Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
lượt xem 4
download
(NB) Giáo trình Thực tập cơ sở cung cấp một số kiến thức như: Những quy định khi đi thực tập cơ sở; Tiện mặt trụ tròn xoay; Gia công mặt phẳng, mặt định hình; Gia công ren; Gia công răng; Gia công CNC. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
- Bài 5: Gia công răng Mục tiêu: - Tập sự gia công răng trên máy phay vạn năng đạt cấp chính xác 10 – 8, độ nhám Rz20 – Ra1.25, dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤ 0,03/100, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, năng suất, đạt thời gian do doanh nghiệp đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. - Tính đúng bộ bánh răng thay, lắp đạt yêu cầu. - Vận hành thao tác máy phay đúng quy trình quy phạm - Phát hiện và có biện pháp đề phòng sai hỏng khi gia công. - Có ý thức trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra. 5.1 Các thông số hình học của răng mô-đun (Hình 5.1) 5.1.1 Mô đun: - Môđuyn ăn khớp m(mm): là thông số cơ bản cho bánh răng, biểu thị cỡ răng to hay nhỏ.Là đại lượng chiều dài nhỏ hơn bước ăn khớp pi lần . Bánh răng cần truyền lực lớn phải có Môduyn lớn và ngược lại. (mm ) DpDa m Z Z2 5.1.2 Số răng: - Số răng Z: Là tỷ số giữa đường kính vòng chia với môđuyn ăn khớp của DpDa bánh răng: Zmm2 Z= 6 đến 1000 răng,thường chế tạo số răng là bội số của 5 hoặc 4 5.1.3 Đường kính vòng chia: - Đường kính vòng chia Dp là vòng tròn tiếp xúc giữa hai bánh răng khi ăn khớp (còn gọi là vòng lăn, vòng tròn nguyên bản). - Đường kính vòng tròn cơ sở Do là vòng tròn làm cơ sở thiết kế (vẽ) lên sườn răng bánh răng (trên vòng tròn cơ sở ta có thể xác định tâm quay để vẽ - vạch dấu - sườn răng những bánh răng cỡ lớn). D 0 DaCos 0 5.1.4 Đường kính vòng đỉnh: - Đường kính vòng tròn đầu răng Da là vòng tròn đi qua đầu răng các răng. 121
- 5.1.5 Đường kính vòng chân: - Đường kính vòng tròn chân răng Dc là vòng tròn đi qua đáy rãnh răng các răng. - P 0 0 Da D h1 p h2 H Dc C Do Hình 5.1. Các thông số hình học của răng mô-đun 1.6. Góc ăn khớp ( Hình 5.2): - Góc ăn khớp 0 : Là góc hợp bởi giữa đường tiếp tuyến với sườn răng tại vòng chia với đường trục đối xứng của răng bánh răng. Góc ăn khớp 0 có thể bằng 14030’; 150 và 200. Nhưng thông dụng là 200 (góc 0 còn gọi là góc áp lực). Hình 5.2. Thông số hình học cơ bản của 2 bánh răng ăn khớp. của hai bánh răng ăn khớp. 122
- - Độ hở chân răng C: Là khe hở giữa đầu bánh răng này với đáy rãnh răng bánh răng kia khi hai bánh răng ăn khớp (chính là khoảng cách giữa vòng cơ sở với vòng chân răng. 5.2 Dao phay đĩa mô-đun 5.2.1 Cấu tạo: Dao phay môđuyn có mdao=mbánh răng 0 dao = 0 bánh răng; số dao (N=0) \ Hình 5.3. Dao phay đĩa mô đun. Cấu tạo dao phay đĩa mô đun được chế tạo theo hai loại: + Loại thô có prôphin lưỡi cắt không được mài để cắt thô răng. + Loại tinh có prôphin lưỡi cắt được mài. Trên các răng của dao phay thô tạo ra các rãnh để làm vụn phoi. Góc trước của dao phay Gama =5 đến 10 độ, góc sau anpha = 10 đến 15 độ. Trên các dao phay tinh thì góc trước là o. 5.2.2 Công dụng: Dao phay môđuyn đĩa dùng để cắt thô,tinh bánh răng trụ răng thẳng, cắt thô bánh răng nghiêng,cắt trục then hoa thân khai theo phương pháp cắt định hình. 5.2.3 Tính bộ bánh răng thay thế để phân độ vi sai, phay bánh răng trụ răng xoắn, rãnh xoắn: Công thức tổng quát khi tính bánh răng thay thế: NT Pm i= Px hoặc i = Px Trong đó: i - là tỷ số truyền của bộ bánh răng lắp ngoài 123
- T - là bước ren của trục vít me bàn máy Px - là bước xoắn của bánh răng trụ răng nghiêng cần gia công N- là tỷ số truyền giữa trục vít và bánh vít trong bộ truyền của đầu phân độ (thường N = 40), Pm = T.N được gọi là số đặc tính của máy phay, (thường Pm = 6. 40 = 240). Trong trường hợp P và S được đo theo hệ Anh thì được quy đổi ra đơn vị hệ mét bằng cách nhân với 25,4. Sau khi tính toán để có tỷ số truyền a a c động i, ta viết dưới dạng hoặc dưới dạng . Như thế i luôn trong trường b b d hợp tối giản, ta có tử số là a và mẫu số là b. Các bánh răng này nhất thiết phải có trong hệ bánh răng có sẵn ở trong phân xưởng (kèm theo máy) theo hệ 4 và hệ 5. Còn trong trường hợp phải chọn hai cặp bánh răng thay thế thì ta phải sử dụng a, a b, c, d với giá trị phân số không đổi. Có thể phân tích phân số b từ tỷ số truyền a c góc tạo tỷ số truyền con bằng . b d a 4 a c 22 a36 ac 32 Ví dụ: b , hoặc . 3 b d 31 b12 bd 21 Sau khi được tích của hai tỷ số ở dạng tối giản không thể chia nhỏ được nữa. Ta có thể tìm bội số chung của chúng sao cho con số phù hợp với số răng của các bánh răng có sẵn theo máy, (tỷ số đó không được thay đổi giá trị giữa tử số và mẫu số). Trong ví dụ trên ta có thể chọn: a 4 3248 a 40 60 - Nếu vv .theo hệ 4 và hệ 5: vv . b 3 2436 b 30 45 a c 2 2 2456 a c 2050 - Nếu vvtheo hệ 4 và hệ 5: vv . b d 3 1 3628 b d 3025 Ta xét một ví dụ cụ thể như sau: Hãy tính toán bộ bánh răng lắp ngoài biết: Px = 120mm, T = 6mm, N = 40. NT 40 .6 240 242 Áp dụng công thức i = Thay số vào ta có i = Px 120 120 121 a Nếu sử dụng một cặp bánh răng thay thế ta có: b = 2 40505664 1 20252832 a c Khi sử dụng hai cặp bánh răng thay thế ta có: = b d 21 40 40 60 50 ; trong hệ bánh răng thay thế 5. Để thực hiện được các bước 11 20 40 30 50 124
- tính toán và chọn bánh răng thay thế, nếu một số yếu tố chưa có thì phải thực hiện tính toánnhư: Góc nghiêng (hoặc còn gọi là góc xoắn), hay bước xoắn Px 5.2.4 Cách lắp bánh răng lắp ngoài (thay thế) 5.2.4.1 Nguyên tắc : - Xác định đúng vị trí giữa bánh chủ động và bánh bị động - Hướng xoắn đúng với thiết kế - Các bánh răng truyền động êm, nhẹ nhàng. 5.2.4.2. Cách lắp : a - Trường hợp chỉ dùng một cặp bánh răng b , thì a là bánh râng là chủ động, lắp ở đầubàn máy dọc; còn bánh răng b là bị động, lắp ở đầu phụ của trục chia. Đến đây xảy ra hai trường hợp. Hình 5.4. Cách lắp bánh răng lắp ngoàikhi phay bánh răng có hướng xoắn trái - Muốn có hướng xoắn trái (phay bánh răng trụ răng nghiêng trái), cần lắp thêm một bánh răng trung gian có số răng bất kỳ miễn là nối được truyền động giữa bánh răng (a) và bánh răng (b) hình 31.2.5 làm nhiệm vụ bắc cầu). Số răng của bánh răng trung gian có thể lấy tùy ý, miễn là cùng môđun (cỡ răng) và đường kính vừa đủ bắc cầu. Nếu sử dụng 4 bánh răng (a,b,c,d), thì (a) được lắp vào đầu trục vít me bàn máy; (d) được lắp vào trục phụ tay quay; còn hai bánh răng (b,c) (có thể gọi là bánh răng trung gian) được lắp như (hình 5.4) cách lắp như sau: Bánh răng (b) khớp với (a), còn (c) cùng trục với (b) nhưng ăn khớp với (d). 125
- - Muốn có hướng xoắn phải (phay bánh răng trụ răng nghiêng phải), ta lắp hai bánh răng trung gian để đủ cầu nối và để cho a , b ngược chiều chuyển động (Hình 5.5). Hình 5.5. Cách lắp bánh răng lắp ngoài khi phay bánh răng có hướng xoắn phải. 5.3 Phay bánh răng trụ răng thẳng, bánh răng trụ răng nghiêng, bánh răng côn răng thẳng 5.3.1 Phay bánh răng trụ răng thẳng: 5.3.1.1 Phay trên máy phay ngang vạn năng: 5.3.1.2 Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ: + Lắp và điều chỉnh đầu phân độ, ụ động lên bàn máy, kiểm tra và điều chỉnh để chiều cao đầu phân độ và ụ động cao bằng nhau và song song với hướng tiến dọc của bàn máy (Hình 5.6) 126
