YOMEDIA
ADSENSE
Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010 - Bộ Y tế (Viện Dinh Dưỡng)
179
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu chung của kế hoạch hành động này là cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, tạo sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ em Việt Nam vào năm 2010. Phấn đấu đến 2010, 70% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Mời các bạn tham khảo tài liệu để hiểu rõ hơn về kế hoạch này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010 - Bộ Y tế (Viện Dinh Dưỡng)
- BỘ Y TẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 5471/ QĐ-BYT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2006 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010” __________________ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, - nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc - phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001- 2010; Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-TTg ngày 22/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc - phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001- 2010; Căn cứ quyết định số 136/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về - việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010; Theo đề nghị của các Ông: Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ - Y tế ; QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010” (có bản kế hoạch chi tiết kèm theo), với các nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu chung Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, tạo sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ em Việt nam vào năm 2010. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu 1: Đến năm 2010, 70% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 80% số trạm y tế tuyến xã/phường có điểm truyền thông tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được phát hành rộng rãi tới 100% cơ sở y tế tuyến cơ sở và 80% hộ gia đình đang nuôi con nhỏ vào năm 2010. 2.2. Mục tiêu 2: Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý tăng lên ít nhất 50% so với năm 2005. 1
- Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng từ 12,5% năm 2005 lên 25% năm 2010. - Tỷ lệ trẻ được bú sớm sau đẻ (trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh) tăng lên 90% vào năm 2010. - Số bệnh viện duy trì tiêu chuẩn “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” tăng lên gấp 2 lần vào năm 2010 so với năm 2005. - Tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung hợp lý (cho ăn đúng thời điểm, đủ về số lượng và cân đối về chất lượng) tăng lên 30% vào năm 2010 so với năm 2005. 2.3. Mục tiêu 3: Cải thiện về cơ bản hệ thống chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 90% nhân viên y tế tuyến cơ sở được tập huấn về kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc lồng ghép các nội dung chăm sóc dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc trẻ bệnh (chương trình IMCI). - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng, trẻ nhỏ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. - Mạng lưới theo dõi, giám sát thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hình thành từ trung ương đến địa phương, cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 3. Các giải pháp Thực hiện nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ (từ 0 đến dưới 3 tuổi), tập trung vào các giải pháp sau: a) Truyền thông giáo dục phổ cập kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đúng cho các bà mẹ mang thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ và người chăm sóc trẻ. b) Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bà mẹ có thai. c) Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. d) Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt (HIV/AIDS; SDD nặng; trẻ sơ sinh nhẹ cân; thiên tai, thảm họa...). đ) Bổ sung, củng cố xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để hỗ trợ tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tăng cường cam kết từ gia đình, cộng đồng, chính quyền và toàn xã hội trong việc chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, tối ưu cho trẻ nhỏ. e) Triển khai các nghiên cứu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Qua đó cung cấp bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. g) Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin, giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho các cơ sở y tế, các nhà hoạch định chính sách và cho công tác lập kế hoạch. 4. Các nội dung hoạt động a) Nâng cao tính sẵn có và khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn thông tin đúng đắn và phù hợp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 2
- b) Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ . c) Xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ thực hành đúng đắn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. d) Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ, khuyến khích thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. đ) Hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt. e) Đào tạo nguồn nhân lực. g) Triển khai các nghiên cứu. h) Phối hợp liên ngành. i) Hợp tác quốc tế và khu vực trong công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. k) Theo dõi, giám sát, đánh giá. 5. Nguồn lực về tài chính Nguồn kinh phí để bảo đảm triển khai các nội dung hoạt động sẽ được huy động từ các nguồn sau: a) Kinh phí của nhà nước: từ các chương trình, dự án mục tiêu có liên quan đang được thực hiện. b) Kinh phí của các tổ chức quốc tế: WHO, UNICEF, đưa vào kế hoạch tài trợ hàng năm cho các chương trình Dinh dưỡng và chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ, Làm mẹ an toàn. c) Kinh phí hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ. d) Kinh phí huy động cộng đồng. e) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác. 6. Tổ chức thực hiện a) Mạng lưới triển khai: - Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, giao cho Vụ Sức khỏe sinh sản làm đầu mối chỉ đạo, điều hành, phối hợp với Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Vụ Điều trị, Vụ Khoa học và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tuyến TW. - Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn, kỹ thuật, phối hợp với Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, các chương trình, dự án có liên quan như: Chương trình Nuôi con bằng sữa mẹ, Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án Mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em... để triển khai các hoạt động. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là cơ quan triển khai các hoạt động tại tuyến tỉnh. b) Cơ chế phối hợp triển khai: - Bộ Y tế giao cho Vụ Sức khoẻ sinh sản làm đầu mối, chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch; Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn, kỹ thuật, giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện các nội dung hoạt động. - Trong quá trình triển khai, Bộ Y tế phối hợp với các Cơ quan, Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW: có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động trong phạm vi chức năng quyền hạn của ngành, đồng thời xây dựng và điều phối, tổ chức triển khai, giám sát các hoạt động phối hợp liên ngành tại địa phương. Hàng năm xây dựng 3
- kế hoạch và báo cáo Bộ Y tế các kết quả thực hiện. c) Công tác báo cáo theo dõi, giám sát các hoạt động: - Định kỳ 6 tháng một lần, các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện với Bộ Y tế. - Định kỳ 1 năm một lần, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm điểm các hoạt động thực hiện kế hoạch với sự tham gia của các Bộ, Ngành có liên quan. - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung hoạt động tại các đơn vị trực thuộc mình. d) Tiến độ thực hiện: - Năm 2006: Phê duyệt của Bộ Y tế về Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giai đoạn 2006-2010, kiện toàn mạng lưới triển khai ở các cấp và bắt đầu triển khai các hoạt động. - Năm 2010: Đánh giá, tổng kết việc thực hiện, xây dựng kế hoạch hành động cho những năm tiếp theo. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - Văn phòng Chính phủ; Ban KGTW (để b/c); THỨ TRƯỞNG - Các Bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội có liên quan (để phối hợp thực hiện); Trần Chí Liêm - Các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra - Bộ Y tế; (Đã Ký) - Viện Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản; - Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc TW; Lưu: VT, PC, SKSS. 4
- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ GIAI ĐOẠN 2006-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5471, ngày 27 tháng 12 năm 200 của Bộ trưởng Bộ Y tế) CHƯƠNG I TỔNG QUAN Nuôi dưỡng hợp lý trong những năm đầu tiên, đặc biệt là những tháng đầu tiên sau sinh, có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn, sự lớn lên và sự phát triển toàn diện của trẻ ở tuổi trưởng thành. Hiện nay, trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em vẫn còn phổ biến. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 10,9 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em, trong đó có tới 60% trường hợp bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp do SDD. Ở nước ta, mặc dù trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong việc đương đầu với SDD trẻ em, song tỷ lệ SDD vẫn còn cao: hiện cả nước có 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi1. Bên cạnh đó, thừa cân/béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng ở một số đô thị, thành phố lớn. Một trong các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là sai lầm trong nuôi dưỡng. Chính vì vậy, thay đổi hành vi nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một can thiệp thiết yếu của hoạt động phòng chống SDD trẻ em ở nước ta. Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (là trẻ có độ tuổi từ 0-3 tuổi) có liên quan đến thực hành, thói quen, trình độ văn hoá, tình trạng kinh tế-xã hội của gia đình và cộng đồng. Thực hành nuôi dưỡng trẻ phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người mẹ và những người chăm sóc trẻ. Thực tế cho thấy ngay trong điều kiện kinh tế-xã hội còn thấp kém, nếu biết cách chăm sóc dinh dưỡng hợp lý vẫn có thể phòng được SDD cho trẻ. Tuy nhiên, yếu tố kinh tế-xã hội của hộ gia đình và của cộng đồng đóng một vai trò không nhỏ vì đó là cơ sở của nguồn lực đảm bảo sự chăm sóc cho trẻ. Một chính sách nuôi dưỡng trẻ nhỏ thành công cần phải tác động vào các khâu nói trên. Sự phát triển kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hoá đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ đang đứng trước những thách thức mới. Do áp lực của công việc và thu nhập, người phụ nữ không đủ thời gian và điều kiện chăm sóc con trong khi đó các sản phẩm thức ăn thay thế sữa mẹ tràn lan với nhiều cách quảng cáo, tiếp thị hấp dẫn đã làm ảnh hưởng niềm tin của các bà mẹ vào việc Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) và tác động không có lợi đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Thêm vào đó, sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, nguy cơ của việc lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng sẽ ảnh hưởng đến việc NCBSM. Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng chương trình Phòng chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, trong đó có đề cập đến những biện pháp để nuôi dưỡng trẻ hợp lý trong trường hợp mẹ HIV (+), mặc dù vậy vẫn cần có những hướng dẫn cụ thể và những thông tin đầy đủ để người mẹ có thể quyết định một biện pháp bảo đảm nuôi dưỡng trẻ tối ưu nhất. Những biến đổi về xã hội, sự phân cực về kinh tế đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết, đó là "nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt", như trẻ mồ côi, trẻ là 1 Báo cáo giám sát dinh dưỡng hàng năm-VDD-2003, 2004 5
- con của các bà mẹ vị thành niên, hoặc mẹ HIV (+), cha mẹ ly dị, trẻ SDD nặng, trẻ bị dị tật bẩm sinh, trẻ đang sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa... Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt. Điều đó đã được khẳng định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích tạo điều kiện để đảm bảo các quyền đó trở thành hiện thực. Bên cạnh đó, người mẹ cũng có quyền được tiếp cận một chế độ dinh dưỡng hợp lý, quyền được quyết định một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con mình, vì thế, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như được sống trong một môi trường có những điều kiện hỗ trợ thuận lợi nhất để người mẹ có thể thực hiện những quyết định đúng đắn của mình về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã rất quan tâm đến vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Điều này thể hiện bằng sự ra đời của hàng loạt chính sách về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Năm 1981 Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ được ban hành; Năm 1990 tuyên bố Innocenti về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích NCBSM được công bố; Năm 1991 sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em ra đời; Năm 2002, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) đã phê chuẩn và công bố bản Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Đây là kết quả nỗ lực của tất cả các nước thành viên của Tổ chức Y tế thế giới, các cơ quan quốc tế, liên chính phủ... nhằm tiến tới hình thành một cách tiếp cận đúng đắn đối với việc thanh toán gánh nặng có liên quan đến dinh dưỡng cho trẻ em trên toàn thế giới và góp phần làm giảm đói nghèo một cách bền vững (có tới 50 đến 70% gánh nặng của bệnh ỉa chảy, sởi, sốt rét, và các nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong thời thơ ấu có thể quy cho thiếu dinh dưỡng1). Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa trên các bằng chứng khoa học về ý nghĩa của dinh dưỡng trong những tháng đầu tiên, những năm đầu tiên của cuộc đời, về vai trò quyết định của thực hành nuôi dưỡng hợp lý trong việc đạt được các đầu ra về sức khỏe tốt nhất. Bản Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ đã khẳng định nỗ lực cao của cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết của chính phủ thuộc các quốc gia khác nhau trong việc thực hiện bảo đảm cho trẻ em có được sự phát triển tốt nhất bằng các hành động phù hợp với Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ; Tuyên bố Innocenti về bảo vệ, tăng cường và khuyến khích NCBSM và Sáng kiến Bệnh viện Bạn hữu trẻ em. Đối với nước ta, xây dựng một chiến lược lâu dài và kế hoạch hành động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ là một đòi hỏi cấp bách nhằm tạo môi trường dinh dưỡng tốt, an toàn phù hợp cho sức khỏe và sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ trong tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay. Trong những năm qua, Chính phủ Việt nam đã có nhiều nỗ lực chăm lo đến sự phát triển toàn diện của trẻ em, trong đó có công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Việc thực hiện Luật bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đã thu được một số thành tựu đáng kể. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Chiến lược Quốc gia Dinh dưỡng, Chiến lược Chăm sóc Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010, trong đó đề cập đến nhiều mục tiêu và giải pháp cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần có các giải pháp đồng bộ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cụ thể hoá các nội dung mà các Chiến lược trên đã đề cập, lồng ghép các giải pháp và thống nhất các hoạt động can thiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra, mang lại sức khỏe toàn diện và sự phát triển tốt nhất cho trẻ nhỏ, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1 Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 6
- CHƯƠNG II TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG THÁCH THỨC VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ HIỆN NAY Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Tỷ lệ SDD giảm nhanh trong những năm gần đây thể hiện những cố gắng nỗ lực của toàn xã hội, sự cam kết cao của Chính phủ trong vấn đề giải quyết tình hình SDD ở trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực tỷ lệ SDD ở nước ta vẫn còn ở mức cao, bên cạnh đó là những vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh như thừa cân, béo phì do hậu quả của việc chăm sóc dinh dưỡng không hợp lý... vì vậy chúng ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ. I. Suy dinh dưỡng thiếu protein-năng lượng còn cao và nguyên nhân quan trọng là do nuôi dưỡng không hợp lý Ước tính trên 2/3 số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới có liên quan đến yếu tố nuôi dưỡng1. Nuôi dưỡng không hợp lý là nguyên nhân trực tiếp của SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu Vitamin A, thiếu sắt, thiếu I-ốt, thiếu kẽm và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới vẫn còn cao và là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Năm 2005, tỷ lệ SDD trẻ em thể cân nặng/tuổi chung toàn quốc là 25,2%, SDD thể chiều cao/tuổi là 29,6%, SDD thể cân nặng/chiều cao là 6,9%2. Nhiều vùng nông thôn, tỷ lệ SDD thậm chí còn ở mức gần 40%. Không có sự khác biệt về giới đối với SDD, tuy nhiên có sự khác biệt rất rõ rệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và còi cọc giữa các vùng sinh thái trong cả nước, chậm phát triển thể lực thường gặp ở lứa tuổi 6-24 tháng; Bên cạnh đó thì những năm qua, tỷ lệ thừa cân/béo phì ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi có xu hướng gia tăng (năm 2000 là 1,2%; đến năm 2004 tỷ lệ này đã là 1,7%)3. Đối với nước ta, ước tính khoảng 240.000 trẻ sinh ra hàng năm bị giảm trí lực do thiếu i-ốt, khoảng 2000 trẻ tử vong vì giảm khả năng chống đỡ nhiễm khuẩn do thiếu vitamin A, ngoài ra còn 10% trẻ em bị giảm miễn dịch và tăng trưởng kém do thiếu vitamin A4. Thực hành NCBSM không hợp lý (như cho bú gián đoạn, cai sữa sớm đột ngột) hoặc cho ăn bổ sung quá sớm với các loại thực phẩm nghèo protein và năng lượng là những nguyên nhân quan trọng gây SDD5. Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là một thực hành phổ biến ở nước ta với khoảng 98% trẻ em Việt Nam được bú sữa mẹ. Tỷ lệ NCBSM cũng khác nhau theo vùng địa lý, dân tộc, trình độ văn hoá của bà mẹ, nơi đẻ nhưng không đáng kể. Nơi ít nhất cũng có 90% trẻ được bú mẹ6. Mặc dù tỷ lệ trẻ được bú mẹ rất cao, nhưng vấn đề còn tồn tại là thời điểm cho bú sữa mẹ và thời gian cho bú sữa mẹ còn chưa hợp lý. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ cần được bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Số liệu điều tra về NCBSM năm 2004 cho thấy đã có một số tiến bộ trong việc thực hiện NCBSM, như: tỷ lệ cho bú sớm trong vòng 30 phút đầu sau sinh là 75,2%, tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sữa non là 82%, nhưng chỉ có 12,4% trẻ là được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, có tới 38,7% bà mẹ cho 1 Global Strategy for Infant and Young Child Feeding, Page 5. 2 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, 1994-2004. VDD và Tổng cục thống kê-2005. 3 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, 1994-2004. VDD-Tổng cục thống kê-2005 4 MI (Micronutrient Initiative): Vitamin and Mineral Deficiency: A report assessment for Vietnam (leadership briefing), 2004-MI and UNICEF 5 Báo cáo giám sát dinh dưỡng hàng năm-VDD- 2004 6 National Institute of Nutrition/UNICEF. Maternal and child nutrition situation in 1999. Medical publishing house, Hanoi 2000 7
- con ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ ngay trong tuần đầu tiên sau sinh, 7% bà mẹ cai sữa sớm cho con trước 12 tháng tuổi, và có tới 21,9% trẻ em dưới 12 tháng tuổi được nuôi bẵng sữa chai (bú bình)1. Có nhiều lý do để giải thích về việc cho trẻ ăn thêm trong độ tuổi dưới 6 tháng. Các yếu tố ảnh hưởng như việc bà mẹ phải đi làm sớm có nguy cơ không cho con bú hoàn toàn cao gấp 14 lần so với các bà mẹ không phải đi làm. Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đó là tư vấn của y tá, nữ hộ sinh hoặc bác sỹ. Bên cạnh đó còn có những yếu tố khác tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng cũng có tác động đến việc không thực hiện cho bú mẹ hoàn toàn là bà mẹ có tin rằng mình có đủ sữa cho trẻ hay không, số con hiện có, tuổi bà mẹ, trình độ học vấn, trẻ trai hay trẻ gái và điều kiện kinh tế - xã hội của bà mẹ. Phần lớn các bà mẹ không thật sự tin rằng mình có đủ sữa cho trẻ bú và không thật sự hiểu rõ ràng về tầm quan trọng của việc NCBSM2. Mặt khác, trong gia đình, những quyết định về việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn chịu ảnh hưởng của các thành viên trong gia đình cũng như của cả cộng đồng. Nếu bà mẹ được tư vấn tốt và cung cấp các thông tin phù hợp thì cũng sẽ tự nguyện thay đổi từ hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ chưa đúng sang những hành vi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ đúng đắn và tích cực hơn. Vấn đề là cán bộ tư vấn có đủ trình độ, kỹ năng và sẵn sàng thực hiện tốt công tác tư vấn hay không. Sáng kiến Bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE) được Việt Nam hưởng ứng và phát động từ năm 1992, đến nay đã có 53 bệnh viện ở tuyến TW và tuyến tỉnh được công nhận là Bệnh viện bạn hữu trẻ em (BVBHTE). Việc thực hiện BVBHTE đã làm thay đổi các thực hành về NCBSM: bà mẹ được tư vấn về NCBSM ngay từ khi đến khám thai, việc mẹ và con được nằm gần nhau ngay sau đẻ đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc NCBSM, trẻ được bú sớm ngay sau khi sinh và được bú theo nhu cầu. Tuy nhiên, để duy trì BVBHTE là một vấn đề khó khăn lớn hiện nay, một số bệnh viện khi đạt được tiêu chuẩn BVBHTE (theo 10 điều kiện của UNICEF/WHO), một thời gian sau kiểm tra lại thì không còn duy trì được 10 điều kiện của BVBHTE. Những sai phạm thường gặp là: Không tư vấn cho bà mẹ đến khám thai và bà mẹ sau đẻ về NCBSM; Vẫn để cho các công ty sữa quảng cáo sữa cho các bà mẹ; Bà mẹ sau đẻ cho trẻ ăn bằng chai, bú bình; Các bà mẹ không biết cách cho con bú đúng; Lãnh đạo bệnh viện và nhân viên y tế chưa thực sự quan tâm giúp bà mẹ sau đẻ thực hiện tốt việc NCBSM. Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt như trẻ có mẹ HIV (+), trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi là những vấn đề mới song hết sức quan trọng cần có những hướng dẫn chuyên môn cụ thể. Các nhà chuyên môn, các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ cần có những cam kết và hành động cụ thể để mang lại cho trẻ em quyền được hưởng một chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất. Một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng SDD trẻ em vẫn còn ở mức cao là vấn đề cho ăn bổ sung không hợp lý; như thời gian cho ăn bổ sung sớm, chất lượng và số lượng thức ăn bổ sung không đáp ứng nhu cầu của trẻ. Ở Việt Nam, theo số liệu của mạng lưới giám sát dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng-2002), trẻ được bắt đầu cho ăn bổ sung từ rất sớm, khoảng 50% số trẻ dưới 6 tháng phải ăn các loại thực phẩm bổ sung trong khi lẽ ra chúng được bú sữa mẹ hoàn toàn. Hiện nay, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung sớm, bắt đầu từ 3 tháng còn cao, 30-80%, tuỳ theo từng địa phương. Những sai lầm về thời điểm ăn bổ sung, chất lượng thức ăn bổ sung có thể dẫn tới hậu quả rõ rệt là tỷ lệ trẻ em gầy còm (có chỉ số cân nặng/chiều cao thấp) tăng nhanh sau 5-6 tháng tuổi và cao nhất 1 Tiến triển của tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, 1994-2004. VDD và Tổng cục thống kê-2005. 2 Arun Gupta et al. Report on Assessment of Breastfeeding Policy, Promotion and Practice in Vietnam. NIN/UNICEF, Hanoi, 2004 8
- vào khoảng 13-17 tháng tuổi. Vì vậy thực hiện chế độ ăn bổ sung hợp lý là rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em. Đối với trẻ trên 24 tháng tuổi, số bữa ăn hàng ngày hầu hết phụ thuộc vào bữa cơm gia đình, do đó số bữa ăn của trẻ em hàng ngày không đạt theo yêu cầu (trung bình 3 bữa/ngày), ngay ở nhóm trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi cũng chỉ có 17,5% được ăn trên 3 bữa/ngày (con số này thấp ở tất cả các vùng, nhưng thấp nhất là vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ). Do gánh nặng công việc, nhất là ở vùng nông thôn nên các bà mẹ ít có thời gian trực tiếp chăm sóc ăn uống cho con. Thức ăn bổ sung của trẻ có đậm độ năng lượng thấp, nghèo chất béo, chất đạm động vật và nghèo các vi chất dinh dưỡng, tần suất xuất hiện các thực phẩm như thịt, trứng trong bữa ăn của trẻ ở nhiều nơi chỉ đạt trên 50%, nhất là ở các vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ1. Rõ ràng là chế độ ăn cho trẻ em vẫn chưa được bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, cũng như thời điểm cho ăn bổ sung. Những vấn đề nêu trên đặt ra một thách thức lớn, đòi hỏi nhiều biện pháp can thiệp, trong đó đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng là một ưu tiên hàng đầu. II. Tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ còn kém và hoạt động chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trong thời kỳ mang thai còn nhiều bất cập Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ có liên quan chặt chẽ tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã cho thấy rằng tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, tăng cân ít trong thời gian mang thai của bà mẹ là các yếu tố nguy cơ chính tăng tỷ lệ đẻ non, trẻ đẻ nhẹ cân (là trẻ có cân nặng khi đẻ < 2500g), tăng tử vong chu sinh và sơ sinh. Vì vậy, có thể nói, chăm sóc dinh dưỡng cho các bà mẹ tương lai, đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai chính là chăm sóc dinh dưỡng sớm cho trẻ. Theo báo cáo của Tiểu ban Dinh dưỡng-Liên hiệp quốc (ACC/SCN2), SDD thấp còi xảy ra sau một giai đoạn dài (tích luỹ) chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ, trong đó các yếu tố dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ mang thai đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Theo số liệu giám sát dinh dưỡng năm 2003 của Viện Dinh dưỡng quốc gia, vẫn có tới 35- 40% bà mẹ có thai bị thiếu máu do thiếu sắt, tỷ lệ bà mẹ có hàm lượng vitamin A trong sữa thấp vẫn còn trên 30%, trong khi tỷ lệ bà mẹ ngay sau đẻ được uống viên nang vitamin A liều cao mới chỉ đạt 61%, thấp nhất là ở khu vực Tây Nguyên, 35,9%3. Theo báo cáo gần đây nhất, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI
- thai nghén và dinh dưỡng. Điều này cho thấy chăm sóc dinh dưỡng và sức khoẻ cho phụ nữ thời kỳ mang thai vẫn còn có những vấn đề cần quan tâm hơn nữa. Do đó, cần có các hoạt động lồng ghép có hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của người mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ, điều này sẽ tác động tới chất lượng nuôi dưỡng trẻ nhỏ. III. Thực hiện các chính sách pháp luật hỗ trợ về nuôi dưỡng trẻ nhỏ Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích tạo điều kiện đảm bảo quyền con người. Công ước quốc tế về quyền trẻ em cũng nhấn mạnh tới quyền được ưu tiên chăm sóc về dinh dưỡng tốt nhất cũng như quyền được ưu tiên chăm sóc về y tế của trẻ em. Tháng 6 năm 2004, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Mặc dù có nhiều thành tựu đáng kể trong công tác thực hiện các chính sách chăm sóc trẻ nhỏ, song công tác này vẫn còn những vấn đề bất cập, nhất là trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ. Công tác theo dõi giám sát việc thi hành các chính sách còn hạn chế. Ngày 10/6/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 307-TTg, về việc quy định một số vấn đề về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ (SPTTSM) để hỗ trợ việc NCBSM; Nghị định số 74/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ qui định về kinh doanh và sử dụng các SPTTSM. Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể như việc kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ đã từng bước đi vào nề nếp, tình trạng vi phạm các qui định về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ phần nào được hạn chế nhờ sự phối hợp của các Bộ ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 74, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các qui định về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ vẫn còn khá phổ biến, năng lực hoạt động của thanh tra y tế vẫn còn hạn chế và chủ yếu mới được thực hiện tại tuyến tỉnh; việc thanh tra, kiểm tra tại tuyến quận/huyện hiện nay chưa được triển khai. Mặt khác, các chế tài xử lý các vi phạm về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ còn thiếu và chưa đồng bộ nên việc thanh tra, xử lý các vi phạm gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế và thực hiện tốt hơn các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, quảng cáo, khuyến khích NCBSM, ngày 27/2/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành nghị định số 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Nghị định này thay cho Nghị định số 74/2000/NĐ-CP về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Nghị định số 43/CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ quy định tạm thời các chế độ bảo hiểm xã hội và Thông tư số 34/TT-LB ngày 13 tháng 7 năm 1994 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc thi hành các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động, do tổ chức công đoàn quản lý đã đề ra quy định thời gian nghỉ đẻ thai sản đối với phụ nữ chỉ là 4 tháng. Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu sửa đổi trong các chính sách hiện hành cho phù hợp trong giai đoạn tới nhằm tạo điều kiện cho người phụ nữ có thời gian chăm sóc con, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Có thể nói các chính sách đã tác động tới nguyên nhân của SDD ở mọi cấp độ khác nhau từ nguyên nhân cơ bản đến nguyên nhân trực tiếp. Trong khi nhiều giải pháp chuyên môn được khuyến khích áp dụng chẳng hạn như NCBSM nhưng các chính sách hỗ trợ cho người mẹ NCBSM, nhất là thực hiện bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh còn chưa cụ thể. Các chính sách về chăm sóc trẻ em chưa đồng bộ và chưa đáp ứng về nguồn lực để có thể hỗ trợ có hiệu quả cho công tác này, đặc biệt là ở các vùng khó khăn. 10
- Người mẹ có quyền được tiếp cận một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như quyền được quyết định một chế độ dinh dưỡng tối ưu cho con mình, muốn thế, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ thông tin cũng như được sống trong một môi trường có những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện những quyết định đúng đắn của mình. Cần có những chính sách cụ thể để tạo điều kiện cho người mẹ, dù là trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp hay ở các vùng nông thôn... đều có khả năng áp dụng những hiểu biết đúng đắn về dinh dưỡng của mình vào việc chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ. Vì vậy yêu cầu hoàn thiện và thực thi các chính sách hỗ trợ cho nuôi dưỡng trẻ nhỏ đặt ra hết sức cấp bách. IV. Chưa đáp ứng kịp thời về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt bao gồm nhóm trẻ bị SDD nặng; trẻ đẻ nhẹ cân (là trẻ có cân nặng sơ sinh thấp
- tài liệu truyền thông, hướng dẫn kỹ thuật phục vụ cho công tác tư vấn, hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Kỹ năng tư vấn của cán bộ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chưa đáp ứng kịp thời về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em trong trường hợp khó khăn đặc biệt là thiếu mạng lưới thông tin, theo dõi giám sát một cách có hệ thống, chưa thiết lập được một cơ quan đặc trách về vấn đề nuôi dưỡng và cứu trợ trẻ em trong những vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. Đây là những thách thức lớn đặt ra trước mắt chúng ta, đòi hỏi có sự nỗ lực và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp để có thể xây dựng và hoàn thiện được mạng lưới thông tin, theo dõi, giám sát những trường hợp gặp khó khăn đặc biệt một cách thường xuyên, có hệ thống cũng như có những cơ quan có trách nhiệm đưa ra những quyết định kịp thời về nuôi dưỡng, cứu trợ trẻ nhỏ khi xảy ra thiên tai thảm họa. Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ được đề cập đến trong nhiều chương trình/dự án cấp quốc gia như: Dự án mục tiêu Phòng chống SDD trẻ em, Dự án Làm mẹ An toàn, Chương trình NCBSM...nhưng sự phối hợp còn chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Mạng lưới Y tế bao gồm cả nguồn nhân lực và trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Đội ngũ cán bộ y tế rất cần được đào tạo, tập huấn về kỹ năng tư vấn dinh dưỡng cũng như được trang bị những kiến thức cập nhật về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, những điều kiện cơ sở vật chất để làm việc, nhất là tại các phòng tư vấn dinh dưỡng ở các cộng đồng khó khăn. Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ còn thiếu cả về số lượng và chưa thật sự phù hợp về mặt nội dung. CHƯƠNG III MỤC TIÊU I. Mục tiêu chung Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi, tạo sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ em Việt Nam vào năm 2010. II. Mục tiêu cụ thể 1. Mục tiêu 1: Đến năm 2010, 70% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ được tiếp cận với các dịch vụ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 80% số trạm y tế tuyến xã/phường có điểm truyền thông tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ được phát hành rộng rãi tới 100% cơ sở y tế tuyến cơ sở và 80% hộ gia đình đang nuôi con nhỏ vào năm 2010. 2. Mục tiêu 2: Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý tăng lên ít nhất 50% so với năm 2005. Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng từ 12,5% năm 2005 lên 25% năm 2010. - Tỷ lệ trẻ được bú sớm sau đẻ (trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh) tăng lên 90% vào năm 2010. 12
- - Số bệnh viện duy trì tiêu chuẩn “Bệnh viện bạn hữu trẻ em” tăng lên gấp 2 lần vào năm 2010 so với năm 2005. - Tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung hợp lý (cho ăn đúng thời điểm, đủ về số lượng và cân đối về chất lượng) tăng lên 30% vào năm 2010 so với năm 2005. 3. Mục tiêu 3: Cải thiện về cơ bản hệ thống chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh và đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các chỉ số theo dõi/đánh giá: - Đến năm 2010, 90% nhân viên y tế tuyến cơ sở được tập huấn về kiến thức và kỹ năng tư vấn, hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc lồng ghép các nội dung chăm sóc dinh dưỡng vào chương trình chăm sóc trẻ bệnh (chương trình IMCI). - Có văn bản quy định và hướng dẫn kỹ thuật việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về nuôi dưỡng, trẻ nhỏ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa. - Mạng lưới theo dõi, giám sát thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ được hình thành từ trung ương đến địa phương, cung cấp kịp thời và chính xác những thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. CHƯƠNG IV CÁC GIẢI PHÁP 1. Truyền thông giáo dục phổ cập kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng đúng cho các bà mẹ mang thai, bà mẹ đang nuôi con nhỏ và người chăm sóc trẻ. Tập trung vào thay đổi hành vi về NCBSM và ăn bổ sung. Khuyến khích, bảo vệ, tạo điều kiện để người mẹ cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu ngay sau khi sinh và thực hiện NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý (thời điểm cho ăn bổ sung đúng, thức ăn bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển và số lượng thức ăn bổ sung đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ). 2. Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bà mẹ có thai, bao gồm chăm sóc cả về mặt thai sản (khám thai, tiêm phòng, lao động và nghỉ ngơi hợp lý) và về dinh dưỡng (uống viên sắt, chế độ ăn hợp lý cho bà mẹ mang thai). 3. Củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ thông qua tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp trang thiết bị thiết yếu, tài liệu. Phối hợp lồng ghép với các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc sức khoẻ sinh sản. 4. Hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt (HIV/AIDS; SDD nặng; trẻ sơ sinh nhẹ cân; thiên tai, thảm hoạ...). Chủ động đối phó trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, có nguồn lực dự trữ để hỗ trợ kịp thời vấn đề nuôi dưỡng trẻ nhỏ. 5. Bổ sung, củng cố xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để hỗ trợ tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tăng cường cam kết từ gia đình, cộng đồng, chính quyền và toàn xã hội trong việc chăm sóc dinh dưỡng toàn diện, tối ưu cho trẻ nhỏ. 13
- 6. Triển khai các nghiên cứu về khoa học hành vi, về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ, trong đó có NCBSM và ăn bổ sung, qua đó cung cấp bằng chứng khoa học cho các hoạt động can thiệp và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách. 7. Xây dựng hệ thống thông tin, giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho những nhà hoạch định chính sách và các cơ sở y tế. CHƯƠNG V KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG I. Nâng cao tính sẵn có và khả năng tiếp cận của người dân đến các nguồn thông tin đúng đắn và phù hợp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Khảo sát, đánh giá các tài liệu truyền thông hiện có về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Điều tra/nghiên cứu các tập quán nuôi dưỡng trẻ nhỏ của các vùng, miền, dân tộc khác nhau. - Cập nhật, chỉnh sửa các tài liệu cũ đã có. - Nghiên cứu/xây dựng/phát triển bộ tài liệu truyền thông mới về nuôi dưỡng trẻ nhỏ (bộ tài liệu này sẽ được xuất bản bằng tiếng kinh và nhiều thứ tiếng dân tộc): + Tài liệu hướng dẫn NCBSM, bao gồm: Tranh lật; Tờ rơi; Đĩa VCD; Poster; Sách cẩm nang. + Tài liệu hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý, bao gồm: Tranh lật; Tờ rơi; Đĩa VCD; Poster; Sách cẩm nang. + Tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (trẻ có HIV (+), trẻ SDD nặng, trẻ em trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa, trẻ mồ côi...) + Sản xuất phần mềm tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ, cung cấp cho các cơ sở y tế và các trung tâm khám-tư vấn dinh dưỡng. - Cung cấp phương tiện truyền thông cho các cơ sở y tế. - Tổ chức hệ thống phân phối, phát hành các tài liệu truyền thông đến cộng đồng và gia đình. - Tập huấn cho đội ngũ cán bộ tư vấn dinh dưỡng, cộng tác viên (CTV) dinh dưỡng: Cập nhật thông tin/kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng truyền thông tư vấn NCBSM, ăn bổ sung hợp lý, cách sử dụng các tài liệu truyền thông mới, kỹ năng thực hành dinh dưỡng. - Xây dựng điểm truyền thông/tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại các trạm y tế xã/phường. - Xây dựng chương trình thông tin đại chúng: báo chí, truyền hình, đài phát thanh của trung ương và địa phương. - Sân khấu hóa thông tin nuôi dưỡng trẻ nhỏ để tiếp cận với nhóm các bà mẹ và người chăm sóc trẻ ở các vùng sâu, vùng xa và khu vực nông thôn: sáng tác kịch ngắn, thơ ca, hò vè tuyên truyền về NCBSM, ăn bổ sung hợp lý... II. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi/thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ - Truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng: Tivi, Đài, Báo, Tạp chí... 14
- - Tổ chức các Chiến dịch truyền thông như: "Tuần lễ NCBSM", "Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển", "Ngày vi chất dinh dưỡng". - Tập huấn cho các bà mẹ về kỹ năng NCBSM và chế biến thức ăn bổ sung, tập huấn kiến thức và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng: bà mẹ, phụ nữ tuổi sinh đẻ, người chăm sóc trẻ. - Xây dựng các Câu lạc bộ (CLB) Dinh dưỡng tại các cộng đồng dân cư: CLB Nuôi con khỏe; CLB NCBSM; CLB Dinh dưỡng cho các bà mẹ mang thai... - Cấp phát tài liệu hướng dẫn, các tài liệu truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý đến các hộ gia đình. - Tổ chức các Hội thi "Nuôi con khoẻ", thi sáng tác văn nghệ với chủ đề về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý. - Tổ chức hoạt động trình diễn chế biến thức ăn bổ sung hợp lý cho trẻ. - Xây dựng tiêu chuẩn và triển khai mô hình điểm "Xã/Phường bạn hữu trẻ em". - Lồng ghép tiêu chí "Nuôi con khỏe" vào tiêu chuẩn đánh giá gia đình văn hóa, xã/phường văn hóa. III. Xây dựng môi trường chính sách hỗ trợ thực hành đúng đắn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Thành lập nhóm kỹ thuật cấp quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Khảo sát, điều tra tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích về chăm sóc bà mẹ mang thai, NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Điều tra, đánh giá, phân tích những khó khăn ở cộng đồng khi thực hiện những hướng dẫn, quy định về NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Tổ chức Hội nghị/Hội thảo liên ngành nhằm đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng một khung chính sách hoàn thiện hỗ trợ cho việc thực hiện nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Tư vấn, đề xuất ban hành các văn bản pháp quy nhằm bảo đảm cho việc nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. - Tổ chức hội nghị vận động (Advocacy meeting) nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư cho các chương trình can thiệp về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Xây dựng tiêu chuẩn “Bạn hữu trẻ em” cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, xã/phường để tuyên truyền vận động việc thực hiện các tiêu chuẩn này tại các cơ sở nói trên. - Thực hiện nghị định 21/CP-NĐ, ngày 27/2/2006 của Chính phủ về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. - Huấn luyện, đào tạo đội ngũ giảng viên quốc gia về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ: Đào tạo giảng viên cho cán bộ tuyến TW, tuyến tỉnh. Tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở về nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Phối hợp hoạt động với các chương trình, dự án: Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án mục tiêu phòng chống SDD trẻ em, Chương trình NCBSM. 15
- IV. Cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ, khuyến khích thực hiện NCBSM và ăn bổ sung hợp lý. - Củng cố, hoàn thiện tiêu chuẩn và phát triển mạng lưới "Bệnh viện bạn hữu trẻ em" ở bệnh viện của các tuyến từ TW đến tỉnh/thành phố, huyện/quận và khu vực. - Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ, trong đó đặc biệt chú trọng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích các bà mẹ thực hiện NCBSM, ăn bổ sung hợp lý. Đa dạng hình thức tư vấn: tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại. - Người mẹ trong thời gian đang nuôi con bú được tạo điều kiện về thời gian để duy trì việc NCBSM; có các nhà trẻ ở gần hoặc có phòng cho con bú tại các cơ quan, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có đông lao động nữ. - Sản xuất các thực phẩm chế biến sẵn dùng cho trẻ >6 tháng tuổi ăn bổ sung, có tăng cường các vi chất dinh dưỡng. V. Nuôi dưỡng trẻ trong những điều kiện khó khăn đặc biệt. Nguy cơ không được nuôi dưỡng hợp lý tăng cao trong những trường hợp khó khăn đặc biệt hoặc cần chăm sóc đặc biệt như: trẻ có HIV (+) hoặc trẻ có mẹ HIV (+), trẻ mồ côi, trẻ là con của những người mẹ vị thành niên, trẻ sống trong vùng xảy ra thiên tai, thảm họa, trẻ dị tật, trẻ mới ốm dậy, trẻ bị các bệnh mạn tính. - Các nhân viên y tế phải được cập nhật thông tin và được tập huấn về kỹ năng tư vấn cho những trường hợp gặp khó khăn đặc biệt - Kiểm soát việc sản xuất và sử dụng các loại thức ăn thay thế sữa mẹ theo các tiêu chuẩn của Codex. - Có tài liệu hướng dẫn và có nhân viên y tế được đào tạo về nuôi dưỡng trẻ nhỏ để sẵn sàng tư vấn cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ, nhằm thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. VI. Đào tạo nguồn nhân lực - Tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng. - Mở các khóa học tham vấn về NCBSM và ăn bổ sung hợp lý cho nhân viên y tế các cấp. - Đào tạo cán bộ có chuyên môn sâu về tư vấn dinh dưỡng trẻ nhỏ và kỹ năng hướng dẫn thực hành dinh dưỡng trẻ nhỏ. - Đào tạo đội ngũ giảng viên cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. - Xây dựng giáo trình phù hợp, cập nhật thông tin, có hệ thống thông tin đầy đủ và sẵn có cho các cán bộ y tế trong lĩnh vực nuôi dưỡng trẻ nhỏ. VII. Triển khai các nghiên cứu - Nghiên cứu về tập quán nuôi con của các vùng, miền, các dân tộc khác nhau. - Nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. - Nghiên cứu về sữa mẹ, về các loại thức ăn bổ sung. - Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu các vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển thể lực, trí tuệ... qua các giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. - Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng tăng cường, thức ăn bổ sung chế biến sẵn. 16
- - Nghiên cứu và đưa ra khuyến cáo về dinh dưỡng cho những trẻ có HIV (+), hoặc có mẹ HIV (+), phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc cần chăm sóc đặc biệt. - Nghiên cứu và đưa ra mô hình về một “cộng đồng bạn hữu của trẻ em”, tại đó trẻ nhỏ được bảo đảm quyền được nuôi dưỡng hợp lý. VIII. Phối hợp liên ngành - Xây dựng các chương trình hành động phối hợp với các Bộ, ban ngành có liên quan, để bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất từ TW xuống địa phương trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Xây dựng cơ chế phối hợp với các chương trình dự án đang triển khai có liên quan. - Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ. IX. Hợp tác quốc tế và khu vực trong công tác nuôi dưỡng trẻ nhỏ Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, nhất là trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và giám sát tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ. X. Theo dõi, giám sát, đánh giá Xây dựng mạng lưới giám sát, theo dõi về NCBSM và ăn bổ sung, tiến tới thành lập một trung tâm thông tin quốc gia về NCBSM và ăn bổ sung. CHƯƠNG VI NGUỒN LỰC VỀ TÀI CHÍNH Nguồn kinh phí để bảo đảm triển khai các nội dung hoạt động được bảo đảm từ các nguồn sau: - Ngân sách nhà nước: Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch triển khai, Bộ Y tế bố trí một khoản kinh phí hợp lý cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký và các hoạt động truyền thông, kiểm tra, giám sát...ngoài ra, ngân sách còn được huy động từ các chương trình/dự án mục tiêu đang được thực hiện, bao gồm dự án Phòng chống SDD trẻ em, dự án Làm mẹ an toàn, Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, và các chương trình/dự án có liên quan khác. - Kinh phí của các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF: đưa vào kế hoạch tài trợ hàng năm cho các chương trình: Dinh dưỡng, NCBSM, Làm mẹ an toàn...và kinh phí hợp tác, hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ khác. - Kinh phí huy động cộng đồng. - Các nguồn kinh phí hợp pháp khác. CHƯƠNG VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Mạng lưới triển khai - Bộ Y tế là cơ quan chủ quản, giao cho Vụ Sức khỏe sinh sản làm đầu mối chỉ đạo, điều hành, phối hợp với Cục Y tế dự phòng Việt nam, Vụ Điều trị, Vụ Khoa học và Đào tạo, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe để tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tuyến TW. Viện Dinh dưỡng là cơ quan thường trực về chuyên môn kỹ thuật, phối hợp với Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản, các chương trình/dự án có liên quan, như: Chương trình 17
- NCBSM, Dự án Làm mẹ an toàn, Dự án Phòng chống SDD trẻ em... để thực hiện triển khai các hoạt động. Trong quá trình triển khai, Bộ Y tế phối hợp với các Cơ quan, Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể có liên quan, tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. - Kiện toàn và nâng cao chức năng nhiệm vụ của Ban Điều hành Chương trình NCBSM-Bộ Y tế; Ban Điều hành CLQGDD (Tiểu Ban Phòng chống SDD trẻ em), trên cơ sở đó thành lập nhóm chuyên trách trong Ban điều hành CLQGDD để thực hiện triển khai các nội dung hoạt động của Kế hoạch Hành động Nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Thành lập Nhóm nòng cốt để hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động về nuôi dưỡng trẻ nhỏ, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực : Dinh dưỡng, Nhi, Sản, Truyền thông giáo dục sức khỏe. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong các lĩnh vực trên thuộc các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ tham gia vào nhóm nòng cốt hỗ trợ kỹ thuật. - Thành lập Tổ thư ký chuyên trách để giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện Kế hoạch Hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ, giai đoạn 2006-2010. - Sở Y tế là cơ quan triển khai thực hiện tại các tỉnh/thành phố trực thuộc TW. 2. Cơ chế phối hợp triển khai - Bộ Y tế: Giao cho Vụ SKSS làm đầu mối xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn để trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, chủ trì điều phối thực hiện, đánh giá tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn. Viện Dinh dưỡng là điểm đầu mối về chuyên môn kỹ thuật, giúp Bộ Y tế điều phối thực hiện các nội dung hoạt động. - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp cùng với Bộ Y tế xây dựng chuẩn mực về chăm sóc dinh dưỡng trong các trường mầm non. Đưa nội dung nuôi dưỡng trẻ nhỏ vào chương trình tập huấn lại hàng năm cho giáo viên hệ mẫu giáo, mầm non cũng như vào chương trình đào tạo của các trường sư phạm mẫu giáo, nhà trẻ. - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, chú trọng tới cải thiện tình trạng dinh dưỡng, xây dựng các chính sách hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn, người nghèo, vùng nghèo và hỗ trợ khẩn cấp. Tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ/chính sách có liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại các cơ quan, cơ sở sản xuất. - Bộ Thương mại: Quản lý tốt thị trường đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ, có chính sách thương mại phù hợp để hạn chế việc quảng bá tràn lan các sản phẩm thay thế sữa mẹ nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước. Phối hợp với Bộ Y tế trong việc giám sát thực hiện nghị định 21/2006/NĐ-CP, ngày 27/2/2006, của Thủ tướng Chính phủ về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. - Bộ Văn hoá-Thông tin: Phối hợp với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền NCBSM, nuôi dưỡng trẻ hợp lý. Có quy định chặt chẽ trong việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Bộ Tư pháp: Phối hợp với Bộ Y tế rà soát các văn bản luật pháp hiện hành có liên quan, qua đó đề xuất xây dựng các văn bản phù hợp nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất về mặt pháp lý để thực hiện các biện pháp kỹ thuật về nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. - Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam: Phổ biến các kiến thức về nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho các hội viên và các bà mẹ, vận động cộng đồng cùng tham gia. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế 18
- triển khai các hoạt động nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Triển khai các hoạt động cụ thể góp phần chăm sóc tốt hơn cho các bà mẹ có thai và nuôi con bú. Bảo đảm quyền được NCBSM cho các Bà mẹ. - Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em: Giám sát việc thực hiện quyền được chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ, tuyên truyền thực hiện kế hoạch hóa gia đình (như số con, khoảng cách sinh con hợp lý) đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống, khuyến khích thực hiện nếp sống lành mạnh, trong đó chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ có thai, bà mẹ đang nuôi con bú, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ là những thành tố quan trọng. Hỗ trợ để thực hiện những chính sách thúc đẩy hoạt động chăm sóc dinh dưỡng trẻ em. Chỉ đạo Uỷ ban DS-GĐ-TE các địa phương phối hợp với ngành y tế trong việc thực hiện và giám sát các hoạt động nuôi dưỡng trẻ nhỏ. - Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội VACVINA (Hội làm vườn Việt Nam), Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM: Phổ biến các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ nhỏ tới các thành viên, hội viên. Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc thực hiện xã hội hóa công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ nhỏ. Bảo đảm quyền được nuôi dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ em của các hội viên. - Các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ: tham gia và tăng cường cam kết hỗ trợ về mọi mặt cho công tác nuôi dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ. Hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, tư vấn về chuyên môn kỹ thuật. - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động trong phạm vi chức năng quyền hạn của ngành, đồng thời xây dựng và điều phối, tổ chức triển khai, giám sát các hoạt động phối hợp liên ngành. Hàng năm xây dựng kế hoạch và báo cáo Bộ Y tế các kết quả thực hiện. 3. Công tác báo cáo theo dõi, giám sát các hoạt động - Định kỳ 6 tháng một lần, các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện với Bộ Y tế. - Định kỳ 1 năm một lần, Bộ Y tế với tư cách là cơ quan chủ trì, tổ chức kiểm điểm các hoạt động thực hiện kế hoạch với sự tham gia của các Bộ, Ngành có liên quan. - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai, theo dõi, giám sát việc thực hiện. Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm, bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho các nội dung + hoạt động. Thu thập đầy đủ các số liệu ban đầu về tình hình nuôi dưỡng trẻ nhỏ + Tổ chức theo dõi, giám sát và báo cáo định kỳ các chỉ tiêu thiết yếu của Kế hoạch + hành động về Bộ Y tế. Định kỳ đánh giá hiệu quả của công tác triển khai Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ + nhỏ đối với tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ em để báo cáo về Bộ Y tế. Chỉ đạo các trung tâm (Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh + sản, Trung tâm truyền thông Giáo dục Sức khỏe), các Bệnh viện (Khoa Nhi, Khoa sản) xây dựng kế hoạch và thực hiện các nội dung hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình. 19
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn