intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học bằng tai

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuẩn bị việc nghe-có-ý-thức: Hãy chắc chắn rằng bạn đã hòan thành tất cả những bài tập và bài đọc được giao. Hãy xem lại những ghi chú của bài học trước. Sau đó, nghĩ về những điều mà bạn biết về bài học sẽ được giảng. Chuẩn bị tinh-thần-lắng-nghe: Thái độ học tập là rất quan trọng đấy! Hãy đưa ra một chọn lựa sáng suốt để tìm được một chủ đề thật bổ ích và hấp dẫn. Hãy tranh thủ học tất cả những gì có thể trong khi nghe mọi người thảo luận. Nghe có mục đích:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học bằng tai

  1. Học bằng tai Chuẩn bị việc nghe-có-ý-thức: Hãy chắc chắn rằng bạn đã hòan thành tất cả những bài tập và bài đọc được giao. Hãy xem lại những ghi chú của bài học trước. Sau đó, nghĩ về những điều mà bạn biết về bài học sẽ được giảng. Chuẩn bị tinh-thần-lắng-nghe: Thái độ học tập là rất quan trọng đấy! Hãy đưa ra một chọn lựa sáng suốt để tìm được một chủ đề thật bổ ích và hấp dẫn. Hãy tranh thủ học tất cả những gì có thể trong khi nghe mọi người thảo luận. Nghe có mục đích: Hãy xác định được điều bạn mong đợi và hy vọng sẽ được nghe từ giáo viên khi thầy (cô) giảng về bài học mới. Hãy lắng nghe chúng khi giáo viên đề cập đến. Nghe giảng với tinh-thần-minh-mẫn: Điều này giúp bạn dễ tiếp thu bài hơn. Đặt câu hỏi luôn là cách rất tốt để tiếp nhận kiến thức miễn là bạn không-khăng-khăng giữ ý kiến của riêng mình. “Tập trung nào!”: Tập trung vào những điều giáo viên đang nói đến. Cố gắng hổng-mơ-mộng và để cho đầu bạn “bận rộn” với những kiến thức mới. Bạn nên ngồi phía trên hoặc ở giữa lớp để thu hút được sự chú ý của giáo viên, vì những chỗ thuộc vùng-sâu- vùng-xa sẽ dễ bị bỏ quên đấy bạn ạ!
  2. Nghe-tất-cả, ghi-chọn-lọc: Bạn có thể nghĩ nhanh hơn những gì mà giáo viên có thể nói. Hãy sử dụng điều này như một lợi thế của bạn bằng cách đóan xem điều gì sẽ được nói ra để có thể phát biểu xây dựng bài. Hãy cố chép thật đầy đủ những gì giáo viên nói. Mặc dù bạn có thể nghĩ nhanh hơn là giáo viên nói, nhưng giáo viên lại có thể nói nhanh hơn là bạn viết (rõ ràng là vậy nhỉ). Vì vậy, việc chép bài đòi hỏi bạn phải quyết định “nên viết gì?”. Để làm được điều này bạn phải là một người nghe tất cả, nhưng ghi chép có chọn lọc. “Đối đầu thách thức”: Đừng từ bỏ và để ngoài tai những điều mà bạn thấy khó hiểu. Những lúc ấy, bạn cần phải nghe chăm chú hơn và sau đó hãy tập-trung-công-lực để hiểu được những kiến thức “khó nuốt” ấy. À, còn nữa, hãy hỏi những điều mà bạn không hiểu và hỏi với tinh thần tự nguyện nhé! “Tâm tĩnh tại”: Lớp học có thể quá ồn ào, quá nóng bức, quá lạnh, quá chói ánh mặt trời, hay quá tối. Dù sao chăng nữa cũng đừng để bị chi phối nha bạn! Hãy giữ “tâm tĩnh tại” để tập trung vào một việc-trọng-đại hơn: HỌC. Cuối cùng, thống nhất thời gian hạn chót cho từng “mem”. Nếu các bạn vẫn chưa hoàn thành kịp, gia hạn tới ngày nào đó phải xong. Đừng bỏ qua bước này, nếu không bạn có thể bị xì trét ngay phút cuối cùng và mục tiêu về bài thuyết trình hoành tráng có thể bị “bể” trước khi “kịp ra lò”. Chọn một nhóm trưởng - người có thể đảm nhiệm việc thúc giúc các “mem” sẽ hoàn thành những nhiệm vụ của mình - cũng là một ý kiến hay. Chọn một người nào đó được các mem yêu mến, có tầm ảnh hưởng và thông minh. Nếu không ai
  3. xung phong, bạn tự đề cử mình xem sao. Bạn sẽ không chỉ có thể ngủ ngon hơn khi biết đề tài đang “OK”, bạn còn nắm được những kỹ năng của một nhà lãnh đạo trong lòng bàn tay có thế đem ra xài bất cứ lúc nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2