- Hình 5.6. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ 5.3.1.3 Gá lắp, điều chỉnh phôi: - Kiểm tra kích thước phôi,đường kính đỉnh răng,bề dày răng,độ song song và vuông góc giữa các bề mặt,độ đồng tâm giữa các đường kính.... - Gá phôi lên trục gá,cặp tốc hoặc mâm cặp 3 chấu giữa đầu chia và ụ động máy phay ngang vạn năng, sau đó tiến hành lấy tâm,chia tâm phôi theo phương pháp chia đường tròn thành 2 phần đều nhau hoặc sử dụng ke 90 . 5.3.1.4 Gá lắp, điều chỉnh dao(Hình 5.7): -Chọn dao phay đĩa mô duyn và số hiệu dao. - Gá dao lên trục dao, vặn nhẹ nhàng,điều chỉnh và xiết chặt dao lại. - điều chỉnh cho bề dầy dao đối xứng qua tâm chia đôi phôi. - Điều chỉnh com pa cữ để chọn vòng lỗ và khoảng lỗ cộng thêm trong mỗi lần chia. 127
- Hình 5.7. Gá lắp, điều chỉnh dao 5.3.1.5 Điều chỉnh máy:Chọn chế độ cắt: Tra bảng chế độ cắt. 5.3.1.6. Cắt thử và đo: Hình 5.8. Cắt thử răng đầu tiên. - Cho dao tiến sát đến phôi.Điều chỉnh cho dao tiếp xúc nhẹ đường sinh chi tiết, ( tâm của dao trùng với tâm phôi), đưa phôi ra xa dao và lấy chiều sâu cắt.Sau đó khóa bàn máy ngang và bàn máy tiến đứng lại ( Hình 5.8). - Chia răng thử: Chia hết một vòng kiểm tra số vết cắt thử so với số răng cần gia. Nếu số vết cắt thử không bằng số răng cần gia công thì tìm hiểu nguyên nhân sau đó thực hiện chia lại. Nếu số vết cắt thử bằng với số răng Z cần gia công thì tiếp tục thực hiện cắt thô, cắt tinh và kết hợp kiểm tra bánh răng. 5.3.1.7 Tiến hành gia công: -Quay bàn dọc cho dao ra khỏi chi tiết,nâng bàn tiến đứng lên đúng chiều sâu cắt t1= 2/3 H. Hình 5.9. Phay răng thứ nhất. 128
- -Phay răng thứ nhất:cho máy chạy,quay tay quay bàn tiến dọc từ từ cho đến khi dao bắt đầu cắt vào phôi thì gạt tay gạt tự động bàn tiến dọc (Hình 5.9). Hình 5.10. Phay răng thứ 2. - Khi phay xong một rãnh thì quay bàn tiến dọc cho dao ra khỏi chi tiết,quay tay quay trên đầu phân độ sang một bứơc răng,phay răng thứ hai (Hình 5.8). - Tiếp tục phay như trên cho đến răng cuối. - Quay bàn dọc cho dao ra khỏi chi tiết,nâng bàn tiến đứng lên đúng chiều sâu cắt lát căt tinh t2= 1/3 H.các bước tương tự như lát cắt đầu 5.4 Phay bánh răng trụ răng nghiêng 5.4.1. Gia công trên máy phay đứng vạn năng 5.4.1.2 Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ: - Lau sạch bàn máy phay để gá đồ gá được chính xác. - Lắp và điều chỉnh đầu phân độ và ụ động lên bàn máy phay. điều chỉnh cho hai mũi nhọn trùng nhau. - Xác định khoảng cách giữa hai mũi tâm theo chiều dài trục gá hoặc chiều dài phôi.Cố định ụ động,ụ chia. 5.4.1.3. Gá lắp, điều chỉnh phôi: - Gá phôi lên trục gá,cặp tốc hoặc mâm cặp 3 chấu giữa đầu chia và ụ động máy phay ngang vạn năng. - Lấy tâm,chia tâm phôi theo phương pháp chia đường tròn thành 2 phần đều nhau. 5.4.1.4 Gá lắp, điều chỉnh dao: - Chọn dao phay ngón môduyn và đúng số hiệu dao. 129
