Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên
lượt xem 10
download
Đề tài đánh giá được hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại địa bàn phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên; ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- LÊ LƯƠNG THẢO ỨNG DỤNG GIS VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG ĐỒNG QUANG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp : ĐCMT – K48 Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN HIỂU Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô giáo khoa Quản Lý Tài Nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Trung Tâm Nghiên Cứu Địa Tin Học – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cùng toàn thể các Anh Chị nhân viên đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè đã luôn tận tình giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Lê Lương Thảo
- ii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng ............................................... 8 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý ................................ 10 Bảng 2.3. So sánh sự khác nhau giữa giữa dữ liệu vector và raster ............... 22 Bảng 4.1. Dân số trung bình Phường Đồng Quang giai đoạn 2016 – 2019 ... 35 Bảng 4.2. Dân số trung bình của 12 tổ dân phố năm 2019 tại Phường Đồng Quang ....................................................................................... 35 Bảng 4.3. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ......................................................................................................... 37 Bảng 4.4. Tổng lượng rác thải phát sinh theo khu vực của Phường Đồng Quang năm 2019 ............................................................................................. 38 Bảng 4.5. Tổng khối lượng CTR sinh hoạt theo ngày và theo năm tại 12 Tổ của Phường Đồng Quang năm 2019 ............................................................... 38 Bảng 4.6. Lượng rác thải được thu gom và xử lý qua các năm từ 2016 – 2019 tại Phường Đồng Quang .................................................................................. 39 Bảng 4.7. Tỉ lệ thành phần CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ......................................................................................................... 39 Bảng 4.8: Phương tiện và số lượng thu gom CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang năm 2019 ................................................................................... 42 Bảng 4.9: Số lượng các điểm tập kết trên địa bàn Phường Đồng Quang ....... 42 Bảng 4.10. Dự báo gia tăng dân số trên địa bàn phường Đồng Quang .......... 61 Bảng 4.11. Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn phường Đồng Quang .................................................................................................... 62 Bảng 4.12. Diễn biến khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 ......................................... 63
- iii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ........................................................ 7 Hình 2.2: GIS và các hệ thống liên quan ........................................................ 14 Hình 2.4. Thành phần chính của GIS .............................................................. 16 Hình 2.5. Xuất dữ liệu và trình bày dữ liệu .................................................... 18 Hình 2.6. Mối liên quan giữa dữ liệu không gian với phi không gian............ 19 Hình 2.7. Biểu diễn các đối tượng cấu trúc dữ liệu vector ............................. 20 Hình 2.8. Sự khác biệt giữa cấu trúc dữ liệu vector (a) và raster (b) trong việc thể hiện đối tượng đường ................................................................................ 21 Hình 4.1. Vị trí địa lý Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên .............. 31 Hình 4.2. Vị trí địa lý phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên, .................... 33 Tỉnh Thái Nguyên ........................................................................................... 33 Hình 4.5. Điểm 1 thu gom rác tại Khu dân cư Tư san nền ............................. 43 Hình 4.4. Điểm 2 thu gom rác tại Cổng Bệnh Viện Đa khoa Trung Ương .... 43 Hình 4.3. Điểm 2 thu gom rác tại Đảo cọ Đồng Quang.................................. 44 Hình 4.6. Sơ đồ thu gom CTR sinh hoạt hiện nay ở Phường Đồng Quang .... 44 Hình 4.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty môi trường và Công trình đô thị TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 46 Hình 4.8. Khảo sát thực địa tại BCL Đá Mài, xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên ............................................................................................. 49 Hình 4.9. Ranh giới Phường Đồng Quang trên bản đồ google my map ......... 54 Hình 4.10. Dữ liệu điểm 1 thu gom rác trên google my map ......................... 55 Hình 4.11. Dữ liệu điểm 2 thu gom rác trên google my map ......................... 55 Hình 4.12. Dữ liệu điểm 3 thu gom rác trên google my map ......................... 56 Hình 4.13. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang định dạng shapefile của phần mềm ArcGIS ............................................................................................................ 56 Hình 4.14. Ảnh vệ tinh landsat Phường Đồng Quang .................................... 57
- iv Hình 4.15. Định tuyến thu gom CTR theo ảnh vệ tinh ................................... 57 Hình 4.16. Ảnh vệ tinh google map phường Đồng Quang ............................. 58 Hình 4.17. Bản đồ tuyến thu gom rác thải tại Phường Đồng Quang, ............. 59 Thành phố Thái Nguyên.................................................................................. 59
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BCL Bãi chôn lấp CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTR Chất thải rắn CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Hệ thống thông tin địa lý GPS Hệ thống định vị toàn cầu TP Thành phố TN&MT Tài ngyễn và môi trường UBND Ủy ban nhân dân UK Nước Anh ESRI Viện nghiên cứu hệ thống môi trường
- vi MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... i DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i PHẦN 1............................................................................................................. 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt ........................................... 4 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................... 6 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt ............................................................. 8 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt .......................... 11 2.2. Giới thiệu về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ......................................... 13 2.2.1. Định nghĩa GIS ..................................................................................... 13 2.2.2. Phạm vi ứng dụng của GIS ................................................................... 14 2.2.3. Hợp phần của GIS ................................................................................. 15 2.2.4. Chức năng của GIS ............................................................................... 16 2.2.5. Mô hình dữ liệu cho GIS ....................................................................... 18 2.2.6. Tình hình ứng dụng của GIS trong nghiên cứu môi trường ................. 22 2.3. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................... 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 27 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27
- vii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 27 3.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 27 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 28 3.4.2. Phương pháp kế thừa............................................................................. 28 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................. 28 3.4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu .............................................. 29 3.4.5. Phương pháp dự báo dân số và khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong tương lai ................................................................................................. 29 3.4.6. Phương pháp xây dựng bản đồ .............................................................. 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Phường Đồng Quang, Thành phố Thía Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. ................................................................... 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 34 4.2. Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................................ 35 4.2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt. ........................................................... 35 4.2.2. Khối lượng, thành phần. ........................................................................ 37 4.2.3. Thành phần rác thải ............................................................................... 39 4.2.4. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 40 4.2.5. Điểm tập kết rác. ................................................................................... 42 4.2.6. Quy trình thu gom, vận chuyển. ............................................................ 44 4.2.7. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ...................................................................... 45 4.2.8. Hiện trạng xử lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ............................................................................... 47
- viii 4.2.9. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ..................................................................... 49 4.2.10. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết về chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................................ 51 4.3. Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. ........................................... 53 4.3.1. Thu thập, xử lý dữ liệu .......................................................................... 54 4.3.2. Ứng dụng GIS xây dựng tuyến thu gom, quản lý CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 57 4.3.3. Xây dựng bản đồ lộ trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ......................................................... 58 4.4. Dự báo khối lượng dân số và rác phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025 ......................................................................................................... 60 4.4.1. Cơ sở dự báo số dân và tỷ lên tăng dân số của Phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên ............................................................................................. 60 4.4.2. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên............................ 61 4.4.3. Diễn biến khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư tại Phường Đồng Quang, Thành phố Thái Nguyên từ năm 2016 – 2025 ............ 62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 65 5.1. Kết luận .................................................................................................... 65 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 67
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ô nhiễm môi trường là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ biến dẫn tới suy thoái môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là tại các đô thị lớn lượng chất thải rắn (CTR) ngày càng gia tăng cùng với tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa. Ngày nay, cùng với quá trình phát triển của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH – HĐH) đang diễn ra với nhịp độ cao. Quá trình phát triển mang lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhưng đồng thời kéo theo nó là các vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn. Một trong các vấn đề môi trường đáng quan tâm đó là chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm môi trường và phát triển bền vững. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp. Do tính phức tạp của việc quản lý chất thải rắn nên hầu hết tại các đô thị của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề chồng chéo trong quản lý là việc không thể tránh khỏi. Đó chính là vấn đề đáng lo ngại cho các nhà quản lý chất thải rắn tại các đô thị. Thành phố (TP) Thái Nguyên là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên và là đầu mối giao thông của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đồng hành với sự phát triển về sản xuất
- 2 công nghiệp và dịch vụ của thành phố là những áp lực về môi trường do nhiều loại chất thải, trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt gây ra. Trong đó, Phường Đồng Quang cũng là một phường nằm tại khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Với diện tích là 1,50km² với 2.594 hộ dân và trên 10,369 người, được chia thành 12 tổ dân phố. Dựa trên các điều kiện về nhân lực, kĩ thuật, các yếu tố kinh tế - xã hội của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên thì việc nâng cao hệ thống quản lý chất thải rắn là rất cần thiết. Để thực hiện tốt công việc này thì hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý trong quá trình quản lý và ra quyết định. Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường (BVMT) và thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý rác thải sinh hoạt. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Với các lí do trên, đề tài: “Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên” được thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin địa lý vào công tác quản lý môi trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển và quản lý CTR sinh hoạt tại địa bàn phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. - Ứng dụng GIS vào công tác quản lý thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên.
- 3 - Dự báo khối lượng dân số và rác thải phát sinh cho việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên từ năm 2020 đến năm 2025. Từ đó có thể dự báo được dân số và khối lượng cần thiết để phục vụ việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại địa bàn phường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học: - Đề tài ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường quản lý CTR sinh hoạt đồng thời dự báo lượng rác thải phát sinh cho phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên đến năm 2025. - Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác xây dựng kế hoạch quản lý CTR của phường Đồng Quang TP. Thái Nguyên một cách hiệu quả trong giai đoạn mới, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố nói chung và địa bàn phường nói riêng. * Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được lượng CTR sinh hoạt phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên. - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của phường Đồng Quang, TP. Thái Nguyên.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Một số khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt - Theo (Điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007) của Chính phủ về Quản lý CTR sinh hoạt thì CTR sinh hoạt được định nghĩa như sau: “Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng” - Trước tiên để hiểu được khái niệm CTR sinh hoạt, chúng ta phải biết được khái niệm đó, theo (Nguyễn Đình Hương, 2003) ta có: “Chất thải rắn là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ… và các chất vô cơ như thủy tinh, lon, thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát…” - Theo luật BVMT Việt Nam “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sinh hoạt hoặc hoạt động khác” (Luật bảo vệ môi trường 2014). - CTR là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người và động vật loại bỏ mà không được tiếp tục sử dụng như ban đầu tạo ra. Những “sản phẩm” này thường ít được sử dụng do đó nó là “sản phẩm” ngoài ý muốn của con người. Rác thải có thể ở dạng thành phẩm, được tạo ra trong hầu hết các giai đoạn sản xuất và trong tiêu dùng. Dựa vào thành phần rác thải được chia thành 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ. + Rác thải hữu cơ tự nhiên: như lá cây, rau cỏ, vỏ hoa quả, thức ăn dư thừa, xác động vật… chúng là những chất dễ phân huỷ gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh nhiều vi trùng gây
- 5 bệnh, thu hút côn trùng, ruồi nhặng, chuột bọ tạo điều kiện cho chúng phát triển, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn nước và lây truyền sang người, gia súc, mất vẻ đẹp cảnh quan. + Rác thải vô cơ: như chai lọ thuỷ tinh, nhựa các loại (polyetylen, polypropylene, túi nilon…), các loại vô cơ khó phân huỷ, phải sau rất nhiều năm mới phân huỷ, một số loại sau khi phân huỷ tạo thành nhiều chất độc hại làm ô nhiễm đất đai, nguồn nước và không khí. - CTR sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bất kỳ sinh vật sống nào đều trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. Con người cũng vậy, nhưng khi các môi trường sống như đất, nước, không khí đều bị làm xấu đi thì ắt hẳn sức khỏe của cộng đồng sẽ bị tác động theo chiều hướng không tốt. Môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại trong đất một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon, hydrocarbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất; thay đổi cơ cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết. Nhiều loại chất thải như xi than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đông cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. Môi trường nước: Rác thải không thu gom hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh sang của các tầng nước cùng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. Môi trường không khí: Tại các trạm, bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu
- 6 gom, vận chuyển rác. Tại các bãi chôn lấp CTR vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi là mùi hôi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. - CTR sinh hoạt là chất thải có liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà, lông vịt, vải, giấy, xác động vật, vỏ rau quả v.v…Vì vậy, rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lí hợp lí để thu hồi năng lượng và BVMT. 2.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn sinh hoạt 2.1.2.1. Nguồn gốc của CTR sinh hoạt Khối lượng CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và các vùng nông thôn. Trong đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm: - Phát sinh từ hộ gia đình: đây là nguồn phát sinh thường xuyên và lớn nhất, ít có biến động lớn về khối lượng phát sinh, nguồn này được thu thường xuyên hàng ngày với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ; - Phát sinh từ nơi sinh hoạt công cộng: chợ, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, công trình công cộng…; - Rác từ cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp…; - Rác đường phố: do hoạt động của con người tạo ra như đi lại, vận chuyển, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng… nguồn này cũng tương đối ổn định và cũng được thu gom thường xuyên bởi xí nghiệp môi trường đô thị.
- 7 Hình 2.1. Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt 2.1.2.2. Thành phần CTR sinh hoạt CTR sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ. Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thu nhập… mà mỗi nơi có thành phần CTR sinh hoạt khác nhau. Thành phần CTR biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR. Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất từ 50 - 75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần CTR giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt động xây dựng, sửa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí
- 8 địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng địa phương. Rác thải sinh hoạt chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng lượng CTR của các đô thị khoảng 80%, có thành phần rất phức tạp. Thành phần lý học, hóa học của chất thải khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải sinh hoạt đô thị ngày càng có xu hướng biến đổi tăng các chất khó phân hủy, độc hại. Thành phần rác thải sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được thể hiện ở Bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1. Thành phần CTR sinh hoạt đặc trưng Thành phần chất thải % Khối lượng Rau, Thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 64,7 Cây gỗ 6,6 Giấy, bao bì giấy 2,1 Plastic khó tái chế 9,1 Cao su, giày dép bỏ 6,3 Vải sợi, vật liệu sợi 4,2 Đất đá, bê tông 1,6 Thành phần khác 5,4 (Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008) 2.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt Có hai cách phân loại CTR sinh hoạt: theo quan điểm thông thường và theo công nghệ quản lý, xử lý: Theo quan điểm thông thường CTR sinh hoạt bao gồm: - Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn… - Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…
- 9 - Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp… - Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng. - Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát… - Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. - Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi… - Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật. Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: CTR từ sinh hoạt gia đình gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp. Theo công nghệ quản lý, xử lý Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý. Việc phân chia CTR theo công nghệ quản lý, xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm.
- 10 Bảng 2.2. Phân loại CTR theo công nghệ quản lý, xử lý Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được: + Các vật liệu làm từ giấy + Các túi giấy, các mảnh + Giấy bìa, giấy vệ sinh… + Hàng dệt + Có nguồn gốc từ các sợi + Vải, len, bì tải, bì + Rác thải + Các chất thải ra từ đồ ăn nilon… thực phẩm + Các cọng rau, vỏ quả, + Cỏ, gỗ, củi, rơm + Các vật liệu và sản phẩm thân cây, lõi ngô… rạ… được chế tạo từ gỗ, tre và + Đồ dùng bằng gỗ như rơm… bàn, ghế, thang, giường, + Chất dẻo + Các vật liệu và sản phẩm đồ chơi, vỏ dừa… được chế tạo từ chất dẻo + Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu + Da và cao su + Các vật liệu và sản phẩm vòi bằng chất dẻo, dây được chế tạo từ da và cao bện, bì nilon… su + Bóng, giầy, ví, băng cao su… 2. Các chất không + Các loại vật liệu và sản + Vỏ hộp, dây điện, hàng cháy được phẩm được chế tạo từ sắt rào, dao, nắp lọ… + Các kim loại sắt mà dễ bị nam châm hút + Các vật liệu không bị +Vỏ hộp nhôm, giấy bao nam châm hút gói, đồ đựng… + Các kim loại Các vật liệu và sản phẩm + Chai lọ, đồ đựng bằng không phải là sắt chế tạo từ thuỷ tinh thủy tinh, bóng đèn… + Thủy tinh + Các loại vật liệu không + Vỏ trai lọ, xương, gạch, cháy ngoài kim loại và thủy đá gốm… + Đá và sành sứ tinh 3. Các chất hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc… không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm (Nguồn: Lưu Đức Hải - Cơ sở khoa học môi trường, 2005)
- 11 2.1.4. Quản lý, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Quản lý CTR sinh hoạt là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp. Quản lý rác thải được thực hiện khắp trên địa bàn các phường, thành phố đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững về bảo vệ môi trường gắn liền với công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Theo (Điều 3, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007) về quản lý CTR: - Vận chuyển CTR: là quá trình chuyên trở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lí, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. - Hoạt động quản lý CTR bao gồm: Các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lí CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. 2.1.4.1. Hoạt động quản lý CTR sinh hoạt Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và con người. Quản lý rác thải là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý rác thải, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chính trong quản lý CTR sinh hoạt gồm: - Phân loại chất thải rắn Nhằm tách lọc ra những thành phần khác nhau phục vụ cho công tác tái sinh, tái chế. Phân loại rác quyết định chất lượng các sản phẩm chế tạo từ các
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình phân tích Swot để hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực của Incoterms tại tổng công ty viễn thông quân đội Viettel
106 p | 606 | 168
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh – Fahasa giai đoạn 2010 - 2012
7 p | 401 | 68
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ webgis mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch
93 p | 284 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng GIS và Google Sketchup xây dựng mô hình 3D trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
91 p | 273 | 59
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng
93 p | 270 | 56
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
102 p | 265 | 53
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và mặt hàng dệt may xuất khẩu
103 p | 195 | 38
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng hoạt động marketing trong kinh doanh xuất bản phẩm tại Công ty Cổ phần sách Alpha giai đoạn 2010 - 2013
7 p | 266 | 38
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mạng xã hội ảo trong quảng bá du lịch
12 p | 187 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng Value at Risk trong đo lường rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
82 p | 156 | 23
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm Dspace tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
8 p | 135 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng hệ miễn dịch nhân tạo cho lọc thư rác - Lương Văn Lâm
59 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng giải pháp trí tuệ doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh: Thách thức, triển vọng, và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
104 p | 119 | 15
-
Khoá luận tốt nghiệp: Ứng dụng phần mềm ecodial thiết kế hệ thống điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí
110 p | 40 | 13
-
Quỳnh TrTóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện Trung tâm thông tin khoa học Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
9 p | 139 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính số 57 tỉ lệ 1/1000 tại xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông
84 p | 43 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ bản đồ số 40 tỷ lệ 1:1000 xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
76 p | 49 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng marketing-mix nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH QTB
59 p | 15 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn