intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn Cách trình bày bài báo khoa học

Chia sẻ: Nguyen Van Nhien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

1.686
lượt xem
320
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bài báo khoa học cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và kỹ thuật trình bày như sau: Đầu đề bài báo: Đầu đề bài báo khoa học là tên gọi của bài viết đó. Nó thường dài từ 10 đến 15 từ (có tạp chí còn rút ngắn xuống dưới 10 từ). Nó phải phản ánh được nội dung chính của bài viết. Một đầu đề bài báo tốt không phải nhằm mục đích lôi cuốn, hấp dẫn độc giả mà là đề cập thẳng vấn đề muốn giải quyết và dùng những từ chủ yếu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn Cách trình bày bài báo khoa học

  1. HƯỚNG DẪN Cách trình bày bài báo khoa học ( Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế lược ghi theo tài liệu tập huấn về công tác biên tập và xuất bản Thông tin khoa học Bộ GDĐT tổ chức tại Tp Vũng Tàu ngày 06/12/2009) Một bài báo khoa học cần đảm bảo yêu cầu về nội dung và kỹ thuật trình bày như sau: 1. Đầu đề bài báo Đầu đề bài báo khoa học là tên gọi của bài viết đó. Nó thường dài từ 10 đến 15 từ (có tạp chí còn rút ngắn xuống dưới 10 từ). Nó phải phản ánh được nội dung chính của bài viết. Một đầu đề bài báo tốt không phải nhằm mục đích lôi cuốn, hấp dẫn độc giả mà là đề cập thẳng vấn đề muốn giải quyết và dùng những từ chủ yếu để những ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực có thể nhận biết được. 2. Tên tác giả Sau đầu đề bài báo là tên tác giả. Có ghi chú chức danh, học hàm, học vị, nơi làm việc, địa chỉ email của tác giả. 3. Tóm tắt Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả nhận biết bài viết có phù hợp với đề tài mà họ đang quan tâm hay không. Phần này tóm tắt mục đích của bài viết, dữ liệu trình bày và kết luận chính của tác giả. Phần tóm tắt được viết từ 100 đến 200 từ. 4. Giới thiệu Trong phần này, tác giả xác định: (1) Lý do thực hiện nghiên cứu. (2) Những kiến thức nào đã có trước đề tài này? (tổng kết tư liệu, quá trình phát triển ý tưởng trước đó của các tác giả khác, những khẳng định, mâu thuẫn, và khác biệt giữa các tài liệu đã có về vấn đề này), (3) Mục đích chính của nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả trình bày các phương pháp nghiên cứu và nêu vắn tắt từng phương pháp nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng để thực hiện nghiên cứu. 6. Kết quả Mục này trình bày những kết quả đạt được thông qua quá trình nghiên cứu, bao gồm các bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, hình ảnh, số liệu, v.v… minh họa 7. Diễn giải và phân tích kết quả (Thảo luận) Mục này nhằm:
  2. - Diễn giải phân tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận. - Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết và kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó. Tất nhiên, người viết phải có những lý lẽ thật lôgích cho những thử nghiệm và suy luận của mình và cũng có thể đề nghị tiếp tục những thử nghiệm trong tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề nghị tiếp tục những thử nghiệm trơng tương lai để làm sáng tỏ những vấn đề còn bỏ ngỏ trong kết quả của mình. 8. Phần cảm ơn (nếu có) Nếu có thể, tác giả viết lời cảm ơn những cơ quan, tổ chức/người đã cộng tác nghiên cứu hoặc giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu 9. Tài liệu tham khảo Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và của đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì bài báo không được đăng tải. Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của bài báo. Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép. Đoạn trích phải được dẫn nguồn theo cách như sau: [tên tài liệu tham khảo, trang số] – [32, 12] Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo: 1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu). 2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả: - Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ. - Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  3. - Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v… 3. + Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: * tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) * (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) * tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) * nhà xuất bản, (dấy phẩy cuối tên nhà xuất bản) * nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) Thí dụ: Nguyễn Phan Quang (1993), Việt Nam- những sử liệu mới, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh. + Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy đủ các thông tin sau: • Tên tác giả (không có dấu ngăn cách) • (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) • “tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) • Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) • Tập (không có dấu ngăn cách) • (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) • Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc) Thí dụ: Quách Ngọc An (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr.10-16. Dưới đây là ví dụ về cách trình bày trang tài liệu tham khảo: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quách Ngọc An (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr.10-16. 2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội. 3. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lý luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Ý kiến người phản biện (nếu có) Một số tạp chí ở nước ngoài, ở phần cuối bài báo khoa học có đăng tải ý kiến phản biện tóm tắt của các nhà khoa học. Ban biên tập có thể trích đăng ký kiến hay nhất (phê phán hoặc đồng tình). Cách làm này cũng giúp cho bài báo khoa học của tác giả càng tăng thêm sức thuyết phục trước các nhà khoa học.
  4. PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC & QUAN HỆ QUỐC TẾ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2