- - Gá dao lên trục chính,xiết chặt dao. - So dao,điều chỉnh tâm dao trùng với đường tâm phôi đã được vạch dấu. 5.4.1.5 Điều chỉnh máy: - Chọn chế độ cắt ( Tìm hiểu trong chương về chế độ cắt khi phay).Tra bảng chế độ cắt. 5.4.1.6 Cắt thử và đo: - Cho dao tiến gần phôi, nâng bàn tiến đứng cho dao vừa chạm phôi,lùi bàn tiến dọc cho dao xa phôi,nâng bàn lên xác định chiều sâu cắt t= 0.2.Sau đó khóa bàn máy ngang và bàn máy lên xuống lại. - Chia răng thử: Chia hết một vòng kiểm tra số vết cắt thử so với số răng cần gia. Nếu số vết cắt thử không bằng số răng cần gia công thì tìm hiểu nguyên nhân sau đó thực hiện chia lại. Nếu số vết cắt thử bằng với số răng Z cần gia công thì tiếp tục thực hiện cắt thô, cắt tinh và kết hợp kiểm tra bánh răng. 5.4.1.7. Tiến hành gia công: - Quay bàn dọc cho dao ra khỏi chi tiết,nâng bàn tiến đứng lên đúng chiều sâu cắt t1= 2/3 H. - Phay răng thứ nhất.cho máy chạy,quay tay quay bàn tiến dọc từ từ cho đến khi dao bắt đầu cắt vào phôi thì gạt tay gạt tự động bàn tiến dọc - Khi phay xong một rãnh thì quay bàn tiến dọc cho dao ra khỏi chi tiết,quay tay quay trên đầu phân độ sang một bứơc răng, phay răng thứ hai. - Tiếp tục như trên cho đến Răng cuối. - Quay bàn dọc cho dao ra khỏi chi tiết,nâng bàn tiến đứng lên đúng chiều sâu cắt lát căt tinh t2= 1/3 H.các bước tương tự như lát cắt đầu. 5.5 Phay bánh răng trụ răng nghiêng 5.5.1. Gia công trên máy phay đứng vạn năng 5.5.1.1. Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ: + Gá ụ chia và ụ động lên bàn máy (ụ chia gá sát đầu bàn máy) a c + Lắp bộ bánh răng thay thế b d điều chỉnh ụ chia tạo rãnh nghiêng bánh răng khi phay. + Điều chỉnh com pa cữ đếm lỗ chia răng trên đĩa chia gián tiếp. 130
- + Gá phôi, rà tròn, vạch dấu tâm chia đôi phôi (Quá trình gá phôi, vạch dấu tâm chia đôi phôi và điều chỉnh vị trí dao – phôi phải điều chỉnh chạc gá bánh răng thay thế L để bánh răng c tách khỏi bánh răng d và đóng chốt hãm K vào đĩa chia gián tiếp). 5.5.1.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi: - Gá phôi và (lấy tâm nếu cần). - Gá phôi trên trục gá bằng cặp tốc và sử dụng hai mũi tâm, hoặc mâm cặp 3, 4 chấu giữa đầu chia và ụ động của máy phay vạn năng. Dùng phấn màu chà lên bề mặt phôi và tiến hành lấy tâm (nếu cần) theo phương pháp chia đường tròn thành 2 hoặc 4 phần đều nhau trên đường tròn 5.5.1.3. Gá lắp, điều chỉnh dao. Chọndao phay trụ phù hợp với biên dạng rãnh. Gá dao trên trục chính, xiết nhẹ, điều chỉnh và xiết chặt dao. 5.5.1.4. Điều chỉnh máy: Xoay bàn máy một góc β sang trái hoặc sang phải phụ thuộc vào hướng của rãnh xoắn và bằng góc xoắn của rãnh xoắn 5.5.1.5. Cắt thử và đo. - Chọn tốc độ trục chính và lượng chạy dao (Tra bảng chế độ cắt). -Tiến hành phay thử - Bố trí hai cữ giới hạn chạy dao tự động ở bàn dao dọc. - Chọn chiều sâu cắt:Cho dao tiến gần phôi rồi đưa tâm dao trùng với tâm phôi. Dịch chuyển bàn máy lên cho dao chạm vào phôi, đưa dao lùi ra nâng bàn máy lên Một khoảng (0.1- 0.12mm). Sau đó khóa bàn máy ngang và dừng máy. Cắt thử như vậy chiều sâu cắt tạo thành vết mờ trên suốt chiều dài của rãnh xoắn và chu vi của chi tiết gia công . Chia răng thử như vậy sẽ vừa kiểm tra được độ chính xác của ụ chia, vừa kiểm tra được hướng nghiêng của rãnh xoắn. Chiều sâu cắt được chọn phụ thuộc vào tính chất vật liệu gia công và độ chính xác. - Chọn phương pháp tiến dao: Theo hướng tiến dọc. - Chọn phương pháp phay: Theo phương pháp phay nghịch. 5.5.1.6. Tiến hành gia công - Sau khi chia răng thử, điều chỉnh tiếp chiều sâu cắt và phay lần lượt từng rãnh 131
