môi trường, tín dụng nông thôn, xóa mù chữ, phát triển cơ sở hạ  tầng và tạo thu nhập… Nhiều t ổ  ch ức v ới nhi ều ch ương trình hứa hẹn   đóng góp cho việc giải quy ết các vấn đề xã hội và giúp cho sự phát triển   Dùng cho hệ Trung cấp ngành Công tác xã hội Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2