Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
KẾT HỢP MẠNG NƠ-RON VÀ LOGIC MỜ ĐỂ ĐIỀU KHIỂN<br />
QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG CỦA ROBOT TỰ HÀNH<br />
TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG XÁC ĐỊNH<br />
Trịnh Xuân Long 1*, Đặng Đình Tiệp2<br />
Tóm tắt: Trong thập kỷ qua đã chứng kiến những công trình nghiên cứu về ứng<br />
dụng mạng nơ-ron và logic mờ để chuyển động quỹ đạo chuyển động của robot tự<br />
hành. Việc sử dụng riêng rẽ hai kỹ thuật này có những ưu việt nhất định, tuy nhiên ,<br />
vẫn chưa khắc phục được sự phức tạp do tính thay đổi ngẫu nhiên của môi trường.<br />
Bài báo này đưa ra một phương pháp sử dụng kết hợp cả nơ-ron và logic mờ để<br />
nâng cao chất lượng quá trình điều khiển quỹ đạo chuyển động của robot tự hành<br />
trong môi trường không xác định.<br />
Từ khóa: Robot tự hành, Mạng nơ-ron, Logic mờ, Điều khiển quỹ đạo, Môi trường không xác định.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về điều khiển chuyển<br />
động của robot tự hành dựa trên nền tảng mạng nơ-ron và logic mờ. Martin Seyr,<br />
Stefan Jakubek, Gregor Novak giới thiệu ý tưởng bám quỹ đạo cho robot dùng<br />
mạng nơ-ron dự báo. Phương pháp này sử dụng một mạng nơ-ron được luyện tập<br />
và đưa ra quỹ đạo dự đoán theo tình huống thực tế và từ đó robot sẽ được điều<br />
khiển bám theo quỹ đạo.<br />
Theo như tác giả tự nhận xét, việc sử dụng ý tưởng này được giới hạn trong môi<br />
trường với vị trí các vật cản đã biết trước [1]. Firas sử dụng logíc mờ để xây dựng<br />
thuật toán điều khiển cho robot tự hành trên cơ sở các cảm biến. Phương pháp này<br />
cho chất lượng điều khiển khá tốt nhưng yêu cầu điều kiện môi trường đơn giản<br />
[2]. R. Fierro và F. L. Lewis; Tiemin Hu và Simon X. Yang sử dụng mạng nơ-ron<br />
để đánh giá điều kiện môi trường xung quanh vùng công tác của robot và được<br />
huấn luyện off-line và thời gian thực. Cách làm này giúp robot đơn giản hoá sự<br />
phức tạp của môi trường bằng cách tạo ra các nhóm môi trường với vật cản đặc<br />
trưng. Trong điều kiện môi trường không biết trước, yếu tố thời gian thực được coi<br />
trọng [3, 4]. Từ các phân tích như vậy, nhóm tác giả đề xuất giải pháp kết hợp<br />
mạng nơ-rơn và logic mờ một cách riêng biệt theo hai giai đoạn liên tiếp nhau để<br />
chuyển động quỹ đạo chuyển động của robot tự hành. Giải pháp đề xuất này về cơ<br />
bản đã giải quyết được bài toán điều khiển chuyển động của robot trong một không<br />
gian có một phần vật cản không biết trước, di chuyển với tốc độ chậm.<br />
2. MÔ TẢ VỀ ROBOT VÀ BÀI TOÁN<br />
Giải pháp mới được ứng dụng trên một robot tự hành kích thước theo phương<br />
ngang 50x40cm. Robot sử dụng ba bánh trong đó gồm một bánh trước tự do và hai<br />
bánh dẫn động phía sau được vận hành bằng hai động cơ điện một chiều. Các động<br />
cơ điện với các cảm biến tốc độ vòng quay tích hợp (encoder). Gắn trên khung của<br />
robot là 7 cảm biến siêu âm có khoảng đo tích cực 0,03-3m (ultrasonic sensor) được<br />
bố trí thành một hình rẻ quạt và cách đều nhau một góc 30 độ. Ba cảm biến S3, S4,<br />
và S5 được đặt ở phía trước robot, các cảm biến S1 và S2 đặt bên sườn phải của<br />
robot và hai cảm biến S6 và S7 được đặt ở phía bên phải của robot. Khoảng cách từ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 73<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
cảm biến tới vật cản tương ứng là dsi (i = 1, 2,…7). Nhiệm vụ của robot là di chuyển<br />
từ một vị trí xuất phát tới vị trí đích xác định trong không gian có một phần vật cản<br />
không biết trước, di chuyển với tốc độ chậm. Kết cấu robot, bố trí các cảm biến và<br />
mô tả các khoảng cách tới vật cản được trình bày như trên hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu tạo của robot và xác định<br />
khoảng cách từ robot tới các vật cản.<br />
Sơ đồ hệ thống điều khiển chuyển động robot sử dụng kết hợp mạng nơ-ron và<br />
logic mờ được thể hiện trên hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hệ thống điều khiển chuyển động của robot.<br />
Trong hệ thống này sử dụng 1 khối nơ-ron để đảm nhiệm chức năng phân loại<br />
địa hình và lựa chọn các khối điều khiển (tránh vật cản, men tường, về đích và an<br />
toàn). 4 bộ điều khiển mờ được sử dụng để đảm nhiệm hoạt động của 4 khối điều<br />
khiển chức năng (tránh vật cản, men tường, về đích và điều khiển tốc độ). Tùy theo<br />
từng trường hợp cụ thể mà các khối tránh vật cản, men tường, về đích và an toàn<br />
được kích hoạt và đưa tín hiệu góc lái về khối điều khiển tốc độ để điều khiển<br />
robot chuyển động về đích.<br />
<br />
<br />
74 T. X. Long, Đ. Đ. Tiệp, “Kết hợp mạng nơ-ron và logic… môi trường không xác định.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. PHÂN LOẠI ĐỊA HÌNH VÀ 5 KHỐI ĐIỀU KHIỂN CỦA ROBOT<br />
Để điều khiển chuyển động của robot tự hành trong môi trường không xác định,<br />
tiến hành phân loại địa hình xung quanh robot (trong trường hợp này, chỉ quan tâm<br />
tới vùng không gian phía trước theo hướng chuyển động của robot). Vùng tác động<br />
của cảm biến được phân chia thành 3 dải:<br />
- Dải an toàn: Được đặc trưng bởi khoảng cách an toàn dsafe = 30cm<br />
- Dải tích cực: Giới hạn trong khoảng 30cm đến 200cm<br />
- Dải xa: Khoảng cách lớn hơn 200cm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ba dải trong vùng tác động của cảm biến siêu âm.<br />
Trên hình 4 chỉ ra 23 trường hợp phân loại địa hình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Các trường hợp phân loại địa hình.<br />
Để đơn giản hơn trong xây dựng thuật toán điều khiển robot, phân chia chuyển<br />
động của robot thành 5 khối điều khiển chức năng:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 75<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Khối an toàn: Dừng robot khi khoảng cách giữa robot và vật cản nhỏ hơn<br />
khoảng cách an toàn dsafe = 30cm. Khi này khối an toàn đưa ra tín hiệu dừng<br />
chuyển động của robot.<br />
- Khối điều khiển về đích: Khi không phát hiện ra vật cản ở xung quanh robot,<br />
robot điều chỉnh hướng và chạy thẳng về đích.<br />
- Khối điều khiển men theo tường: Khi cả hai cảm biến ở một cạnh bên S1 và<br />
S2 hoặc S6 và S7 đồng thời phát hiện vật cản. Robot chạy song song với vật cản.<br />
- Khối điều khiển tránh vật cản: Khi một trong ba cảm biến phía trước robot<br />
(S3, S4 và S5) phát hiện ra vật cản. Robot thực hiện thuận toán vòng tránh vật cản.<br />
- Khối điều khiển tốc độ: Điều khiển tốc độ của robot.<br />
4. PHÂN LOẠI VÀ NHẬN DẠNG ĐỊA HÌNH DÙNG MẠNG NƠ-RON<br />
Dựa vào thông tin về khoảng cách từ 7 cảm biến tới vật cản xác định các trường<br />
hợp phân loại địa hình. Dùng ba con số 0, 1 và 2 để ký hiệu khoảng cách từ mỗi<br />
cảm biến tới vật cản trong đó: 0 – Không có vật cản hoặc vật cản ở quá xa, 1 phát<br />
hiện vật cản, 2 – Phát hiện vật cản hay không đều không quan trọng. Bảng 1 phân<br />
loại các trường hợp địa hình và các khối điều khiển tương ứng: 3 – Điều khiển về<br />
đích, 4 – Điều khiển men tường; 5 – Điều khiển tránh vật cản.<br />
Bảng 1. Phân loại địa hình.<br />
Phân dS1 dS2 dS3 dS4 dS5 dS6 dS7 Khối<br />
loại<br />
1 0 0 0 0 0 0 0 5<br />
2 0 0 0 0 0 1 0 5<br />
3 0 0 0 0 0 0 1 5<br />
4 0 1 0 0 0 0 0 5<br />
5 0 1 0 0 0 0 1 5<br />
6 0 1 0 0 0 1 0 5<br />
7 1 0 0 0 0 0 0 5<br />
8 1 0 0 0 0 0 1 5<br />
9 1 0 0 0 0 1 0 5<br />
10 1 1 0 0 0 1 1 4<br />
11 1 1 0 0 0 2 1 4<br />
12 1 1 0 0 0 1 2 4<br />
13 1 2 0 0 0 1 1 4<br />
14 2 1 0 0 0 1 1 4<br />
15 2 2 0 0 0 1 1 4<br />
16 1 1 0 0 0 2 2 4<br />
17 2 2 2 1 2 2 2 3<br />
18 2 2 2 2 1 2 2 3<br />
19 2 2 1 2 2 2 2 3<br />
20 2 2 2 1 1 2 2 3<br />
21 2 2 1 1 2 2 2 3<br />
22 2 2 1 2 1 2 2 3<br />
23 2 2 1 1 1 2 2 3<br />
<br />
<br />
<br />
76 T. X. Long, Đ. Đ. Tiệp, “Kết hợp mạng nơ-ron và logic… môi trường không xác định.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Cấu trúc mạng nơ-ron để phân loại và nhận dạng các trường hợp địa hình được<br />
chỉ ra trên hình 5. Cấu trúc này được lựa chọn phù hợp với mục đích phân loại địa<br />
hình theo thời gian thực. Gồm 7 đầu vào lấy tín hiệu về khoảng cách từ các cảm<br />
biến, ba lớp ẩn với số nơ-ron tương ứng là 10, 5 và 3; 3 đầu ra tương ứng với ba<br />
khối điều khiển trên bảng phân loại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Cấu trúc của mạng nơ-ron.<br />
5. SỬ DỤNG LOGIC MỜ ĐỂ VẬN HÀNH CÁC KHỐI<br />
ĐIỀU KHIỂN CHỨC NĂNG CỦA ROBOT<br />
Trong phần này trình bày xây dựng các hàm thuộc của các khối mờ điều khiển<br />
về đích, men tường, tránh vật cản và điều khiển tốc độ.<br />
- Khối điều khiển tránh vật cản<br />
Tín hiệu đầu vào là khoảng cách ds3, ds4, ds5 giữa robot và vật cản được thu<br />
thập từ ba cảm biến siêu âm S3, S4 và S5 đặt phía trước robot. N – Gần, M –<br />
Trung bình, MF – Xa trung bình, F – Xa.<br />
Tín hiệu đầu ra là góc lái của robot: BL – Lớn bên trái, ML – Trung bình bên<br />
trái, SL – Nhỏ bên trái, Z – Không, SR – Nhỏ bên phải, MR – Trung bình bên phải,<br />
BR – Lớn bên phải.<br />
Hàm liên thuộc của khối mờ số 3 điều khiển tránh vật cản được thể hiện trên<br />
hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Hàm liên thuộc của khối mờ 3 – điều khiển tránh vật cản.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 77<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
- Khối điều khiển men tường<br />
Tín hiệu đầu vào là khoảng cách ds1, ds2, ds6, ds7 giữa robot và vật cản được<br />
thu thập từ từng cặp cảm biến siêu âm S1 và S2, S6 và S5 đặt hai bên hông robot.<br />
N – Gần, M – Trung bình, MF – Xa trung bình, F – Xa.<br />
Tín hiệu đầu ra là góc lái của robot: BL – Lớn bên trái, ML – Trung bình bên<br />
trái, SL – Nhỏ bên trái, Z – Không, SR – Nhỏ bên phải, MR – Trung bình bên phải,<br />
BR – Lớn bên phải.<br />
Hàm liên thuộc của khối mờ số 2 điều khiển men tường được thể hiện trên hình 7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Hàm liên thuộc của khối mờ 2 – điều khiển men tường.<br />
- Khối điều khiển về đích<br />
Tín hiệu đầu vào là θ – góc lệch giữa hướng chuyển động của robot (α) và điểm<br />
đích (β) (hình 8).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sơ đồ xác định góc lệch.<br />
Tín hiệu đầu vào θ: FLT – Xa bên trái, MFT – Trung bình bên trái, SFT – Nhỏ<br />
bên trái, Z – Không, SRT – Nhỏ bên phải, MRT – Trung bình bên phải, FRT – Xa<br />
bên phải.<br />
<br />
<br />
78 T. X. Long, Đ. Đ. Tiệp, “Kết hợp mạng nơ-ron và logic… môi trường không xác định.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Tín hiệu đầu ra là góc lái của robot: BL – Lớn bên trái, ML – Trung bình bên<br />
trái, SL – Nhỏ bên trái, Z – Không, SR – Nhỏ bên phải, MR – Trung bình bên phải,<br />
BR – Lớn bên phải.<br />
Hàm liên thuộc của khối mờ số 1 điều khiển về đích được thể hiện trên hình 9.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Hàm liên thuộc của khối mờ 1 – điều khiển về đích.<br />
- Khối điều khiển tốc độ<br />
Tín hiệu đầu vào là góc lái của robot được thu thập từ các khối điều khiển chức<br />
năng và khoảng cách giữa robot và đích dđích.<br />
Mờ hóa góc lệch của robot: BL – Lớn bên trái, ML – Trung bình bên trái, SL –<br />
Nhỏ bên trái, Z – Không, SR – Nhỏ bên phải, MR – Trung bình bên phải, BR –<br />
Lớn bên phải.<br />
Mờ hóa khoảng cách từ robot đến đích: N – Gần, M – Trung bình, MF – Xa<br />
trung bình, F – Xa.<br />
Tín hiệu đầu ra là tốc độ trung bình của robot vtb: Z – Không, S – Nhỏ, M –<br />
Trung bình; F – Nhanh.<br />
Hàm liên thuộc của khối mờ số 4 điều khiển tốc độ được thể hiện trên hình 10.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Hàm liên thuộc của khối mờ 4 – điều khiển tốc độ.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 79<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
6. MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA ROBOT<br />
Một trường hợp mô phỏng hoạt động của hệ thống điều khiển chuyển động của<br />
robot được thể hiện trên hình 11. Trong đó một số vật cản di động không biết<br />
trước. Robot di chuyển từ điểm xuất phát A đến điểm đích B.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Kết quả mô phỏng hệ thống điều khiển chuyển động của robot.<br />
Qua nhiều trường hợp mô phỏng với những thay đổi về vị trí vật cản, tốc độ di<br />
chuyển của vật cản, hệ thống điều khiển chuyển động của robot đã hoạt động tốt<br />
trong môi trường mô phỏng 2D, nhận biết các phân loại địa hình với những vật cản<br />
không biết trước và kịp thời kích hoạt các khối điều khiển chức năng tương ứng để<br />
đưa ra robot về đích an toàn.<br />
7. KẾT LUẬN<br />
Kết hợp mạng nơ-ron và logic mờ trong điều khiển robot tự hành theo giải pháp<br />
đề xuất đã giải quyết được bài toán điều khiển chuyển động của robot trong một<br />
không gian có một phần vật cản không biết trước, di chuyển với tốc độ chậm.<br />
Mạng nơ-ron đơn giản hóa tính phức tạp và bất định của môi trường làm việc xung<br />
quanh robot bằng cách phân loại môi trường thành các tình huống đặc trưng, logic<br />
mờ căn cứ vào các tình huống đó để đưa ra thuật toán điều khiển phù hợp. Tuy<br />
nhiên, giải pháp này còn tồn tại một số hạn chế về điều kiện không gian công tác<br />
và tốc độ xử lý tính toán.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Martin Seyr, Stefan Jakubek, Gregor Novak. “Neural Network Predictive<br />
Trajectory Tracking of an Autonomous Mobile Robot” IEEE Conference on<br />
Decision and Control, 2005.<br />
[2]. Фирас А. Рахим. “Методы построения интеллектуальных систем<br />
планирования и управления перемещением мобильного робота в<br />
известной среде”. Диссертация кандидата технических наук ЮРГТУ,<br />
2009.<br />
<br />
<br />
<br />
80 T. X. Long, Đ. Đ. Tiệp, “Kết hợp mạng nơ-ron và logic… môi trường không xác định.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[3]. Hartmut Surmann, Jörg Huser, Liliane Peters. “A Fuzzy System for Indoor<br />
Mobile Robot Navigation”. Vol 5. Fuzzy Systems, 1995. International Joint<br />
Conference of the Fourth IEEE International Conference on Fuzzy Systems,<br />
1995.<br />
[4]. R. Fierro and F. L. Lewis. “Control of a Nonholonomic Mobile Robot Using<br />
Neural Networks”. IEEE Transactions of Neural Networks. Vol. 9, No. 4,<br />
1998.<br />
ABSTRACT<br />
COMBINATION OF NEURAL NETWORK AND FUZZY LOGIC FOR<br />
PLANNING TRAJECTORY OF MOBILE ROBOT<br />
IN UNKNOWN ENVIRONMENT<br />
The paper presents the method and results of building of planning<br />
trajectory for mobile robot in unknown environment using functional<br />
modules. The system of planning trajectory includes of some functional<br />
modules for somes tasks, which depend on concrete situation of local<br />
environment determining by information from ultrasonic sensors.<br />
Keywords: Mobile robot, Neural network, Fuzzy logic, Planning trajectory, Unknown environment.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 18 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 10 năm 2016<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện KTQS;<br />
2<br />
Viện KHCNQS.<br />
*Email: trinhxuanlong@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 81<br />