- Chú ý: - Khi chia rãnh thử cũng như khi phay rãnh, trước khi lùi dao trở về vị trí ban đầu để chia răng phải hạ bàn máy cho dao lên cao mới được lùi dao với dao (để dao không cắt loét rộng rãnh xoắn). - Quá trình tiến dao cắt gọt, lùi dao phải luôn chú ý quan sát đảm bảo bộ bánh răng thay thế điều chỉnh ụ chia ăn khớp đều, chốt K tách khỏi đĩa chia, chốt C trên tay quay M phải cắm chắc vào đĩa chia. 5.5.2 Gia công trên máy phay ngang vạn năng 5.5.2.1 Gá lắp, điều chỉnh đầu phân độ + Gá ụ chia và ụ động lên bàn máy (ụ chia gá sát đầu bàn máy) a c + Lắp bộ bánh răng thay thế b d điều chỉnh ụ chia tạo rãnh nghiêng bánh răng khi phay. + Điều chỉnh com pa cữ đếm lỗ chia răng trên đĩa chia gián tiếp. + Gá phôi, rà tròn, vạch dấu tâm chia đôi phôi (Quá trình gá phôi, vạch dấu tâm chia đôi phôi và điều chỉnh vị trí dao – phôi phải điều chỉnh chạc gá bánh răng thay thế L để bánh răng c tách khỏi bánh răng d và đóng chốt hãm K vào đĩa chia gián tiếp). 5.5.2.2Gá lắp, điều chỉnh phôi Gá phôi trên trục gá bằng cặp tốc và sử dụng hai mũi tâm, hoặc mâm cặp 3, 4 chấu giữa đầu chia và ụ động của máy phay vạn năng. Dùng phấn màu chà lên bề mặt phôi và tiến hành lấy tâm (nếu cần) theo phương pháp chia đường tròn thành 2 hoặc 4 phần đều nhau trên đường tròn 5.5.2.3 Gá lắp, điều chỉnh dao. Chọndao phay đĩa, góc kép, phù hợp với biên dạng rãnh. Gá dao trên trục chính, xiết nhẹ, điều chỉnh và xiết chặt dao. 5.5.2.4 Điều chỉnh máy. Xoay bàn máy một góc β sang trái hoặc sang phải phụ thuộc vào hướng của rãnh xoắn và bằng góc xoắn của rãnh xoắn . 5.5.2.5 Cắt thử và đo. - Chọn tốc độ trục chính và lượng chạy dao (Tra bảng chế độ cắt). -Tiến hành phay thử - Bố trí hai cữ giới hạn chạy dao tự động ở bàn dao dọc. 132
- - Chọn chiều sâu cắt:Cho dao tiến gần phôi rồi đưa tâm dao trùng với tâm phôi. Dịch chuyển bàn máy lên cho dao chạm vào phôi, đưa dao lùi ra nâng bàn máy lên Một khoảng (0.1- 0.12mm). Sau đó khóa bàn máy ngang và dừng máy. Cắt thử như vậy chiều sâu cắt tạo thành vết mờ trên suốt chiều dài của rãnh xoắn và chu vi của chi tiết gia công . Chia răng thử như vậy sẽ vừa kiểm tra được độ chính xác của ụ chia, vừa kiểm tra được hướng nghiêng của rãnh xoắn. Chiều sâu cắt được chọn phụ thuộc vào tính chất vật liệu gia công và độ chính xác. - Chọn phương pháp tiến dao: Theo hướng tiến dọc - Chọn phương pháp phay: Theo phương pháp phay nghịch 5.5.2.6 Tiến hành gia công. - Sau khi chia răng thử, điều chỉnh tiếp chiều sâu cắt và phay lần lượt từng rãnh Chú ý: - Khi chia rãnh thử cũng như khi phay rãnh, trước khi lùi dao trở về vị trí ban đầu để chia răng phải hạ bàn máy cho dao lên cao mới được lùi dao với dao (để dao không cắt loét rộng rãnh xoắn). - Quá trình tiến dao cắt gọt, lùi dao phải luôn chú ý quan sát đảm bảo bộ bánh răng thay thế điều chỉnh ụ chia ăn khớp đều, chốt K tách khỏi đĩa chia, chốt C trên tay quay M phải cắm chắc vào đĩa chia. Cho máy chạy thử chiều xoắn đã chính xác, phù hợp chưa rồi vặn tay quay từ từ cho đến khi dao bắt đầu cắt, sử dụng hệ thống tự động bàn dao dọc. Khi phay xong một rãnh răng, hạ bàn máy xuống một khoảng lớn hơn chiều sâu cắt để tránh dao tiếp xúc với chi tiết khi dao về (sự ly khai đai ốc, vít me). Xong mới cho bàn chạy ngược lại cho dao rời khỏi mặt đầu chi tiết. Dừng máy chia độ sang rãnh khác (nếu z >1), rồi tiếp tục phay rãnh mới. Tăng chiều sâu cắt và tiến hành phay cho đến hết kích thước chiều cao. 5.6 Phay bánh răng côn răng thẳng L Với bánh tăng côn răng thẳng có b 3 có thể gia công theo phương pháp chép hình trên máy phay ( sau đó có thể phải sửa nguội đôi chút khi lắp cho 2 bánh răng ăn khớp). 5.6.1 Chọn dao phay :Chọn dao có chiều dày bằng rãnh đầu nhỏ, nhưng dạng răng (tức là môđun và số hiệu răng) phải theo đầu lớn của răng. Như vậy, không thể dùng loại dao phay môđun thông thường như khi phay bánh trụ răng thẳng để phay hoàn chỉnh. Khi chọn dao, cũng căn cứ môđun, góc ăn khớp, số răng cần phay 133
- và mỗi môđun cũng có ba bộ dao (8 con, 15con và 26 con) như khi phay bánh răng trụ. Những điều khác biệt là số hiệu của dao không căn cứ số răng thực mà z phải theo số răng giả của bánh răng: z cos , Ví dụ: Bánh răng có 42 răng; 6540 0 ' 42 42 , z 0 ' răng (khác hoàn toàn với z mà ta cần gia công 102 cos 65 400, 412 là 42 răng). Vì vậy khi cần phay bánh răng côn răng thẳng ta phải chọn z giả theo bảng. Cho phép ta chọn số hiệu dao phay tổng đó số thuận dùng khi phay bánh răng có z nhỏ và số nghịch lớn dùng khi z lớn. Bảng 3. Chọn số hiệu dao phay theo số răng giả Số hiệu dao phay môđun Số răng giả Z' Số thuận Số nghịch Bộ 8 Bộ 26 dao Bộ 15 dao dao 12 1 1 1 8 13 1.5 1.5 14 2 2 15 2.25 2 2.5 7 16 2.5 17 3 3 18 3.25 19 3.5 3 6 3.5 20 3.75 21 4 4 4 22 4.25 5 23 4.5 4.5 24-25 4.75 26-27 5 5 5 28-29 5.25 4 30-31 5.5 5.5 134
- 32-34 5.75 35-37 6 6 38-41 6.25 6 3 42-46 65 6.5 47-54 6.75 55-65 7 7 66-79 7.25 7 2 80-102 7.5 7.5 103-134 7.75 >134 và thanh răng 8 8 8 1 5.6.2 Lắp dao phay: Đối với dao phay mô đun dùng để phay bánh côn răng thẳng, ta lấy tâm dao bằng cách lấy một loại bột màu xoa lên mặt của lưỡi dao dùng mũi vạch lấy dấu một đường bổ dọc chia bề dày dao ra làm hai phần đều nhau. Lắp dao lên trục gá dao, lót thêm các vòng đệm sao cho dao càng gần thân máy càng cứng vững miễn là không bị vướng hoặc ảnh hưởng đến công việc khi phay. 5.6.3 Chọn chế độ cắt: Tính và chọn dao theo cách thức như khi xác định chế độ cắt để phay bánh trụ. Với dao phay dạng đĩa bằng thép gió có thể lấy theo bảng sau: Bảng 4. Chọn chế độ cắt khi phay răng bằng dao thép gió Vật liệu gia công Công việc Yếu tố Gang xám phay và Đồng thanh cắt gọt Thép Thép Thép HB = 150 - 180 môđun và đồng thau 45 40X 20X và đồng thanh Công Phá 32 30 22 25 40 v việc láng 40 37,5 27 31 50 1 268 183 107 400 565 1.5 200 150 88 328 463 2 190 130 76 284 401 Sp Môđun 2.5 170 110 68 253 358 3 155 106 62 231 327 3.5 143 98 57 214 302 135
- 4 134 92 54 200 283 4.5 126 86 51 189 267 5 120 82 48 170 252 6 109 75 44 163 231 7 101 69 41 151 213 8 95 65 38 141 200 9 90 61 36 133 188 10 85 58 34 127 179 12 78 53 31 116 163 15 70 47 28 103 146 5.6.4 Gá và xoay phôi : Phôi lắp trên trục gá, trục gá có chuôi côn cắm vào lỗ của đầu chia (hoặc cặp trên mâm cặp của đầu chia. Rà tròn, vạch dấu tâm chia đôi phôi như khi phay bánh răng trụ. Sau đó xoay nghiêng trục chính ụ chia lên một góc bằng góc côn chân răng để mặt đáy rãnh răng song song với mặt bàn máy (Hình 5.11) Đầu chia được lắp trên một mâm xoay 3600. Quay đầu trục chính lên một góc α so với mặt nằm ngang . Góc quay đã được xác định bằng phương pháp tính toán là: Trong đó: - góc quay của trục dao - góc nửa đỉnh răng. Hình 5.11. Phôi và đầu chia được gá trên mâm xoay 136
- - góc tạo bởi đáy của rãnh răng với đường sinh của hình côn nguyên bản. Toàn bộ đầu chia được gá được gá lên mâm cặp quay để có thể quay được trên mặt phẳng khi mở rãnh răng. Chú ý rà đạt hai yêu cầu sau: Độ đồng tâm và độ dốc của phôi. Gá dao, điều chỉnh vị trí dao- phôi: - Gá dao lên trục dao sao cho khi dao quay cắt gọt có xu hướng đè trục chính ụ chia đi xuống ( cắt từ phía đầu lớn về phía đầu nhỏ). Điều chỉnh vị trí dao- phôi: Tương tự như điều chỉnh vị trí dao- phôi để quay bánh răng trụ, đảm bảo bề dày B dao đối xứng qua vạch dấu tâm chia đôi phôi. 5.6.5 Phay phá răng: Thực hiện phay phá sử dụng dao phay đĩa môđun phá đạt đầu nhỏ . Nâng bàn máy cho dao bắt đầu tiếp xúc với mặt phôi. Lùi dao theo chiều dọc một khoảng ngắn (nhưng phải ra khỏi bề mặt phôi). Nâng bàn máy một lượng phù hợp đối với chiều cao của của môđun đầu nhỏ, (chiều sâu cắt). Để chống rung động ta nên khóa bàn máy lên xuống và bàn ngang lại. Cho dao quay, vặn bàn dao dọc bằng tay từ từ, tới khi dao bắt đầu cắt thì cho chạy tự động. Rãnh răng thứ nhất hình thành với chiều sâu đúng, nhưng chiều rộng mới bằng chiều rộng ở đầu nhỏ của rãnh răng. Chế độ cắt được xác định như khi phay bánh răng trụ răng thẳng. 5.6.6 Chia độ Sau khi phay phá xong mỗi rãnh răng, phải chia độ để phay tiếp răng khác. Căn cứ số răng thực (Z), để chọn đĩa chia và chọn số lỗ cần thiết. N Áp dụng công thức n = Z . Nếu gặp những bánh răng có số lẻ mà phương pháp chia thông thường không chia hết, thì ta phải thực hiện chia theo các phương pháp chia vi sai hoặc bằng phương pháp chia phức tạp. Đối với công việc phay bánh răng trụ răng côn thẳng mà phải sử dụng phương pháp chia vi sai thì lúc này trục chính đã được xoay xiên không thể chia độ vi sai được (vì trục chính và trục phụ tay quay không song song với nhau thì không thể truyền động bằng bộ bánh răng thay thế được). Vậy để thực hiện điều này cần được khắc phục theo một trong ba biện pháp sau: 137
- 5.6.7 Nâng góc dốc bằng đồ gá. Trong sản xuất hàng loạt, ta có thể đặt toàn bộ đầu chia lên một bàn đế có mặt dốc đúng dốc bằng góc ( ). Nhờ vậy, mặc dù trục đầu chia không quay ngược lên được, ta cần chia độ vi sai vẫn sử dụng như trường hợp thường. 5.6.8 Chia vi sai bằng 2 đầu chia: Trong sản xuất đơn chiếc, có thể dùng hai đầu chia có N (N là đặc trưng của đầu phân độ) như nhau. Đầu chia thứ nhất (I) gá phôi; quay trục của đầu chia này dốc lên một góc . Đầu chia thứ hai (II) đặt nối tiếp phía sau và trục vẫn nằm ngang (Hình 5.12) mâm cặp kẹp trục gá của bánh răng a khớp với bánh răng b lắp ở trục phụ ở đầu chia thứ nhất (I) không nhất thiết phải có bánh răng trung gian hoặc 4 bánh răng: a, b c, d. Nếu xê dịch được đầu chia thứ hai cho hai bánh răng ăn khớp trục tiếp. Việc chia độ gồm hai bước: Chia phần chẵn bằng đầu chia thứ nhất (I), chia phần lẻ ở đầu thứ hai (II). Chia bằng cách chia phức tạp, nếu không có đầu chia vi sai, có thể áp dụng phương pháp chia độ phức tạp 5.6.9 Phay mở rộng rãnh đầu lớn: Trong bước phay phá, ta mới phay răng thành rãnh rộng bằng đầu nhỏ trên suốt chiều dài. Như vậy, ở đầu lớn phải tiến hành mở rộng rãnh răng. Nhờ đầu chia (gá phôi) được đặt trên mâm gá quay, cho xoay một góc e theo hướng xoay sang hướng trái để phay mở nối sườn răng (hình 11). Góc e được xác định theo công thức: Trong đó: S - Chiều dày răng B - Chiều rộng răng L - Khoảng cách từ tâm đến mặt đầu lớn 138
- Hình 5.12. Sử dụng hai đầu chia độ để chia vi sai Như vậy với đầu nhỏ của răng và đầu lớn có mối quan hệ: L B S lớn = S nhỏ x L Sau khi phay rãnh trái trước ta xoay phôi lại với góc 2e theo hướng ngược lại.Kiểm tra lại rãnh đã phay, nếu chưa đạt phải điều chỉnh lại (cần xoay góc cho đúng). Nếu ụ chia không được gá lên lên mâm quay ta có thể thực hiện phay tinh (phay điều chỉnh răng như sau): Bước phay sơ bộ cho rãnh răng có dạng ABCD (Hình12a) nhưng yêu cầu phải có dạng ABC’D’. Như vậy bước phay tinh phải cắt bỏ phần dư ADD’ và BCC’ (quá trình này chỉ phay phần sườn răng phía đầu lớn). Đầu tiên dịch chuyển phôi sang ngang một khoảng X, sau đó quay phôi quanh tâm O của nó góc (hình 5.14) Khoảng dịch chuyển phôi sang ngang (X) được xác định: ma .b X= (mm) 2L 139
- (b: chiều rộng vành răng, L: chiều dài côn chia). Số vòng quay (n) của tay quay ụ chia để trục chính ụ chia mang phôi quay đi góc : N(A1 A2) N(Spa Spi) n= 2Dp = 2.m a.Z Trong đó: - Spa , Spi chiều dày răng theo dây cung trên vòng chia đầu lớn, đầu nhỏ của răng bánh răng Spa = a.ma ; Spi = a.mi (Hệ số a tra trong bảng 6 nhưng lấy theo Ztd của bánh răng côn). Trong thực tế không cần tính góc quay phôi , vì sau khi dịch chuyển phôi sang ngang khoảng X, chỉ cần vừa quay phôi (quay tay quay ụ chia) vừa rà cho dao lọt khít rãnh răng phía đầu nhỏ là được. Phay điều chỉnh xong sườn trái (hoặc phải) các răng, dịch chuyển phôi sang ngang chiều ngược lại khoảng 2X và quay phôi rà chỉnh lại vị trí daophôi để phay điều chỉnh sườn đối diện. chiều xoay phôi rà dao chiều xoay phôi rà dao phay tinh sườn phải phay tinh sườn trái a,Chiều dịch ngang phôikhoảngb,Chiều dịnh ngang phôikhoảng X phay tinh sườn tráiX phay tinh sườn phải Hình.5.14: Sơ đồ phay điều chỉnh sườn răng đầu lớn bánh răng côn răng thẳng. 140
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực tập điện cơ bản (Ngành: CN Kỹ thuật điện – điện tử, Trình độ Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
38 p | 35 | 10
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
59 p | 15 | 8
-
Giáo trình Thực tập máy điện 1 (Nghề: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười (Năm 2024)
148 p | 9 | 5
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - Nghề: Hàn - Trình độ: Cao đẳng nghề - CĐ Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương II
79 p | 60 | 5
-
Giáo trình Thực tập sản xuất (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
72 p | 43 | 5
-
Giáo trình Thực tập sản xuất (Nghề Vận hành máy thi công mặt đường - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
76 p | 26 | 5
-
Giáo trình Thực tập hàn (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
63 p | 30 | 5
-
Giáo trình Thực tập tại cơ sở sản xuất (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
183 p | 31 | 4
-
Giáo trình Thực tập Diesel - Trường Cao Đẳng Công Nghệ TP. HCM
108 p | 13 | 4
-
Giáo trình Thực tập cơ sở (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
121 p | 38 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
39 p | 33 | 3
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
85 p | 11 | 3
-
Giáo trình Thực tập sản xuất (Nghề Vận hành máy thi công mặt đường - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
75 p | 27 | 3
-
Giáo trình Thực tập dự toán, thanh toán, quyết toán công trình xây dựng (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
79 p | 3 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp - Vị trí việc làm 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 3 | 1
-
Giáo trình Thực tập cán bộ kỹ thuật (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
53 p | 5 | 1
-
Giáo trình Thực tập tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
61 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn