intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn khởi nghiệp trên Internet

Chia sẻ: Ong Thanh Kinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Kinh tế hiện nay đang rơi vào thời kỳ khó khăn. Nhưng ngay cả khi tình hình kinh tế suy thoái vẫn đang diễn ra như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống kinh doanh trực tuyến vẫn là một phương thức hữu hiệu cho bất cứ ai muốn khởi nghiệp. Bài viết này mình sẽ chỉ ra những thuận lợi,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn khởi nghiệp trên Internet

  1. Hướng dẫn khởi nghiệp trên Internet - Kinh tế hiện nay đang rơi vào thời kỳ khó khăn. Nhưng ngay cả khi tình hình kinh tế suy thoái vẫn đang diễn ra như hiện nay, việc xây dựng một hệ thống kinh doanh trực tuyến vẫn là một phương thức hữu hiệu cho bất cứ ai muốn khởi nghiệp. Bài viết này mình sẽ chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn khi bạn quyết định khởi nghiệp trên internet cũng như một số lời khuyên cho các bạn muốn làm online business. Một số điểm thuận lợi của kinh doanh online: 1. Chi phí khởi nghiệp không quá lớn: Chỉ cần một website tốt là bạn có thể bắt đầu kiếm tiền online. Nếu bạn muốn bán hàng qua mạng thì bạn cần phải đầu tư thêm phần mềm bán hàng và một tài khoản thanh toán (merchant account) để có thể nhận được các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bạn không cần phải trữ hàng hóa vì bạn có thể khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến với hình thức drop- shipping (Là hình thức trung gian phân phối sản phẩm nhưng không dự trữ hàng mà hàng hoá được chuyển thẳng từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, hoá đơn do nhà phân phối viết). 2. Có thể làm việc bán thời gian: Một cửa hàng truyền thống thì cần phải có
  2. người túc trực suốt thời gian mở cửa, còn với cửa hàng trực tuyến thì không cần bạn phài có mặt khi có ai đó mua hàng. Điểm thuân lợi đối với của hàng online đó là bạn có thể mở cửa 24/24. Tuy nhiên khởi nghiệp kinh doanh online cũng gặp những khó khăn: - Môi trường internet ngày càng phức tạp. - Hầu như mọi ý tưởng đều có trên internet. - Đối thủ cạnh tranh rất gay gắt. Phải nổ lực không ngừng nếu muốn thành công Khởi nghiệp và thành công trên môi trường internet đòi hỏi sự nổ lực không ngừng. Kinh doanh trực tuyến hầu như sẽ chiếm hết thời gian rãnh rỗi của bạn trong nhiều tháng. Chỉ khi bạn bắt đầu kiếm được một số tiền kha khá thì bạn có thể cho phép mình nghỉ xa hơi một luc :D. Nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành công trên internet thì bạn cần phải có tính kỷ luật và nổ lực không ngừng. Bạn phải tự thiết lập mục tiêu và làm việc không ngừng để đạt được mục tiêu đó. Để thành công, bạn không được cho phép mình chán nản khi gặp khó khăn. Bạn phải sẵn sàng học hỏi, thu nhận những thông tin mới, nghiên cứu, khảo sát một cách cẩn thận, ra quyết định và bắt đầu từng bước xây dựng đế chế online của mình. Nếu bạn có tiền sử là không bao giờ hoàn thành những công việc mà bạn đã đặt ra thì đừng bao giờ phí tiền của vô ích để khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến. Tìm kiếm mục tiêu kinh doanh Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho công việc kinh doanh của mình đó là chưa bắt đầu vội. Lý do mà nhiều người không thành công khi kinh doanh trên internet đó là họ đã không nghiên cứu thị trường trước khi lựa chọn mục tiêu kinh doanh. Quá trình nghiên cứu, khảo sát có thể mất nhiếu tuần nhưng bạn hãy tin tôi, đó là khoảng thời gian quan trọng nhất mà bạn dành cho công việc kinh doanh của mình. Dưới đây là những câu hỏi mà bạn mà bạn cần phải trả lời: - Lĩnh vực gì làm bạn quan tâm?
  3. - Nhu cầu về sản phẩm, thông tin hoặc dịch vụ đó nhiều hay ít? - Đối thủ cạnh tranh thật sự nhiều hay ít? - Những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì? - Khách hàng có chấp nhận mức giá của sản phẩm hoặc dịch vu ma 2 bạn đưa ra hay không? - Unique Selling Point: Lợi điểm bán hàng độc nhất của bạn là gì? “Lợi điểm bán hàng độc nhất” chính là ưu thế bền vững của một thương hiệu hay sản phẩm được xác định ra nhằm tạo ra sự khác biệt với các thương hiệu hay sản phẩm cạnh tranh. Xác định USP(Unique Selling Point) là một công việc vô cùng quan trọng để tạo tiền đề cho sự thành công của một thương hiệu hay sản phẩm. Tại sao tập trung vào phân khúc thị trường nhỏ và chuyên biệt Chúng ta cần phải hiểu về ý nghĩa của phân khúc thị trường nhỏ (niche market) khi khởi nghiệp kinh doanh online. Những công ty lớn và có thương hiệu có thể đầu tư dàn trãi. Họ có thể xây dựng một cửa hàng online với đủ loại mặt hàng từ quần áo đến đồ điện tử nhưng bạn thì không thể. Lý do là vì: Khoản đầu tư lớn nhất mà bạn dành cho kinh doanh online đó là marketing - cả thời gian và tiền bạc. Do bạn không có nhiều tiền do đó bạn chỉ muốn tập trung marketing vào một số từ khóa. Và cách tốt nhất đó tập trung vào phân khúc thị trường nhỏ và tiềm năng. Ví dụ: Thay vì có một trang web bán đồ gỗ với đủ loại mặt hàng đồ gỗ như giường, kệ, ghế salon, bàn gỗ, đồ gỗ dành cho trẻ em..., bạn có thể tập trung vào một sản phẩm đồ gỗ duy nhất như: ghế ngồi ăn bằng gỗ dành cho em bé. Bằng cách này bạn có thể tập trung mọi nỗ lực marketing vào một số từ khóa liên quan đến ghế ngồi ăn bằng gỗ dành cho em bé. Nếu bạn có một cửa hàng truyền thống có lẽ bạn sẽ phải cần bán nhiều sản phẩm hơn để thu hút một lượng khách hàng có giới hạn ở địa phương. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn có lẽ là nhưng cửa hàng trong khuc vực xung quanh. Nhưng trên internet, đối thủ cạnh tranh của bạn có thể là khắp cả nước hoặc một nhóm người sử dụng cùng ngôn ngữ. Những điều này dẫn đến việc: 1. Có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. 2. Nhưng cũng có nhiều khách hàng hơn so với cửa hàng địa phương.
  4. 3. Và cũng có nhiều khách hàng quan tâm đến những sản phẩm chuyên biệt của bạn trong một phân khúc thị trường nhỏ. Kiếm tiền từ trang web của bạn Bạn có 3 lựa chọn để có thể kiếm tiền từ trang web của mình: 1. Bàn hàng trực tiếp: Bán sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trực tiếp. 2. Trung gian bán hàng (Affiliate Sales): Giới thiệu khách hàng đến website bán hàng hoặc dịch vụ, và nhận tiền hoa hồng từ người bán nếu khách của bạn mua hàng. Hình thức này còn được gọi là affiliate marketing. 3. Quảng cáo: Cung cấp những thông tin hữu ích trên website của bạn từ đó thu hút người xem, khi có nhiều người viêng thăm website của mình thì bạn có thể bán quảng cáo ngay trên website. Google Adsense là lựa chọn tốt nhất cho bạn với hình thức này. Cho dù bạn chọn hình thức kiếm tiền nào trong 3 tùy chọn trên thì phân khúc thị trường của bạn (niche) cũng cần có: 1. Lưu lượng truy cập (traffic): Thị trường đó phải có đủ một số lượng khách hàng tiềm năng để có thể khai thác và kiếm tiền. 2. Giá trị cao: Sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường đó phải có giá trung bình đủ cao để bạn có thể có lợi nhuân tốt đối với công sức bỏ ra. Danh sách từ khóa Bước kế tiếp là liệt kê một vài phân khúc thị trường mà bạn quan tâm. Đừng tập trung vào chỉ một thị trường tại bước này. Với mỗi thị trường, liệt kê một vài từ khóa mà khách hang có thể sử dụng để tìm kiếm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ trong thi trường đó. Sau d0ó sử dụng nhưng công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Bạn có thể sử dụng những công cụ miễn phí sau đây: - Google Insights for Search. - Google Trends. - Google AdWords Keyword Tool. Xác định cung, cầu và giá thị trường
  5. Tại bước này bạn cần xác định phân khúc thị trường nào có tiềm năng nhất để có thể kiếm lợi nhuận. Có 3 nhân tố để xem xét: cung, cầu và giá thị trường. Thị trường lý tưởng nhất đối với bạn đó là cầu cao, cung thấp và giá cao. 1. Cầu: Bao nhiêu người tìm kiếm những từ khóa liên quan đến thị trường này? Nếu thị trường của bạn quá hẹp thì có thể bạn không có đủ khách hàng tìm năng để có thể có lợi nhuận. Bạn có thể sử dụng Google AdWords Keyword Tool để xác định xem có bao nhiêu lượt tìm kiếm cho nhưng tù khóa đó. 2. Cung: Có bao nhiêu website xuất hiên trên kết quả tìm kiếm khi bạn tìm từ khóa đó? Bao nhiêu đố thủ canh tranh với bạn? Google sẽ cho bạn biết số lượng website khi bạn thực hiện việc tìm kiếm với một từ khóa nào đó. 3. Giá: Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi sản phẩm bán được hoặc mỗi cú nhấp chuột lên quảng cáo? Google AdWords Keyword Tool sẽ cho bạn biết giá trung bình cho mỗi cú nhấp chuột lên quảng cáo (cost per click - CPC). Cái giá trung binh này sẽ cho bạn biết được đối thủ cạnh tranh của bạn định giá từ khóa này như thế nào. Giá cao có nghĩa là họ đánh giá từ khóa này kiếm đựoc lợi nhuận cao và ngược lại. Theo IM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2