HỌA SĨ MỸ THUẬT VIỆT NAM VỚI SONG NIÊN BẮC KINH LẦN THỨ V
lượt xem 7
download
Với chủ đề: “Tương lai và hiện thực” (Future and Reality), triển lãm Song Niên Bắc Kinh lần thứ V được tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2012. Đây là một cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức hai năm một lần. Đơn vị tổ chức triển lãm là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc, chính quyền Thành phố Bắc Kinh, Hội Mỹ thuật Trung ương và nhà tài trợ chính là Bộ Văn hóa Cộng hòa Nhân dân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỌA SĨ MỸ THUẬT VIỆT NAM VỚI SONG NIÊN BẮC KINH LẦN THỨ V
- HỌA SĨ MỸ THUẬT VIỆT NAM VỚI SONG NIÊN BẮC KINH LẦN THỨ V LÝ TRỰC SƠN - Đất mẹ - 2009 - Sơn mài. 108x180x3 Với chủ đề: “Tương lai và hiện thực” (Future and Reality), triển lãm Song Niên Bắc Kinh lần thứ V được tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2012. Đây là một cuộc triển lãm quốc tế được tổ chức hai năm một lần. Đơn vị tổ chức triển lãm là Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Trung Quốc, chính quyền Thành phố Bắc Kinh, Hội Mỹ thuật Trung ương và nhà tài trợ chính là Bộ Văn hóa Cộng hòa Nhân dân
- Trung Hoa. Sự kiện này của năm 2012, Việt Nam vinh dự có 13 tác giả được ban tổ chức lựa chọn, số lượng được chọn nhiều đứng thứ hai sau Ai Cập và Nhật Bản (14 tác giả), sau đó là Mỹ (12 tác giả). Đến Bắc Kinh lần này, đoàn Việt Nam có 2 họa sỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh và 11 họa sỹ ở Hà Nội. Có 5 tác giả dự triển lãm vẽ tranh sơn mài là Lý Trực Sơn, Nguyễn Trường Linh, Đỗ Đức Khải, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Đức Việt và 8 họa sỹ vẽ sơn dầu: Hồ Minh Quân, Nguyễn Thị Đàm Thủy, Nguyễn Quang Hưng, Lê Trần Anh Tuấn, Nguyễn Khắc Chinh, Nguyễn Thái Thăng, Đào Anh Việt và Nguyễn Đình Vũ (họa sỹ Nguyễn Đình Vũ chỉ gửi tác phẩm).
- NGUYỄN THANH GIANG - Sức sống thiên nhiên - 2010. Sơn mài. 120x150cm. Do có sự kết nối trước khi đi, nên các họa sỹ đã hình thành một nhóm có liên lạc chặt chẽ. Trước ngày lên đường, các thành viên trong đoàn đã có buổi họp mặt, giao lưu với Hội hữu nghị Việt Trung, đại diện Hội Mỹ thuật Việt Nam, đại diện báo Nhân Dân, đặc biệt có ngài tham tán đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đến chúc mừng. Chiều ngày 26 - 9, đến sớm hơn một ngày trong chương trình của Ban tổ
- chức Triển lãm, anh em họa sỹ tới sân bay Bắc Kinh. Đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có mặt để đón đoàn. Ngay sau đó, ngài Đại sứ Việt Nam đã gặp gỡ toàn đoàn trong buổi giao lưu rất vui vẻ và cởi mở. Sáng 27- 9, chúng tôi rời Đại sứ quán, lên đường tới khách sạn Beijing International Hotel, một khách sạn 4 sao nằm ngay trên đại lộ chính của thủ đô Bắc Kinh. Đó là nơi Ban tổ chức triển lãm dành cho các họa sỹ từ hơn 80 nước trên thế giới trong chương trình của 5 ngày tổ chức triển lãm. Chương trình tham quan các điểm du lịch và các trung tâm nghệ thuật đã được chúng tôi sắp đặt và lên kế hoạch cụ thể (ngoài các điểm mà Ban tổ chức lựa chọn). Chúng tôi rời khách sạn và dành hẳn một ngày đi chơi xa hai điểm du lịch nổi tiếng là Vạn Lý Trường Thành và tiếp đó là khu mộ của các vua đời nhà Minh - Thập Tam Lăng, cách Bắc Kinh 50km về phía Tây Bắc. Ngày 28 - 9, ngày khai mạc triển lãm. Từ 9h sáng, các nghệ sỹ quốc tế đã tập trung đông đủ tại Bảo tàng Nghệ thuật Bắc Kinh trong không khí náo nhiệt, sôi nổi. Không gian rộng lớn trước bảo tàng càng nhộn nhịp hơn khi có rất đông các bạn trẻ từ nhiều chuyến xe đổ về. Họ là các sinh viên hoặc học các ngành có liên quan đến mỹ thuật, háo hức được thấy tác phẩm của thầy giáo mình hoặc của các nghệ sỹ thuộc nhiều thế hệ ở trong và ngoài nước.
- Vào 10h sáng ngày 28 - 9, buổi lễ khai mạc diễn ra trong một không khí đặc biệt long trọng, với sự có mặt của các đại biểu và đại diện sứ quán nước ngoài tại Bắc Kinh như Úc, Bỉ, Đan Mạch, Ấn Độ, Ý… đến dự. Chủ đề của triển lãm: “Tương lai và hiện thực” một lần nữa được nói lên qua hai bài phát biểu của đại diện Ban tổ chức, nêu bật cuộc hội tụ này mang nhiều ý nghĩa, hướng đến tương lai tươi đẹp của loài người. Triển lãm quốc tế Song Niên Bắc Kinh ngày càng được nhiều nước biết đến và tham gia, các tác giả có cơ hội học hỏi, cải tiến chất lượng, ảnh hưởng của giới nghệ sỹ càng thêm mở rộng. Hơn 700 tác phẩm bao gồm hơn 200 tác phẩm của các họa sỹ nước ngoài và hơn 500 tác phẩm của nghệ sỹ trong nước, trong đó có tranh, tượng và nghệ thuật sắp đặt, được trưng bày trong những không gian hợp lý, vừa có sự hài hòa chung lại vừa có sắc thái riêng. Các tác giả nước ngoài có phần đa dạng về phong cách, nhất là tác phẩm điêu khắc, sắp đặt. Các tác phẩm của Trung Quốc mang đậm dấu ấn của nghệ thuật truyền thống qua cách tạo hình và kỹ thuật điêu luyện, không lẫn với tác phẩm nước ngoài.
- ĐỖ ĐỨC KHẢI - Một chiều Long Biên - 2009. Sơn mài. 120x180cm Tác giả người Đức Tobias Tilmann Marx gây cho người xem ấn tượng với khối điêu khắc có tiêu đề rất lạ Có phải là gà chọi hay con gián hoặc cả hai? cũng giống như hình thể mà tác giả trình bày. Tác phẩm Bầu trời xanh của tác giả Iran Sara Rahanjam cũng tạo nên một hình ảnh đáng nhớ. Tác giả Trung Quốc Zheng Xiaohui tạo một không gian lạ mắt với tác phẩm sắp đặt Tủ thuốc. Cùng với triển lãm này, Ban tổ chức còn kết hợp trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Mexico, Ấn Độ, Cộng hòa Armenia và tranh đồ họa của danh họa Francisco Goya, trong đó phòng tranh Mexico được coi là điểm sáng của triển lãm lần này. Buổi tối cùng ngày, các tác giả dự lễ trao giải thưởng và tiệc chiêu đãi. Giải “Excellent work” dành cho tác giả Chengi Qi (Trung Quốc) với tác phẩm Biên niên sử II và tác giả Shepherd Ndudzo (Zimbabwe) với tác phẩm điêu khắc Kéo co. Giải “Best work” dành cho tác phẩm Hậu chiến của tác giả Karannagodage Duminda Niroshan (Srilanka)…. Còn lại 5 giải sáng tạo trẻ được trao cho các tác giả Trung Quốc.
- Sau ngày khai mạc triển lãm, cả đoàn đi tham quan làng họa sỹ Village Songzhuang Artist nằm ở quận Thông Châu, phía đông ngoại ô Bắc Kinh. Đây là khu trung tâm nghệ thuật đương đại, một quần thể rộng lớn, nơi tập trung các nghệ sỹ nổi tiếng ở Bắc Kinh. Chúng tôi dừng chân ở những gian triển lãm lớn như Moca Beijing, Bảo tàng đương đại Bắc Kinh, nghệ thuật kinh điển. Ấn tượng nhất là nhiều tranh khổ lớn với các tên tuổi họa sỹ đã khẳng định được phong cách đặc sắc của mình. Khu nghệ thuật kinh điển có không gian riêng với các phòng trưng bày thư pháp, những tranh tường có kích cỡ lớn, các tác phẩm điêu khắc và các công trình mỹ thuật ứng dụng. Sáng 30 - 9, theo chương trình chung, Ban tổ chức bố trí cho các họa sỹ quốc tế đi tham quan Cố Cung và Thiên Đàn. Hai di tích này là những hệ thống công trình kiến trúc có tổng thể hùng vĩ, đọng lại vẻ đẹp cổ kính mang dấu ấn của cả ngàn năm lịch sử của đất nước Trung Hoa. Ngày 1-10, chúng tôi đến khu Art Today Museum, cũng là khu nghệ thuật nổi tiếng và nằm trong trung tâm. Ngay trước bảo tàng là nhóm tượng của tác giả Yue Minjun (sinh năm 1962), một trong những nghệ sỹ đương đại hàng đầu ở Bắc Kinh. Thật sự thú vị bởi những nụ cười sảng khoái trên các tác phẩm điêu khắc. Rất tiếc, bảo tàng đang trong thời gian sửa chữa vào tháng 10 này nên chúng tôi không có cơ hội vào tham quan. Ngay cạnh đó là một phòng trưng bày “Kỷ niệm 20 năm quan hệ Hàn Quốc và Trung Quốc”, chúng
- tôi được tham quan một phòng triển lãm đa dạng từ sắp đặt, video art, tranh kính và một vài tác phẩm điêu khắc chất liệu ghép giấy. Buổi chiều, cả đoàn lại lên đường tập đi tham quan khu nghệ thuật 798, nằm ở quận Triều Dương, một khuôn viên rất rộng với nhiều phòng tranh. Vốn là một khu công nghiệp cũ, nơi đây gây sự chú ý của rất nhiều người vì vẫn còn dấu ấn của những đường ống dẫn, những vòi nước và thậm chí trưng bày cả đầu máy xe lửa cũ. Các gian nhà nối tiếp nhau, lẫn với những mảng tường cũ, nhưng phía bên trong lại được tu sửa rất tốt để trở thành một nơi thưởng thức và giải trí nghệ thuật, bao gồm các gallery, các studio mỹ thuật, các shop thời trang… Rất đông nam nữ thanh niên đến đây để vui chơi, xem tranh, lựa chọn các món đồ lưu niệm, tìm kiếm sách báo về nghệ thuật. Ngày cuối cùng ở Bắc Kinh, chúng tôi dành thời gian trở lại Bảo tàng Nghệ thuật để có thời gian tĩnh lặng xem lại các tác phẩm của mình và bè bạn. Chuyến đi triển lãm Bắc Kinh năm 2012 là chuyến đi có mặt nhiều họa sỹ Việt Nam nhất so với hai lần trước đây và cũng để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ với bạn bè quốc tế. Nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về nghệ thuật sôi nổi giữa chúng tôi đã diễn ra trong suốt cuộc hành trình. Đây cũng là cầu nối các con đường mà mỗi tác giả lựa chọn cho mình để tiếp tục sáng tạo nghệ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một Chân Dung Lớn Của Nền Mỹ Thuật Việt Nam Thế Kỷ XX Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993)
20 p | 137 | 22
-
Mỹ thuật Việt Nam và những bức tranh được thế giới trả giá bạc tỷ
11 p | 146 | 21
-
Những tác phẩm vô giá của mỹ thuật Việt Nam hiện đại - Bộ sưu tập tư nhân của họa sĩ Thái Lan
8 p | 181 | 16
-
TRẦN NGUYÊN HIẾU- họa sĩ mỹ thuật Việt Nam
6 p | 189 | 14
-
MỸ THUẬT VIỆT NAM THẬP KỶ 90 THẾ KỶ XX VÀ NHỮNG HỆ LUỴ (HAY CÂU CHUYỆN CỦA CÁC HOẠ SĨ TRẺ)
8 p | 116 | 14
-
Tầm nhìn 2030 cho mỹ thuật Việt Nam: 19 năm nữa ai người cười ta?
12 p | 130 | 14
-
Mỹ thuật Việt Nam từ những chuyện "vỉa hè"
4 p | 99 | 9
-
HOẠ SĨ NGUYỄN SĨ NGỌC
3 p | 286 | 8
-
Về “Hoạ sĩ là ai?
14 p | 88 | 7
-
HỌA SĨ MỸ THUẬT VŨ GIÁNG HƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH ĐÁNG KÍNH
6 p | 89 | 6
-
Bài giảng Mỹ thuật - Bài 21: Thường thức mỹ thuật - Một số tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954
14 p | 162 | 6
-
Mỹ thuật Việt Nam đang... lao dốc
5 p | 66 | 6
-
VĂN HÓA VẼ MỸ THUẬT VÀ VĂN HÓA PHÊ BÌNH
6 p | 89 | 5
-
HOẠ SĨ VI QUỐC HIỆP VỚI TRANH VẼ VỀ ĐÀ LẠT
4 p | 147 | 4
-
HOẠ SĨ CỒ THANH ĐAM
3 p | 110 | 4
-
BIENNALE MỸ THUẬT TRẺ TP. HỒ CHÍ MINH, LẦN 2, 2011
5 p | 89 | 4
-
TÁC PHẨM CỦA HOẠ SĨ NGUYỄN VĂN CHUNG
3 p | 179 | 3
-
TÌNH NGƯỜI, TÌNH ĐỜI TRONG TRANH HỌA SĨ LÊ THỊ HOÀN
4 p | 91 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn