Giáo trình Sử dụng máy định vị vệ tinh
lượt xem 63
download
Giáo trình "Sử dụng máy định vị vệ tinh" giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Định vị vệ tinh phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được bao gồm 4 bài: bài 1 nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng vệ tinh, bài 2 sử dụng máy định vị vệ tinh Furuno GP-30, bài 3 sử dụng máy định vị vệ tinh Koden KGP-912, bài 4 sử dụng máy định vị vệ tinh, hải đồ HAIYANG HGP-660.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sử dụng máy định vị vệ tinh
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH Mã số: MĐ 01 NGHỀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TRÊN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề/ dạy nghề dưới 3 tháng Hà Nội, năm 2011
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Năm 1957 cả loài người sôi động khi Liên Xô ( SNG) phóng thành công Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất. Nó báo hiệu ký nguyên vũ trụ bắt đầu. Trên cơ sở này hàng loạt các ngành khoa học tiến hành khảo sát, thực nghiệm để khai thác các hoạt động của Vệ tinh. Hệ thống NAVSTAR GPS ( Navigation System with Time And Ranging Global Positioning System) là hệ thống định vị toàn cầu viết tắt là GPS. Hệ thống này do Mỹ thiết lập. Với hệ thống này tất cả các tàu cá, tàu vận tải, máy bay v.v… có thể liên tục nhận các thông tin vị trí của mình trên từng giây. Ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, vấn đề xác định vị trí tàu, vị trí đàn cá và các chướng ngại vật trên biển là rất quan trọng. Vì vậy tất cả các tàu hoạt động trên biển đều trang bị máy Định vị vệ tinh (máy thu GPS). Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Định vị vệ tinh 2) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Đo sâu, dò cá đứng 3) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Dò cá ngang 4) Giáo trình mô đun Sử dụng Ra đa hàng hải 5) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Thông tin liên lạc 6) Giáo trình mô đun Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương Giáo trình Sử dụng máy Định vị vệ tinh giới thiệu khái quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách sử dụng các máy Định vị vệ tinh phổ biến trên tàu cá hiện nay. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 100 tiết và bao gồm 4 bài: Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng vệ tinh Bài 2: Sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30 Bài 3: Sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 Bài 4: Sử dụng máy Định vị vệ tinh, hải đồ HAIYANG HGP-660
- 3 Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sử dụng các thiết bị điện tử phổ biến trên tàu cá”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1- Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2- Đỗ Văn Nhuận 3- Hồ Đình Hải 4- Phạm Văn Khoát 5- Nguyễn Quý Thạc 6- Lê Trung Kiên
- 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 2 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH ............................................... 6 Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng Vệ tinh ..................... 7 1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: ....................................................................... 7 1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS: ....................................... 8 1.2. Hệ thống điều khiển: ...................................................................................... 8 1.3. Máy thu GPS: ................................................................................................. 9 2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS: ................. 10 3. Sự thu nhận tín hiệu GPS: ............................................................................... 10 4. Một số khái niệm cơ bản về hàng hải: ............................................................ 12 4.1. Toạ độ của điểm: .......................................................................................... 12 4.2. Tốc độ: .......................................................................................................... 12 4.3. Khoảng cách: ................................................................................................ 12 5. Cách lắp đặt máy thu GPS trên tàu: ................................................................ 12 5.1. Cách lắp đặt an ten: ...................................................................................... 12 5.2. Cách lắp đặt máy Định vị vệ tinh:................................................................ 12 6. Quy trình sử dụng máy Định vị vệ tinh: ......................................................... 13 6.1. Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh: ..................................................................... 13 6.2. Mở máy: ....................................................................................................... 13 6.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh: ........................................... 13 6.4. Mở các màn hình chính: ............................................................................... 13 6.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh: ............................ 15 6.6. Cài đặt các chế độ báo động:........................................................................ 18 .6.3. Cài đặt báo động lệch hướng....................................................................... 20 6.7. Tắt máy:........................................................................................................ 22 B. Bài tập thực hành: ........................................................................................... 22 Bài 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh FURUNO GP-30 ....................................... 23 1.Giới thiệu chung: .............................................................................................. 23 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản: .................................................................... 23 1.2.Tên và chức năng của các phím trên mặt máy .............................................. 24 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: ................................................. 25 2.1 Chuẩn bị máy: ............................................................................................... 25 2.2 Mở máy: ........................................................................................................ 27 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Furuno GP-30 ( sử dụng lần đầu): .............. 27 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh GP-30.................. 32 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30: ....... 42 2.7. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Furuno GP- 30 ......................................................................................................................... 45 2.8.Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị vệ tinh Furuno GP-30: ............................................................................................................................. 46 2.9.Tắt máy .......................................................................................................... 47
