Kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân - Đề 1
lượt xem 45
download
1. Thế nào là sản xuất của cải vật chất ? Nêu vai trò của sản xuất của cải vật chất ? Trình bày các yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất ? (5 điểm) 2. Nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ? (3 điểm) 3. Phát triển kinh tế là gì ? Hãy trình bày những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay ? (2 điểm)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiểm tra 1 tiết môn Giáo dục công dân - Đề 1
- Kiểm tra 1 tiết Môn : Giáo Dục Công Dân – 11 Đề chẵn 1. Thế nào là sản xuất của cải vật chất ? Nêu vai trò của sản xuất của cải vật chất ? Trình bày các yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất ? (5 điểm) 2. Nội dung và tác động của quy luật giá trị được Nhà nước và công dân vận dụng như thế nào ? (3 điểm) 3. Phát triển kinh tế là gì ? Hãy trình bày những nội dung cơ bản của phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay ? (2 điểm) Đề lẻ 1. Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hóa ? Trình bày tác động của quy luật giá trị ? (5 điểm) 2. Trình bày phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội ? (3 điểm) 3. Trình bày nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ ? (2 điểm)
- Đề chẵn 1) Thế nào là sản xuất của cải vật chất – 1đ - Khái niệm: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Vai trò của sản xuất của cải vật chất – 1đ - Sản xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của con người và xã hội loài người. - Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, phát triển và hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. - Hoạt động sản xuất là trung tâm, là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội phát triển. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất – 3đ Sức lao động - Khái niệm sức lao động: là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. - Khái niệm lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Đối tượng lao động - Khái niệm: Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. - Phân loại đối tượng lao động: + Loại có sẵn trong tự nhiên như: gỗ trong rừng, tôm cá dưới sông biển, … thường là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp khai thác. + Loại đã trải qua tác động của lao động như: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,… gọi là nguyên liệu, thường là ĐTLĐ của các ngành công nghiệp chế biến. Tư liệu lao động - Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên ĐTLĐ, nhằm biến đổi ĐTLĐ thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. - Phân loại tư liệu lao động: + Công cụ lao động hay công cụ sản xuất như: cày, cuốc, máy móc,… + Hệ thống bình chứa của sản xuất như: ống, thùng, hộp,… + Kết cấu hạ tầng của sản xuất như: đường sá, bến cảng, sân bay,… 2 Vận dụng quy luật giá trị Về phía Nhà nước – 1.5đ
- - Đổi mới nền kinh tế nước ta thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế để thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân nước ta. - Thực thi chính sách xã hội và sử dụng thực lực kinh tế của Nhà nước, để điều tiết thị trường nhằm hạn chế sự phân hóa giàu – nghèo cùng những tiêu cực xã hội hiện nay. Về phía công dân – 1.5đ - Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trên thị trường trong nước và quốc tế. - Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa bằng cách thường xuyên đổi mới kỹ thuật – công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, cải tiến quản lý, phấn đấu giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để đứng vững và chiến thắng trên thương trường nhằm thu nhiều lợi nhuận. 3) Phát triển kinh tế - 2đ - Khái niệm: PTKT là sự tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội. (1đ) - Nội dung: (1đ) + Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết là ở sự tăng trưởng kinh tế thể hiện sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định. + Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. + Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
- Đề lẻ 1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. trong sản xuất – 1đ ⇒ QLGT yêu cầu: người sản xuất phải đảm bảo sao cho TGLĐCB để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với TGLĐXHCT. trong lưu thông hàng hóa – 1đ - Đối với 1 hàng hóa: QLGT yêu cầu trao đổi hàng hóa phải theo nguyên tắc ngang giá. + Trên thị trường: giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục TGLĐXHCT. - Đối với tổng hàng hóa và trên toàn xã hội: QLGT yêu cầu → Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán = Tổng giá trị hàng hóa trong sản xuất. * Tác động của quy luật giá trị - 3đ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa - Người sản xuất, kinh doanh dựa vào tín hiệu về sự chuyển động của giá cả thị trường. - Sự chuyển dịch từ mặt hàng giá cả thấp đến mặt hàng giá cả cao. Sự thay đổi quy mô SX kinh doanh giữa các ngành hàng hóa, dvụ. Đó là sự điều tiết của quy luật giá trị đối với sản xuất. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên - Năng suất lao động tăng lên làm cho lợi nhuận tăng lên. - Để không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, người sản xuất, kinh doanh luôn tìm cách cải tiến kĩ thuật, công nghệ, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu KHKT, cải tiến quản lí sản xuất, tiết kiệm, đồng thời làm cho giá trị hàng hóa cá biệt < giá trị xã hội của hàng hóa. - Bằng cách đó QLGT đã có tác dụng thúc đẩy, kích thích LLSX phát triển và năng suất lao động tăng lên. Phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa - Thông qua chọn lọc tự nhiên đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển từ thấp đến cao. - Ngược lại, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ thua lỗ, bị phá sản và trở thành người nghèo. ⇒ QLGT có tác dụng bình tuyển, đánh giá người SX, KD. Nó đem lại sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội. 2) Ý nghĩa của phát triển kinh tế - 3đ
- - Đối với cá nhân : (1đ) + Tạo việc làm, thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no. + Có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ. + Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. + Có điều kiện học tập, tham gia các hoạt động xã hội, phát triển con người toàn diện. - Đối với gia đình: (1đ) + Là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình, xây dựng gia đình văn hóa… - Đối với xã hội: (1đ) + Tăng thu nhập quốc dân, chất lượng cuộc sống và giảm tình trạng đói nghèo… + Tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. + Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, ý tế… + Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng và giữ vững chế độ chính trị. + Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế. 3) Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ - 2đ - Nguồn gốc : Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của SX, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị. + Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng theo hình thái ngang giá. + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng dưới hình thái vật ngang giá chung làm môi giới cho việc trao đổi hàng hóa. + Hình thái giá trị chung: trao đổi gián tiếp thông qua hàng hóa làm vật ngang giá chung. + Hình thái tiền tệ: vàng làm vật ngang giá chung cho sự trao đổi. - Bản chất của tiền tệ: + Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị. + Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
31 p | 1342 | 127
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
36 p | 1846 | 117
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2017-2018 (Có đáp án)
35 p | 2528 | 87
-
Tổng hợp đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
69 p | 1395 | 80
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 (Kèm đáp án)
37 p | 1473 | 51
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
23 p | 1100 | 38
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí lớp 6 năm 2017-2018 - THCS Lý Thường Kiệt
5 p | 208 | 18
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Bắc Trà My - Mã đề 523
4 p | 79 | 6
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 - THPT Buôn Ma Thuột - Mã đề 483
3 p | 77 | 5
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Bến Tre - Mã đề 357
2 p | 39 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Bến Tre - Mã đề 570
2 p | 24 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Đại số lớp 11 năm 2017 - THPT Nguyễn Du - Mã đề 209
2 p | 73 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 12 - THPT Đỗ Huy Liệu
5 p | 18 | 3
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 011
3 p | 99 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Xuân Hòa - Mã đề 217
5 p | 59 | 2
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 008
4 p | 94 | 1
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 004
4 p | 100 | 1
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học lớp 11 năm 2018-2019 - THPT Bến Tre - Mã đề 628
2 p | 33 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn