intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hẹp bao quy đầu ở trẻ

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

128
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ Bao quy đầu là một lớp nếp da mỏng, đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật. Chít hẹp bao quy đầu (phimosis) là tình trạng vòng bao quy đầu bị hẹp ở cac mức độ khác nhau, nên không thể lộn được bao quy đầu Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu có dấu hiệu đi tiểu khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ, trong khi đó bao quy đầu chứa nhiều nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao quy đầu ra phía sau không nhìn thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hẹp bao quy đầu ở trẻ

  1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ Bao quy đầu là một lớp nếp da mỏng, đàn hồi, trùm lên toàn bộ quy đầu của dương vật. Chít hẹp bao quy đầu (phimosis) là tình trạng vòng bao quy đầu bị hẹp ở cac mức độ khác nhau, nên không thể lộn được bao quy đầu Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu có dấu hiệu đi tiểu khó và phải rặn mạnh, tia nước tiểu nhỏ, trong khi đó bao quy đầu chứa nhiều nước tiểu căng phồng lên, vuốt nhẹ da bao quy đầu ra phía sau không nhìn thấy lỗ đái (miệng sáo). Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do có sự dính tự nhiên giữa da bao quy đầu và quy đầu. Trong 3-4 năm đầu, do dương vật to ra, lớp bề mặt da (lớp thượng bì) bong ra. Tích tụ lại thành chất bợn (smegma) màu trắng nằm bên dưới lớp da quy đầu, giúp bao quy tách dần khỏi quy đầu. Nhờ những lần dương vật cương khi buồn đi tiểu mà bao quy đầu tự tuột hẳn xuống được. Khi trẻ 3 tuổi, 90% bao quy đầu tuột xuống được. Chỉ dưới 1% người lớn trên 16 tuổi bị hẹp bao quy đầu thật sự. Bình thường, ở nam giới khi đến tuổi trưởng thành thì lớp da bao ngoài dương vật (bao quy đầu) sẽ tuột xuống ít hoặc nhiều để lộ quy đầu khi dương vật cương cứng. Ở một số thiếu niên lớp da này vẫn bao lấy toàn bộ phần đầu dương vật chỉ chừa lại một lỗ nhỏ để nước tiểu đi qua. Do đó nước tiểu còn sót lại bên trong bọc da quy đầu, đóng cặn, gây khó khăn cho việc giữ vệ sinh. Nếu không chữa, có thể làm viêm quy đầu, viêm đường tiết niệu hoặc gây ung thư dương vật. Người bị hẹp bao quy đầu, dễ bị nhiễm trùng đường tiểu gấp hai mươi lần người bình thường. Trẻ trên một tuổi, nếu không bị nhiễm khuẩn tiết niệu các bậc phụ huynh có thể làm rộng dần bao quy đầu bằng cách, hàng ngày khi tắm cho trẻ, dùng tay vuốt ngược da bao quy đầu về gốc dương vật cả trẻ, có tác dụng nong rộng dần lỗ bao quy đầu cho đến khi bao
  2. quy đầu rộng được như bình thường. Khi trẻ được ba – bốn tuổi, nếu bao quy đầu tuột xuống hết được có thể chỉ cho bé tự tuột bao quy đầu, rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch, 1 – 2 lần mỗi tuần. Đến tuổi dậy thì cần vệ sinh da bao quy đầu hàng ngày. Trẻ đã bốn – năm tuổi mà bao quy đầu chưa tuột xuống được thì có thể bôi kem có corticosteroid (0,1% dexamethasone) lên bao quy đầu, 2-3 lần mỗi ngày trong khoảng 4 – 6 tuần thì 2/3 trường hợp bao quy đầu bong ra, tuột xuống được. Nếu thấy cháu đi tiểu thường khóc thét và bao quy đầu căng phồng như bong bóng, cần đưa cháu đến bác sĩ khám. Bác sĩ thường dùng kẹp vô trùng (pink), bôi chất nhờn rồi nong nhẹ bao quy đồng là xong. Nếu hiện tượng đi tiểu khó tái phát nhiều lần thì cần cắt bao quy đầu cho bé. Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu thuật, chỉ cần gây tê tại chỗ, nên thực hiện nơi có phòng mổ sạch sẽ vô trùng, sau phẫu thuật vết thương cần băng lại và thay băng hàng ngày. Khoảng sau 5 ngày thì không cần băng nữa, tắm rửa thoải mái và chỉ khâu tự dụng. Sau 2 – 3 tuần vết thương lành hẳn thì mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2