- 5 Bài 3: Sử dụng máy Định vị vệ tinh KODEN KGP – 912 ................................. 49 1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 49 1.1. Các tính năng, thông số kỹ thuật cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden: KGP-912 .............................................................................................................. 50 1.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: ............................................................................................................................. 50 2. Sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912: ............................................. 51 2.1 Chuẩn bị máy: ............................................................................................... 51 2.2 Mở máy, chỉnh màn hình: ............................................................................. 53 2.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 ( sử dụng 53 2.4. Mở các màn hình của máy Định vị vệ tinh Koden KGP- 912: .................... 56 2.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 . 60 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912:.... 68 2.7. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị Koden KGP-912: ........................ 71 2.8. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912 ................. 73 2.9. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912:............................................................................................................. 75 2.10. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị vệ tinh Koden KGP-912:........ 76 2.11. Tăt máy:...................................................................................................... 76 Bài 4: Sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP - 6 6 0 ..................... 78 1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 78 1.1.Các tính năng, thông số cơ bản của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 ....................................................................................................................... 78 1.2. Tên và Chức năng các phím trên mặt máy................................................... 80 2. Sử dụng máy Định vị HAIYANG HGP – 660: .............................................. 81 2.1 Chuẩn bị máy: ............................................................................................... 81 2.2. Mở máy : ...................................................................................................... 82 2.4. Mở Các màn hình chính: .............................................................................. 83 2.5. Sử dụng các chức cơ bản của máy Định vị vệ tịnh HAIYANG HGP-660:. 94 2.6. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 ....................................................................................................................... 99 2.7. Sử dụng hải đồ( sử dụng ở màn hình hải đồ) ............................................... 99 2.8. Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng máy Định vị vệ tinh HAIYANG HGP – 660 ......................................................................................................... 100 2.9. Tắt máy:...................................................................................................... 100
- 6 MÔ ĐUN SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ VỆ TINH Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun : Học xong mô đun này, người học có khả năng: - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Định vị vệ tinh ; - Trình bày được các chức năng và phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh. - Sử dụng được máy Định vị vệ tinh trong việc xác định được vị trí tàu, dẫn tàu đi đến mục tiêu, dẫn tàu đi theo một tuyến đường trong quá trình khai thác, đánh bắt hải sản. - Xử lý được những sự cố thông thường của máy Định vị vệ tinh. - Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ theo quy định.
- 7 Bài 1: Nguyên tắc cơ bản của việc xác định vị trí tàu bằng Vệ tinh Mã bài: MĐ 01- 1 Mục tiêu: - Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy Định vị vệ tinh ; - Trình bày được phương pháp sử dụng máy Định vị vệ tinh ; - Thực hiện được các thao tác cơ bản khi sử dụng máy Định vị vệ tinh; - Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. A. Nội dung: 1. Hệ thống định vị toàn cầu GPS: Hệ thống Định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System). Hệ thống xác định vị trí bằng thời gian và khoảng cách do Mỹ thiết lập và duy trì. GPS được thiết kế và quản lý bởi Bộ Quốc phòng Mỹ, nhưng chính phủ Mỹ cho phép mọi người sử dụng nó miễn phí, bất kể quốc tịch từ năm 1980, GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Hệ thống Định vị toàn cầu
- 8 Hệ thống Định vị toàn cầu bao gồm 3 thành phần chính: 1.1. Các vệ tinh trong hệ thống Định vị toàn cầu GPS: 24 vệ tinh làm nên vùng không gian GPS trên quỹ đạo 20.200km cách mặt đất. Chúng chuyển động ổn định, hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ. Các vệ tinh này chuyển động với vận tốc 12600 km một giờ Các vệ tinh được nuôi bằng năng lượng Mặt trời. Chúng có các nguồn pin dự phòng để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các tên lửa nhỏ gắn ở mỗi vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định. • Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978. • Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994. • Mỗi vệ tinh được làm để hoạt động tối đa là 10 năm. • Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500kg và dài khoảng 5m với các tấm năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7m²). • Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.. Hệ thống Định vị toàn cầu sử dụng phương pháp đo thời gian để tính khoảng cách tới vệ tinh, nên thời gian phải thật chính xác. Do đó trên các vệ tinh đều trang bị đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao ( khoảng 1 nghìn năm mới sai số khoảng 1 giây). Hệ thống vệ tinh Vệ tinh nhân tạo 1.2. Hệ thống điều khiển: Gồm có các trạm giám sát và điều khiển thường xuyên theo dõi, giám sát, trao đổi dữ liệu với các vệ tinh. Hệ thống điều khiển có 1 trạm chính đặt ở Colorado Spring (Mỹ) và 5 trạm giám sát, 3 trạm dẫn động. Trạm chính sẽ nhận các số liệu từ các trạm giám sát sau đó tính toán và hiệu chỉnh rồi phát lên các vệ tinh qua các trạm dẫn động.
- 9 Hệ thống điều khiển mặt đất 1.3. Máy thu GPS: Máy thu GPS còn được gọi là máy Định vị vệ tinh gồm 1 anten và 1 máy thu có trang bị máy tính điện tử. Các máy Định vị vệ tinh hiện nay có rất nhiều loại do nhiều hãng khác nhau sản xuất như Furuno, Koden, Jmc… sản xuất.
- 10 2. Nguyên lý chung của việc xác định vị trí tàu bằng máy thu GPS: Mỗi vệ tinh phát tín hiệu xuống các tàu có trang bị máy Định vị vệ tinh, nhờ máy tính điện tử có ở trên vệ tinh sẽ tính toán được thời gian tín hiệu phát từ vệ tinh đến máy thu số liệu này được gửi xuống trạm giám sát và cho chuyển qua trạm tính toán gồm nhiều máy tính điện tử hiện đại sẽ tính được vị trí của tàu. Vị trí này lại được phát lên vệ tinh, vệ tinh truyền xuống máy Định vị vệ tinh. Máy thu GPS phải khoá được với tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Với bốn hay nhiều hơn số vệ tinh trong tầm nhìn thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa. 3. Sự thu nhận tín hiệu GPS: Tín hiệu thu nhận từ vệ tinh quyết định sự hiển thị vị trí chính xác của tàu. Để biết được vị trí của tàu trên máy định vị có chính xác không người ta đưa ra hệ số HDOP ( viết tắt của chữ Horizontal Dilution of Precision dịch nghĩa là mức suy giảm độ chính xác theo phương nằm ngang).
- 11 HDOP cho ta biết sự thu nhận tín hiệu trong một vùng nào đó. HDOP nhỏ ( giá trị từ 1 đến 3) là tốt HDOP lớn ( giá trị trên 3) là xấu, nó phụ thuôc vào vị trí của các vệ tinh. Vị trí của vệ tinh xấu Vị trí của vệ tinh tốt Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa HDOP và khoảng cách sai số: :
- 12 4. Một số khái niệm cơ bản về hàng hải: 4.1. Toạ độ của điểm: Để xác định vị trí của một điểm trên bề mặt trái đất, người ta dụng hệ toạ độ địa dư, hệ toạ độ này gồm 2 yếu tố: vĩ độ và kinh độ. Giả sử có một điểm A trên bề mặt của trái đất, vị trí của điểm A được xác định bằng hệ toạ độ địa dư bao gồm: - Vĩ độ là vĩ tuyến của điểm A có giá trị từ 0-900 tính từ xích đạo đến 2 cực của trái đất, đơn vị của vĩ độ là độ, phút, giây. Nếu điểm A ở Bắc bán cầu thì sau con số chỉ vĩ độ thêm chữ N, điểm A ở phía Nam bán cầu thì thêm chữ S. Vĩ độ ký hiệu bằng chữ ϕ, ví dụ ϕA = 200 45’15’’ N - Kinh độ là kinh tuyến của điểm A có gía trị từ 0-1800 tính từ kinh tuyến gốc( nước Anh) về phía Đông hoăc Tây của trái đất, đơn vị kinh độ là độ, phút, giây. Nếu điểm A ở Đông bán cầu thì sau con số chỉ kinh độ thêm chữ E, điểm A ở phía Tây bán cầu thì thêm chữ W. Kinh độ ký hiệu bằng chữ λ, ví dụ λA = 1080 25’15’’ E. 4.2. Tốc độ: - Tốc độ tàu là Hải lý /giờ ( Knot) - Tốc độ gió và nước là mét / giây (m/s) 4.3. Khoảng cách: Khoảng cách trên biển được tính bằng hải lý ( NM), 1 hải lý = 1852 m 5. Cách lắp đặt máy thu GPS trên tàu: 5.1. Cách lắp đặt an ten: - Anten cần đặt ở nơi cao của tàu sao cho tầm quan sát theo phương nằm ngang bị gián đoạn ít nhất. - Anten của máy thu GPS phải cách anten của máy thu VHF ít nhất là 4m theo phương nằm ngang. - Anten phải nằm ngoài góc phát của ra đa. - Anten phải cách anten của máy vô tuyến tầm phương ít nhất là 3m theo phương nằm ngang. 5.2. Cách lắp đặt máy Định vị vệ tinh: Tránh đặt ở vị trí hoặc trong điều kiện sau: - Nơi có tia nắng mặt trời rọi trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt - Nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của la bàn từ - Nơi chấn động mạnh hoặc rung quá mức. Cần chú ý đặc biệt tới màn hình tinh thể lỏng tránh các yếu tố sau: cao áp, tia nắng rọi vào máy, quá nóng trên 500C, qúa lạnh dưới 00C.
- 13 6. Quy trình sử dụng máy Định vị vệ tinh: 6.1. Chuẩn bị máy Định vị vệ tinh: - Bước 1: Kiểm tra nguồn, dây nguồn, dây anten, anten, máy Định vị vệ tinh. - Bước 2: Kết nối giữa máy Định vị vệ tinh với nguồn và anten 6.2. Mở máy: - Bước 1: Bật công tắc nguồn ở máy đổi điện - Bước 2: Bật công tắc [POWER] hoặc ấn và giữ phím [POWER] 6.3. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị vệ tinh: a. Nhập múi giờ - Bước 1: ấn phím [MENU] để mở MENU chính - Bước 2: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ SYS SETUP ấn phím [ENT] một bảng hiện ra ; - Bước 3: dịch con trỏ hoặc ô đen tới dòng có chữ TIME DITF hoặc T.ZONE ấn phím [ENT] - Bước 4: nhập múi giờ Việt nam +07:00 vào máy - Bước 5: ấn phím [MENU] 2 lần để thoát . b. Nhập độ cao anten - Bước 1: ấn phím [MODE] chọn màn hình SET (màn hình đặt dữ liệu) - Bước 2: dùng phím ,▼ di chuyển con trỏ đến dòng ANT.H - Bước 3: Nhập độ cao anten (m), ấn phím [ENT] - Ấn phím [DISP] để thoát 6.4. Mở các màn hình chính: - Bước 1: Ấn phím [DISP] hoặc phím [MODE] để chọn các loại màn hình sau: a. Mở màn hình vị trí tàu Dùng để xem vị trí tàu hiện tại gồm có: Vĩ độ, kinh độ, tốc độ, hướng đi của tàu. b. Mở màn hình hàng hải Dùng để dẫn tàu đi trên biển gồm có: Tốc độ, hướng đi của tàu, phương vị
- 14 và khoảng cách đến mục tiêu c. Mở màn hình đồ thị Thể hiện vết đi của tàu gồm có: Phạm vi thể hiện vết đi, phương vị và khoảng cách đến mục tiêu, vị trí tàu. d. Mở màn hình xa lộ Dùng để dẫn tàu đi đến điểm đích gồm có: Hướng đi, tốc độ tàu, phương vị và khoảng cách đến đích, thời gian hành trình đến đích, độ lệch hướng. e. Mở màn hình hải đồ Thể hiện hải đồ khu vực mà tàu đang hành trình gồm có: tốc độ, hướng đi của tàu, vị trí tàu.
- 15 - Bước 2: Đọc các số liệu trên màn hình gồm: vị trí tàu, hướng đi của tàu, tốc độ tàu, phương vị của mục tiêu, độ lệch hướng... 6.5. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị vệ tinh: 6.5.1. Thao tác với một điểm: a. Nhập điểm nhớ vào máy - Bước 1: Ấn phím [MENU] để mở thực đơn chính - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ WPT hoặc Waypoint, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến chữ NEW hoặc nhập số của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 4: Nhập tên của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT].
- 16 - Bước 5: + Nhập vĩ độ của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. + Nhập kinh độ của điểm, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 6: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ Exit, Ấn phím [ENT] để trở về màn hình ban đầu b. Dẫn tàu đi đến một điểm - Bước 1: Ấn phím [GOTO] - Bước 2: Chọn WPT- LIST?, ấn phím [ENT] - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến điểm cần đến, ấn phím [ENT] Máy cho ta biết hướng đi và khoảng cách đến điểm cần đến 6.5.2. Thao tác với tuyến đường a. Thiết lập tuyến đường
- 17 - Bước 1: Ấn phím [MENU] 2 lần để mở Menu chính - Bước 2: Dịch chuyển ô đen đến dòng có chữ ROUTE, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 3: Dịch chuyển ô đen đến chữ NEW hoặc RTE EDIT, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. - Bước 4: Nhập các điểm của tuyến đường, ấn phím [ENTER] hoặc [ENT]. Cứ làm tương tự như vậy cho đến khi nhập hết các điểm chuyển hướng và điểm đích của tuyến đường. - Bước 5: Ấn phím [MENU] để trở về màn hình ban đầu b. Dẫn tàu đi theo tuyến đường - Bước 1: Ấn phím [GOTO]
- 18 - Bước 2: Chọn dòng có chữ ROUTE - Bước 3: Dịch ô đen đến tuyến đường cần chọn, ấn phím [ENT] - Bước4: Chọn chữ FORWARD( đi không quay trở lại) hoặc chữ REVERSE( đi có quay trở lại), ấn phím [ENT] 6.6. Cài đặt các chế độ báo động: 6.6.1. Cài đặt báo động trôi neo - Dùng trong trường hợp neo tàu, khi tàu ra khỏi vòng tròn có bán kính R đã đặt trước thì máy sẽ phát ra tín hiệu báo động. Thao tác: - Bước 1: Ấn phím [MENU] ta có bảng Menu chính - Bước 2: Dịch ô đen đến dòng có chữ ALARM, ấn phím [ENT]
- 19 - Bước 3: Dịch ô đen đến dòng có chữ ANCW, ấn phím [ENT] - Bước 4: Dịch ô đen đến dòng có chữ ANCW = 0.00 nm, nhập khoảng cách báo động trôi neo ( từ 0 - 9.99 hải lý), ấn phím [ENT] 6.6.2. Cài đặt báo động điểm đến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thiết bị may công nghiệp và bảo trì (dùng cho trình độ cao đẳng nghề): Phần 2 - Tạ Thị Ngọc Dung
150 p | 701 | 210
-
Giáo trình thực hành cơ bản nghề tiện - Trần Minh Hùng
389 p | 397 | 135
-
Giáo trình - Cơ khí nông nghiệp - chương 6
30 p | 286 | 121
-
Giáo trình Hàn (dùng cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề)(Tập 1): Phần 1
147 p | 271 | 101
-
Giáo trình Lập định mức xây dựng: Phần 2 - TS. Nguyễn Bá Vỵ, PGS.TS. Bùi Văn Yêm
102 p | 211 | 76
-
GIÁO TRÌNH THIẾT KẾ MÁY CẮT KIM LOẠI - CHƯƠNG 6 CƠ CẤU MÁY
56 p | 276 | 75
-
Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba môn Thực hành vận hành máy tàu - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
132 p | 265 | 61
-
Giáo trình Sử dụng máy thông tin liên lạc
45 p | 268 | 56
-
Giáo trình Mộc công nghiệp - Mô đun: Máy cầm tay
29 p | 157 | 36
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh: Phần 1
54 p | 70 | 14
-
Giáo trình Sử dụng máy vô tuyến tầm phương
27 p | 146 | 14
-
Giáo trình Ứng dụng định vị toàn cầu GPS trong xây dựng - PGS.TS Phạm Văn Chuyên
45 p | 29 | 11
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ cao đẳng): Phần 1 – CĐ GTVT Trung ương I
102 p | 35 | 9
-
Giáo trình mô đun Đo lường điện - điện tử (Nghề Cơ điện tử - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
64 p | 39 | 4
-
Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
102 p | 62 | 4
-
Giáo trình Kiến trúc máy tính (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
36 p | 52 | 3
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
53 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn