Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào<br />
<br />
PHẦN I<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội<br />
nhập khi là thành viên chính thức của khối ASEAN tham gia AFTA và APEC, trở<br />
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tốc độ tăng trưởng<br />
kinh tế liên tục giữ ở mức cao với những con số đầy ấn tượng, tốc độ tăng GDP bình<br />
quân đầu người giai đoạn 2006 - 2010 đạt 7%/năm. Tốc độ phát triển kinh tế cao dẫn<br />
đến GDP bình quân đầu người ngày một tăng, nếu như thu nhập bình quân đầu người<br />
năm 1990 chỉ là 130 USD/người thì năm 2008 con số này đã tăng lên gấp tám lần với<br />
1047 USD/người và năm 2011 là 1300 USD/người (Theo www.dantri.com.vn).<br />
Khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì việc người dân ngoài việc chi tiêu<br />
thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu thì họ còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn<br />
như giải trí, mua sắm, du lịch...vv. Phần thu nhập dư thừa sẽ dùng để đầu tư hoặc tích<br />
lũy tài sản. Những người thích rủi ro để có được suất sinh lời cao họ sẽ đầu tư vào các<br />
loại chứng khoán, vàng, ngoại tệ, các dự án...vv. Những người thích an toàn người ta<br />
sẽ chọn phương án gửi tiền vào Ngân hàng.<br />
Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn các hệ thống Ngân hàng, đó không<br />
chỉ là Ngân hàng nhà nước (NHNN) mà còn là các Ngân hàng tư nhân. Ngân hàng<br />
được hình thành nên như là một sự tất yếu để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho<br />
xã hội. Các dịch vụ trong Ngân hàng đã được bổ sung đa dạng với nhiều tiện ích, tính<br />
năng mới cung cấp cho khách hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu cầu họ.<br />
Với điều kiện có khá nhiều Ngân hàng để lựa chọn thì việc nghiên cứu các yếu tố<br />
ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ tiết kiệm tại Ngân hàng của khách hàng sẽ<br />
giúp cho các Ngân hàng có những chiến lược phù hợp để nâng cao uy tín và chất<br />
lượng phục vụ để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.<br />
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên<br />
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng<br />
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế”.<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc<br />
Lớp K42 – QTKD – Thương Mại<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào<br />
<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm<br />
Ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh Huế.<br />
- Xác định mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các nhân tố tới sự lựa<br />
chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng<br />
Quân đội chi nhánh Huế.<br />
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút khách hàng cá nhân lựa chọn<br />
dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh Huế.<br />
3. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Đề tài mong muốn xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hành<br />
vi lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng. Thông qua hành vi của mẫu<br />
nghiên cứu để tạo được tính khái quát cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên<br />
cứu, kinh phí hạn hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên phạm vi<br />
nghiên cứu của đề tài chỉ kiểm soát những cá nhân đã từng gửi dịch vụ tiết kiệm tại<br />
Ngân hàng. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu trong việc tham gia gửi tiết kiệm<br />
tại Ngân hàng, đề tài rút ra được những tác nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ<br />
tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng.<br />
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến<br />
việc lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng của khách hàng cá nhân tại<br />
Ngân hàng Quân đội chi nhánh Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao<br />
hiệu quả thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm của Ngân hàng Quân đội chi<br />
nhánh Huế.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ tiền gửi<br />
tiết kiệm Ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội chi nhánh<br />
Huế.<br />
- Đối tượng điều tra: Những khách hàng cá nhân đã và đang gửi tiền tại Ngân hàng<br />
Quân đội chi nhánh Huế.<br />
- Thời gian nghiên cứu: tiến hành trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Quân Đội<br />
Chi nhánh Huế (Số 3 Hùng Vương) từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012.<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc<br />
Lớp K42 – QTKD – Thương Mại<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào<br />
<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu đánh giá sự lựa chọn dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng của<br />
khách hàng cá nhân dựa trên mô hình nghiên cứu TRA (Thuyết hành động hợp lý) –<br />
khảo sát sự đánh giá của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế.<br />
Mô hình dánh giá TRA có các tiêu chí đánh giá xu hướng hành vi dựa trên các yếu tố<br />
về niềm tin về các lợi ích của dịch vụ, đánh giá các lợi ích của địch vụ, niềm tin về<br />
những người ảnh hưởng và sự thúc đẩy làm theo. Bên cạnh đó, tôi còn dựa vào các<br />
nghiên cứu trước đây về các đề tài có liên quan nhằm bổ sung và kiểm tra lại các điều<br />
kiện của mô hình cho phù hợp với hoàn cảnh tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Huế.<br />
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã có, tôi tiến hành tham khảo các cơ sở lý<br />
thuyết và các kết quả nghiên cứu phù hợp.<br />
Tôi đã tiến hành phỏng vấn nhóm mục tiêu và các chuyên gia trong lĩnh vực hành<br />
vi khách hàng và lĩnh vực Ngân hàng để có được các thông tin chung, cần thiết cho<br />
việc xây dựng phiếu điều tra và hoàn thiện phiếu điều tra. Phiếu điều tra hoàn chỉnh sẽ<br />
được điều tra thử với quy mô mẫu là 30 trước khi tiến hành điều tra chính thức, nhằm<br />
kiểm tra độ tin cậy của thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra và kiểm tra các sai<br />
sót nếu có.<br />
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp nhẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy<br />
k, với số mẫu là 180, đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn để có thể tiến hành thực hiện<br />
các kiểm định sau này.<br />
Khảo sát bằng phiếu điều tra, và dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS. Trước tiên, các kết quả thống kê mô tả sẽ được sử dụng để đưa ra các đặc<br />
điểm chung về đối tượng điều tra và các thông tin thống kê ban đầu. Sau đó các biến<br />
quan sát đánh giá sẽ được phân tích bằng phương pháp định lượng và các kiểm định<br />
cần thiết để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Phương pháp xử lý là phân<br />
tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định giá trị trung bình một tổng thể (One_Sample<br />
T_test), kiểm định phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA). Kết quả sẽ được dùng<br />
để rút ra các kết luận.<br />
Các bước nghiên cứu cũng như cách chọn mẫu điều tra sẽ được phân tích kỹ hơn<br />
tại mục 1.5. Thiết kế nghiên cứu ở Chương I_ Phần II.<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc<br />
Lớp K42 – QTKD – Thương Mại<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào<br />
<br />
PHẦN II<br />
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1. Lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Lý thuyết về Ngân hàng thương mại<br />
1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại<br />
Để đưa ra được một định nghĩa về Ngân hàng thương mại, người ta thường phải<br />
dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn<br />
kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.Với mỗi quốc gia khác nhau, hình<br />
thành một khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại (NHTM).<br />
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu bao gồm<br />
những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá<br />
trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển<br />
ngân, đứng ra bảo hiểm...”<br />
Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở<br />
hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức<br />
khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay<br />
dịch vụ tài chính”.<br />
Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:<br />
“Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền<br />
gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”.<br />
“NHTM là loại hình Ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động Ngân<br />
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần<br />
thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.<br />
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng khi phân tích khai thác nội<br />
dung của các định nghĩa đó, người ta dễ nhận thấy các NHTM đều có chung một tính<br />
chất, đó là: việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp<br />
vụ cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc<br />
Lớp K42 – QTKD – Thương Mại<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào<br />
<br />
1.1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế<br />
Nhận tiền gửi<br />
Đây là hoạt động cơ bản của NHTM, Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi<br />
từ khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi<br />
tiết kiệm và các hình thức khác. Ngân hàng nhận tiền gửi của các cá nhân, của các tổ<br />
chức kinh tế và Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng khi đến hạn hoặc<br />
khi khách hàng có nhu cầu sử dụng là đến rút tiền ở Ngân hàng.<br />
Hoạt động tài trợ của Ngân hàng<br />
Trên cơ sở lượng tiền gửi từ nền kinh tế mà Ngân hàng đã tiếp nhận và quản lý<br />
được sau khi trừ đi phần dự trữ cần thiết theo quy định, phần còn lại sẽ được Ngân<br />
hàng sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của mình. Do tính đa dạng của khách hàng<br />
và nhu cầu phong phú về phương thức sử dụng tiền tài trợ của khách hàng nên Ngân<br />
hàng đã thiết lập và xây dựng các phương thức tài trợ khác nhau.<br />
Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ<br />
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng đã trở thành<br />
trọng tâm chú ý của chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn của chính phủ và thường là cấp<br />
bách trong khi thu không đủ chi hoặc thu chưa đủ thì chính phủ các nước đều muốn<br />
tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng. Phương thức được sử dụng nhiều nhất<br />
là Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua bán tín phiếu, trái phiếu hoặc làm đại lý phát<br />
hành các giấy tờ có giá cho Chính phủ, qua nghiệp vụ này một mặt vừa thực hiện<br />
nghĩa vụ với nhà nước mặt khác vừa đem lại thu nhập cho Ngân hàng.<br />
Tài trợ cho nền kinh tế<br />
Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì vấn đề sống còn là phải có nguồn lực tài<br />
chính đủ mạnh, trước hết là dể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác là để<br />
mở rộng qui mô và tham gia cạnh tranh để đứng vững trong nền kinh tế thị trường.<br />
Nguồn lực này thì ngoài nguồn vốn tự có của các Doanh nghiệp (thường chỉ chiếm tỷ<br />
trọng nhỏ) thì phần lớn các doanh nghiệp đều phải dựa và nguồn vốn tín dụng Ngân<br />
hàng. Tuỳ theo nhu cầu và loại hình kinh doanh mà Ngân hàng chấp nhận cấp tín dụng<br />
theo các phương thức khác nhau trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn do Ngân<br />
<br />
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Phúc<br />
Lớp K42 – QTKD – Thương Mại<br />
<br />
5<br />
<br />