
205
NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS SINH DỤC-TIẾT NIỆU
(Chlamydia trachomatis infections)
1. ĐẠI CƢƠNG
- Chlamydia là tác nhân gây mù loà và bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục
(LTQĐTD). Có ba biến thể sinh học khác nhau của Chlamydia:
+ Biến thể trachoma-serovars A, B và C gây bệnh mắt hột.
+ Chlamydia trachomatis gây các bệnh đƣờng sinh dục ở ngƣời mà chủ yếu
gây viêm niệu đạo có triệu chứng và không triệu chứng.
+ Biến thể serovars L1, L2, L3 gây bệnh hột xoài có cùng nhóm huyết thanh
với bệnh mắt hột nhƣng có lâm sàng xâm nhập lan tràn gây tổn hại nhiều hơn ở
vùng sinh dục-tiết niệu.
- C. trachomatis gây nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục có triệu chứng gần giống
nhƣ bệnh lậu. Việc nuôi cấy phân lập vi khuẩn rất khó khăn.
- Các yếu tố nguy cơ làm tăng bệnh bao gồm những ngƣời có triệu chứng và
không có triệu chứng và bạn tình của họ không đƣợc chẩn đoán và điều trị sớm, các
thày thuốc chƣa có kinh nghiệm và chƣa quan tâm đến bệnh này.
- Tỷ lệ mới mắc C. trachomatis không rõ do ngƣời bệnh không có triệu
chứng đặc hiệu. Khả năng lây truyền bệnh cũng không rõ do thời gian ủ bệnh dài và
khó phân lập đƣợc C. trachomatis.
2. NGUYÊN NHÂN
Chlamydia là vi khuẩn nội tế bào bắt buộc do không có khả năng tổng hợp
các hợp chất có năng lƣợng cao (ATP và GTP). Điểm căn bản là chu kỳ nhân lên
khác thƣờng với hai hình thái rất đặc biệt để đáp ứng với đời sống nội tế bào và
ngoại tế bào. Tiểu thể nhiễm trùng-thể căn bản (elementary body-EB) chịu đƣợc đời
sống ngoại bào nhƣng không có chuyển hoá. Tiểu thể này tiếp cận tế bào, chui vào
trong và thay đổi thành có hoạt động chuyển hoá và thành thể lƣới (reticulate body).
Sau đó nó lấy các chất của tế bào chủ để tổng hợp ra RNA, DNA và protein của nó.
Chính giai đoạn chuyển hoá mạnh này làm vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh. Chu
kỳ nhân lên của Chlamydia khoảng 48-72 giờ, tế bào bị phá hủy và giải phóng ra
thể cơ bản nhiễm trùng.
3. CHẨN ĐOÁN
a) Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng