intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Thiết kế trạm biến áp 22/0,4KV

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

34
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khoá luận "Thiết kế trạm biến áp 22/0,4KV" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp ứng dụng các quy chuẩn trong việc thiết kế trạm biến áp; Nghiên cứu, ứng dụng các bản vẽ sơ đồ tổng thể để tính toán công suất mấy biến áp, quy trinh đặc điểm làm việc của trạm biến áp; Tìm hiểu, phân tích, đánh giá môi trường hệ thống truyền tải để xây dựng và triển khai hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Thiết kế trạm biến áp 22/0,4KV

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH : ĐIỆN ĐIỆN TỬ THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP 22/0,4KV HỌ TÊN TÁC GIẢ KHOÁ LUẬN NGUYỄN THÀNH NAM Bình Dương, 5/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ 1
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NIÊN KHÓA 2011 – 2014 THIẾT KẾ TRẠM BIẾN ÁP 22/0,4KV Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: ĐIỆN ĐIỆN TỬ Giáo viên hướng dẫn: ThS.NGUYỄN ANH VŨ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THÀNH NAM MSSV:111C66004 Lớp: C11DT01 Bình Dương, 5/2014 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bình Dương, ngày 20 tháng 5 năm 2014. Tác giả Nguyễn Thành Nam 3
  4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em muốn gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo, ThS. Nguyễn Anh Vũ, là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn 4
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ , ĐÒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................. 10 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 11 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 11 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 11 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12 4. Các kết quả cần đạt .................................................................................... 12 CÁC CHƯƠNG CỦA ĐỒ ÁN ................................................................................ 12 CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẠM BIẾN ÁP ................................................. 14 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRẠM BIẾN ÁP ........................................................... 14 1.1.1. CÁC CẤP ĐIỆN ÁP CỦA CÁC TRẠM BIẾN ÁP ......................................... 14 1.2 Phân loại trạm biến áp ............................................................................... 15 1.2.1 Trạm biến áp ngoài trời ................................................................................... 15 1.2.2 Trạm biến áp trong nhà ................................................................................... 15 1.3 CÁC TRẠM BIẾN ÁP THƯỜNG GẶP .................................................... 16 1.3.1 Trạm treo ................................................................................................ 16 1.3.2 Trạm nền ...................................................................................................... 18 1.3.3 Trạm giàn ..................................................................................................... 18 1.3.4 Trạm kín ...................................................................................................... 19 Chương 2: ĐỒ THỊ PHỤ TẢI-TÍNH TOÁNCÁC HỆ SỐ Tmax, τmax ..................................... 20 2.1 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI ...................................................................................... 20 2.1.1 Định nghĩa ............................................................................................... 20 2.1.2 Cách xác định đồ thị phụ tải hằng ngày theo %Smax ....................................... 21 2.1.3 Vẽ đồ thị phụ tải theo số liệu ban đầu đề ...................................................... 22 5
  6. 2.2 . TÍNH CÁC HỆ SỐ THỜI GIAN Tmax, τmax ............................................. 23 2.2.1 Xác định thời gian sử dụng công suất lớn nhất (Tmax) ..................................... 23 2.2.2 Xác định thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất (ττ(max) ) ............................. 24 2.3 TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO TRẠM BIẾN ÁP ...................................................... 24 2.3.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 24 2.3.2 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH PHỤ TẢI ....................................... 25 2.3.3 TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CỦA TRẠM ........................................................ 25 CHƯƠNG 3 : CHỌN MẤY BIẾN ÁP VÀ TÍNH TỔN THẤT ĐIỆN NAWG TRONG TRẠM . 27 3.1 GIỚI THIỆU VỀ MÁY BIẾN ÁP (MBA) ................................................. 27 3.2 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA TRẠM BIẾN ÁP .......................................... 28 3.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH NGUYÊN LÝ .................... 28 3.3.1 NGUYÊN TẮC CHỌN CÔNG SUẤT CỦA MÁY BIẾN ÁP ................... 29 3.3.2 CHỌN SỐ LƯỢNG MÁY .......................................................................... 30 3.3.3 CHỌN CÔNG SUẤT MÁY BIẾN ÁP ....................................................... 30 3.4 TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY BIẾN ÁP ............................ 32 3.5 XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG HẰNG NĂM TRONG TRẠM BIẾN ÁP 33 3.6 ĐIỆN NĂNG CUNG CẤP HẰNG NĂM (A) VÀ PHẦN TRĂM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG (A%) .................................................................................................. 34 CHƯƠNG 4 : SỤT ÁP QUA MÁY BIẾN ÁPVÀ TÍNH CHỌN ĐẦU PHÂN ÁP .................... 35 4.1 SỤT ÁP QUA MÁY BIẾN ÁP LÚC PHỤ TẢI MIN, MAX VÀ SỰ CỐ . 35 4.2 SỤT ÁP QUA MÁY BIẾN ÁP LÚC PHỤ TẢI BÌNH THƯỜNG ............ 35 4.2.1 Lúc phụ tải cực đại ................................................................................... 35 4.2.1 Sụt áp qua máy biến áp lúc phụ tải cực tiểu .................................................. 36 4.3 SỤT ÁP QUA MÁY BIẾN ÁP LÚC GẶP SỰ CỐ .................................... 36 4.3.1 Tổn thất điện áp qua máy biến áp lúc sự cố khi tải cực đại .............................. 36 4.3.2 Tổn thất điện áp qua máy biến áp khi tải cực tiểu lúc gặp sự cố ....................... 37 6
  7. 4.4 CHỌN ĐẦU PHÂN ÁP CỦA MÁY BIẾN ÁP .......................................... 38 4.4.1 Lúc tải làm việc bình thường ...................................................................... 38 4.4.2 Lúc tải làm việc bị sự cố: tương tự như lúc tải làm việc bình thường: ............... 40 CHƯƠNG 5 : TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH ...................................................................... 43 5.1 Khái niệm chung về ngắn mạch ................................................................. 43 5.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 43 5.1.2 Các trường hợp ngắn mạch thường xảy ra ................................................... 43 5.2 NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA NGẮN MẠCH ..... 44 5.3 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH ............................ 44 5.4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN DÒNG NGẮN MẠCH ........................... 44 5.5 CHỌN VÀ TÍNH TOÁN CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN ........................... 45 5.6 VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM NGẮN MẠCH CẦN TÍNH TOÁN .......................... 45 5.6.1 Tính toán các thông số liên quan ................................................................. 46 5.6.2 Tính tiết diện ............................................................................................ 47 5.6.3 Tính dòng ngắn mạch ................................................................................ 48 5.6.4 Tính dòng xung kích.................................................................................. 50 CHƯƠNG 6 : CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CHO TRẠM BIẾN ÁP...................................... 52 6.1 VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................................... 52 6.2 ĐIỀU KIỆN CHUNG CHỌN KHÍ CỤ ĐIỆN ........................................... 52 6.2.1 Những điều kiện chung để lựa chọn thiết bị điện và các phần tử có dòng điện chạy qua 52 6.2.2 Các điều kiện kiểm tra khí cụ điện theo dòng ngắn mạch ................................ 53 6.3 CHỌN KHÍ CỤ CHO TRẠM BIẾN ÁP ................................................... 54 6.3.1 Chọn cầu chì (FCO) .................................................................................. 54 6.3.2 Chọn CB.................................................................................................. 55 6.3.3 Chọn CB tổng........................................................................................... 55 6.3.4 Chọn CB phụ tải ....................................................................................... 56 7
  8. 6.3.5 Chọn biến dòng (CT) ................................................................................. 57 6.3.6 Chọn máy biến điện áp (VT)....................................................................... 58 CHƯƠNG 7 :CHỌN DÂY DẪN – THANH GÓP .............................................................. 61 7.1 CHỌN DÂY DẪN ....................................................................................... 61 7.1.1 CHỌN DÂY DẪN CAO ÁP ........................................................................ 61 7.1.2 CHỌN DÂY DÂY HẠ ÁP .......................................................................... 62 7.2 CHỌN THANH GÓP ................................................................................. 64 7.2.1 CHỌN THANH GÓP PHÍA CAO ............................................................... 64 7.2.2 CHỌN THANH GÓP PHÍA HẠ ÁP ............................................................ 65 CHƯƠNG 8 : TÍNH TOÁN VÀ NỐI ĐẤT ....................................................................... 66 8.1 NỐI ĐẤT ..................................................................................................... 66 8.2 CÁCH THỰC HIỆN NỐI ĐẤT ................................................................. 66 8.3 TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT NHÂN TẠO ........................................................ 67 CHƯƠNG 9: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG –MẶT CẮT ............................................................... 73 9.1 bảng kê vật tư, thiết bị phòng biến điện. ................................................... 73 9.2 SƠ ĐỒ MẶT BẰNG ................................................................................... 75 9.3 SƠ ĐỒ MẶT CẮT ...................................................................................... 75 CHƯƠNG 10:THIẾT KẾ NỀN BIẾN ÁP VÀ BỐC KHỐI LƯỢNG CHO TRẠM BIẾN ÁP 22/0,4KV ..................................................................................................................... 78 10.1 SƠ ĐỒ NỀN ................................................................................................ 78 10.1.1 BẢNG KÊ KHAI VẬT TƯ ........................................................................ 79 10.1.2 THỐNG KÊ THIẾT BỊ .............................................................................. 79 10.1.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ PHẦN TRẠM BIẾN ÁP ....................................... 81 10.1.4 TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐƯỜNG CẤP NGẦM 24KV ................................ 83 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 91 8
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số liệu đồ thị phụ tải. Bảng 5.1 Các trường hợp ngắn mạch. Bảng 5.2 Bảng tra dây dẫn. Bảng 5.3 Hệ số xung kích. Bảng 6.1 Điều kiện chọn cầu chì. Bảng 6.2 Chọn cầu chì. Bảng 6.3 Điều kiện chọn CB. Bảng 6.4 chọn CB tổng. Bảng 6.5 Chọn CB phụ tải. Bảng 6.6 Điều kiện chọn biến dòng (CT). Bảng 6.7 Chọn biến dòng (CT). Bảng 6.8 Điều kiện chọn máy biến điện áp (VT). Bảng 6.9 Chọn máy biến điện áp (VT). Bảng 7.1 Chọn dây dẫn cao áp. Bảng 7.2 Thể hiện ảnh hưởng của cách lắp đặt. Bảng 7.3 Thể hiện ảnh hưởng của số dây đặt kề nhau. Bảng 7.4 Thể hiện ảnh hưởng của đất chôn cáp. Bảng 7.5Thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đất. Bảng 7.6 Chọn dây cáp hạ áp. Bảng 8.1 Bác trị số gần đúng của điện trở suất của đất ρd . Bảng 8.2 Hệ số K hiệu chỉnh tăng cao điện trở suất của đất. Bảng 8.3 Hệ số sử dụng điện cực thẳng ηđ và điện cực ngang ηng. Bảng 9.1 Bảng kê vật tư, thiết bị phòng biến điện. Bảng 10.1 Bảng kê khai vật tư Bảng 10.2 Thống kê thiết bị Bảng 10.3 Tổng hợp chi phí trực tiếp phần TBA 750kVA-22/0,4kV Bảng 10.4 Tổng hợp kinh phí phần TBA 750kva-22/0,4kv Bảng 10.5 Dự toán kinh phí lắp đặtđường cáp ngầm 24kv Bảng 10.6 Tổng hợp chi phí trực tiếp phần đường cáp ngầm 24kV Bảng 10.7 Tổng hợp kinh phí phần đường cáp ngầm 24kv Bảng 10.8 Tổng kinh phí xây dựng đường cáp ngầm 22KV Và TBA 750KVA-22/0,4KV 9
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ , ĐÒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Trạm biến áp treo Hình 1.2 Trạm biến áp nền Hình 1.3 Trạm biến áp giàn Hình 1.4 Trạm biến áp kín Hình 2.1 Đồ thị phụ tải ngày dạng bậc thang Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý trạm biến áp Hình 3.2 Hai máy biếp áp vận hành song song Hình 9.1 Sơ đồ mặt bằng Hình 9.2 Sơ đồ mặt cắt A-A Hình 9.3 Sơ đồ mặt cắt B-B Hình 9.4 Sơ đồ mặt cắt C-C Hình 10.1 Sơ đồ nền 10
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ,đất nước ta đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân được nâng cao nhanh chóng.Nhu cầu sử dụng điện năng trong tất cả các lĩnh vực ngày càng tăng.Vì vậy,công nghiệp điện lực giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội.Để đảm bảo cho việc cung cấp điện được tốt ,đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống điện gồm các khâu sản xuất ,truyền tải ,phân phối điện năng và hoạt động một cách thống nhất với nhau .Trong đó ,Trạm Biến Áp có vai trò quan trọng.Vì muốn truyền tải điện năng đi xa ta phải tăng điện áp và sau đó giảm điện áp xuống thấp cho phù hợp với nơi tiêu thụ.Dùng biến áp tiện lợi và kinh tế. Năng lượng là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt ... Một lực lượng đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật trong ngành điện đang tham gia thiết kế và lắp đặt các công trình cung cấp điện. Thiết kế trạm biến áp là một việt làm khó, một công trình điện dù nhỏ cũng yêu cầu kiến thức tổng hợp từ hàng loạt những chuyên ngành : cung cấp điện, thiết bị điện, kỹ thuật cao áp, an toàn điện ... Ngoài ra người thiết kế còn có sự hiểu biết về xã hội, về môi trường, về đối tượng cấp điện. Công trình thiết kế dư thừa sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu, làm ứ đọng vốn đầu tư. Công trình thiết kế sai do thiếu hiểu biết hay chạy theo lợi nhuận sẽ gây ra hậu quả như : gây sự cố mất điện, gây cháy nổ làm thiệt hại đến tài sản của nhân dân Luận văn “Thiết Kế Trạm Biến Áp” ở đây được trình bài những bước thiết kế cơ bản cần thiết, dẫn ra từ những công thức tính toán cơ bản để lựa chọn những phần tử của hệ thống thích hợp cho trạm điện. Thiết kế trạm biến áp nhằm giúp sinh viên chúng ta làm quen với công việc thiết kế và còn giúp cho mỗi bản thân chúng ta có một tác phong làm việc độc lập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
  12. Những kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng có hiệu quả cho công tác thiết kế trạm biến áp phục vụ cho đời sống. Để hoàn thành mục đích ý tưởng đề ra cần nghiên cứu các nội dung như sau : - Phân tích thực trạng tại đơn vị và các quy trình thiết kế trong việc xây dựng và triển khai hệ thống. - Nghiên cứu các quy chuẩn, các phương pháp tính toán phụ tải , các sơ đồ mặt bằng tổng thể,… - Phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp ứng dụng các quy chuẩn trong việc thiết kế trạm biến áp. - Nghiên cứu, ứng dụng các bản vẽ sơ đồ tổng thể để tính toán công suất mấy biến áp, quy trinh đặc điểm làm việc của trạm biến áp. . - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá môi trường hệ thống truyền tải để xây dựng và triển khai hệ thống. Lắp đặt và xây dựng trạm biến áp trên phần mềm autocad. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, thuật ngữ và công nghệ liên quan. - Tổng hợp các tài liệu. - Phân tích và thiết kế trạm biến áp theo quy trình xây dựng và ứng dụng phần mềm autocad trong thiết mô hình trạm biến áp 4. Các kết quả cần đạt tổng quan lý thuyết liên quan đến tính toán thiết kế TBA 22/0,4kv tính toán lựa chọn MBA, dây dẫn thiết bị đóng cắt theo số liệu đầu vào sơ đồ bản vẽ TBA 22/0,4kv bảng dự toán khối lượng 22/0,4kv CÁC CHƯƠNG CỦA ĐỒ ÁN Nội dung chính của luận văn được chia thành 10chương như sau: 12
  13. − Chương 1: giới thiệu chung về trạm biến áp − Chương 2: đồ thị phụ tải, tính toán các hệ số Tmax, τmax − Chương 3: chọn máy biến áp và tính tổn thất điện năng trong trạm − Chương 4: sụt áp qua máy biến áp và tính chọn đầu phân áp − Chương 5: tính toán ngắn mạch − Chương 6: chọn thiết bị bảo vệ cho trạm biến áp − Chương 7: chọn dây dẫn và thanh góp − Chương 8: tính toán nối đất − Chương 9: sơ đồ mặt bằng – mặt cắt − Chương 10: thiết kế nền biến áp và bốc khối lượng cho trạm biến áp. 13
  14. 5. CHƯƠNG1:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẠM BIẾN ÁP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ TRẠM BIẾN ÁP Trạm biến áp là mộttrong những phần tử quan trọng nhất trong hệ thống điện. Nó có nhiệm vụ chính là biến điện áp đến một cấp thích hợp nhằm phục vụ cho việc truyền tải và cung cấp điện đến phụ tải tiêu thụ. TBA được phân loại theo điện áp, quy mô.  Theo điện áp, TBA có thẻ là trạm tăng áp, cũng có thể l trạm hạ áp hay trạm trung gian. − Trạm tăng áp: thường đặt ở những nhà máy điện có nhiệm vụ nâng điện áp đầu cực máy phát lên cao để truyền tải đi xa. − Trạm hạ áp: thường đặt ở những trạm phân phối, nó nhận điện từ hệ thống truyền tải rồi giảm điện áp xuống cấp thích hợp để cung cấp điện cho các phụ tải tiêu thụ  Theo mức độ quy mô của trạm biến áp, người ta ch − Trạm biến p trung gian hay cịn gọi l trạm biến p khu vực: thường có điện áp sơ cấp lớn, cung cấp điện cho một khu vực phụ tải lớn ở các vùng miền, tỉnh thành, khu công nghiệp lớn, … Điện áp ở phía sơ cấp thường là 500; 220; 110 kV, điện áp phía thứ cấp thường là 110; 66; 35; 22; 15 kV. − Trạm biến p phn phối hay cịn gọi l trạm biến áp địa phương: nhận điện từ các trạm biến áp trung gian (trạm biến áp khu vực) để cung cấp trực tiếp cho các phụ tải như xí nghiệp, khu dân cư, … qua các đường dây phân phối. 1.1.1. CÁC CẤP ĐIỆN ÁP CỦA CÁC TRẠM BIẾN ÁP 1. Cấp cao áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp 500 kV: dùng cho hệ thống điện quốc gia, nối liền 3 miền đất nước. 14
  15. 220 kV: dùng cho lưới truyền tải, mạng điện khu vực.110 kV: dùng cho lưới phân phối, cung cấp cho phụ tải lớn. 2. Cấp trung áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp - 22 kV: dùng cho mạng địa phương, cung cấp điện cho các phụ tải vừa và nhỏ hoặc các khu dân cư. Do lịch sử để lại, hiện nay nước ta cấp trung áp còn dùng: 66kV, 35kV, 15kV, 10kV, 6kV … nhưng trong tương lai các cấp điện này sẽ được cải tạo, để dùng thống nhất một cấp 22kV. Cấp hạ áp:380/220V gồm: - Mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp. - Mạng điện 1 pha hai dây và 1 pha 3 dây. Về hình thức và cấu trúc của trạm biến áp, TBA được chia thành trạm ngoài trời, trạm trong nhà. 1.2 Phân loại trạm biến áp 1.2.1 Trạm biến áp ngoài trời Ơ loại TBA này, các thiết bị điện như: máy cắt, dao cách ly, máy biến áp, thanh góp …đều đặt ngoài trời. Phần phân phối phía trung áp có thể đặt ngoài trời, trong nhà hoặc các tủ chuyên dùng. Phần phân phối hạ áp thường đặt trong nhà hoặc đặt trong các tủ chuyên dùng chế tạo sẵn. TBA ngoài trời thích hợp cho các trạm tăng áp, trạm giảm áp và các TBA trung gian có công suất lớn, có đủ điều kiện về đất đai để đặt các trang thiết bị. Các TBA ngoài trời tiết kiệm được rất nhiều về kinh phí xây dựng, nên được khuyến khích dùng nếu có điều kiện. 1.2.2 Trạm biến áp trong nhà Ơ loại TBA này, các thiết bị điện như: máy cắt, dao cách ly, máy biến áp, thanh góp … để đặt trong nhà. Ngoài ra vì điều kiện chiến tranh, bảo đảm mỹ quan thành phố, người ta còn xây dựng những TBA ngầm. Loại trạm này khá tốn kém trong xây dựng, vận hành, bảo quản. 15
  16. Trong thực tế cần căn cứ vài địa hình, môi trường làm việc, công suất trạm, tính chất quan trọng của phụ tải, môi trường mỹ quan và kinh phí đầu tư mà chọn loại trạm cho phù hợp. 1.3 CÁC TRẠM BIẾN ÁP THƯỜNG GẶP 1.3.1 Trạm treo Trạm treo (hình 1.1) là kiểu trạm toàn bộ các thiết bị cao áp, hạ áp, máy biến áp được đặt trên cột. Máy biến áp thường là loại một pha hoặc tổ 3 máy biến áp 1 pha. Tủ hạ áp có thể đặt trên cột cạnh máy biến áp hay trong nguồn phân phối xây dựng dưới đất. Trạm treo có ưu điểm là tiết kiệm đất, thích hợp cho trạm công cộng đô thị, trạm biến áp cơ quan. Trạm treo, máy biến áp thường là 1 pha hoặc 3 pha. Để đảm bảo an toàn chỉ cho phép dùng trạm treo cho cở máy có công suất 250 kVA , 3 x 75 kVA … với cấp điện áp (15 - 22) / 0,4 kV, phần đo đếm được trang thiết bị hạ áp. Tuy nhiên loại trạm này làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này không được khuyến khích dùng ở đô thị. 16
  17. Hình 1.1 Trạm biến áp treo 17
  18. 1.3.2 Trạm nền Trạm nền thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp vừa và nhỏ. Đối với trạm nền, thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ 3 máy biến áp 1 pha hay 1 máy biến áp 3 pha đặt trên bệ xi măng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà. Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ (hình 12) Đường dây đến có thể là cáp ngầm hay đường dây trên không, phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp. Hình 1.2 Trạm biến áp nền 1.3.3Trạm giàn Trạm giàn là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột (hình 1.3). 18
  19. Trạm được trang bị 3 máy biến áp 1 pha (3 x 75 kVA) hay 1 biến áp 3 pha ( nhỏ hơn hoặc bằng 400 kVA), cấp điện áp ( 15 - 22) kV / 0,4 kV. Phần đo đếm có thể thực hiện phía trung áp hay phía hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột, đường dây đến có thể là đường dây trên không hay đường dây cáp ngầm Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng. a. Biến áp 3 pha b. Biến áp 3 pha (Gồm 3 tổ máy biến áp 1 pha) Hình 1.3 Trạm biến áp giàn 1.3.4 Trạm kín Trạm kín là loại trạm mà các thiết bị điện và máy biến áp được đặt trong nhà (hình 1.4). Trạm kín thường được phân làm trạm công cộng và trạm khách hàng: - Trạm công cộng thường đặt ở khu đô thị hóa, khu dân cư mới đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người sử dụng. 19
  20. - Trạm khách hàng thường được đặt trong khuôn viên của khách hàng, khuynh hướng hiện nay là sử dụng bộ mạch vòng chính (Ring Main Unit) thay cho kết cấu thanh cái, cầu dao, có bợ chì và cầu chì ống để bảo vệ máy biến áp có công suất nhỏ 1000 kVA. Trạm kín cần dùng 3 phòng: phòng đặt thiết bị cao áp, phòng đặt máy biến áp, phòng đặt thiết bị phân phối hạ áp và được dùng ở những nơi cần an toàn, nơi nhiều khí bụi và nơi có hóa chất ăn mòn. Đối với trạm kín cáp vào và ra thường là cáp ngầm, các cửa thông gió đều phải có lưới để chống chim, rắn, chuột và có hố dầu sự cố. Hình 1.4 Trạm biến áp kín Chương 2: ĐỒ THỊ PHỤ TẢI-TÍNH TOÁNCÁC HỆ SỐ Tmax, τmax 2.1 ĐỒ THỊ PHỤ TẢI 2.1.1 Định nghĩa Mức tiêu thụ điện năng luôn luôn thay đổi theo thời gian. Qui luật biến thiên của phụ tải theo thời gian được biểu diễn trên hình vẽ gọi là đồ thị phụ tải. Trục tung của đồ thị có thể biểu diễn: công suất tác dụng, công suất phản khảng, công suất biểu kiến ở dạng đơn vị có tên hay tương đối. Còn trục hoành biểu diễn thời gian. Đồ thị phụ tải có thể phân loại theo công suất, theo thời gian, theo địa dư 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2