intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiến thức về nhóm trong công tác xã hội

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

161
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm là “một tập thể người quy tụ lại với nhau do có cùng quyền lợi hoặc mối quan tâm và có khả năng hành động chung một cách liền lạc và đồng bộ” (Barker, 1987).Có nhiều hình thức nhóm: nhóm học tập, nhóm hỗ trợ, nhóm chữa trị, nhóm chia xẻ… gia đình cũng là một loại nhóm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiến thức về nhóm trong công tác xã hội

  1. Kiến thức về nhóm trong công tác xã hội Nhóm là “một tập thể người quy tụ lại với nhau do có cùng quyền lợi hoặc mối quan tâm và có khả năng hành động chung một cách liền lạc và đồng bộ” (Barker, 1987) . Có nhiều hình thức nhóm: nhóm học tập, nhóm hỗ trợ, nhóm chữa trị, nhóm chia xẻ… gia đình cũng là một loại nhóm. Yếu tố nhóm, với những nét đặc thù riêng của nó, ảnh hưởng lớn đến cách ứng xử của con
  2. người: địa vị/status của từng người trong nhóm, địa vị của nhóm trong xã hội, mục tiêu, tổ chức của nhóm, năng lực những thành viên, khả năng của những thành viên ở vị trí lãnh đạo… tất cả đều ảnh hưởng đến cách cư xử của cá nhân. Sau đây là một số đặc tính quan trọng của nhóm: 1. Quan hệ qua lại giữa các thành viên Đây là cách các thành viên trong nhóm gây ảnh hưởng lẫn nhau qua ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, cách cư xử với nhau. 2. Cấu trúc Gồm vai trò, địa vị, thế lực và ảnh hưởng của các thành viên. 3. Kích cỡ George Simmel phân biệt nhóm nhỏ nhất là nhóm đôi, có hai người/dyad, nhóm ba/triad, nhóm nhỏ (từ 4 đến 20 người), nhóm trung bình/society, (từ 20 đến 30 người) và nhóm lớn (trên 40 người). Nhóm càng lớn càng phức tạp và cấu trúc càng có tính bài bản hơn. Không thể đếm hết số nhóm hiện diện trong xã hội, tuy nhiên đa số nhóm thường nhỏ, có từ 2 đến 7 thành viên. Hare (1976) nhận xét mặc dù lớn nhỏ
  3. khác nhau, nhóm thường có khuynh hướng di chuyển về đơn vị nhỏ nhất là nhóm đôi. 4. Mục tiêu Nhóm thường được thiết lập vì một lý do nào đó, đây là điều làm cho các thành viên gắn bó với nhau. Từ thượng cổ nhân loại đã biết sống quy tụ thành nhóm để bảo vệ chống lại kẻ thù và thú dữ. Ngày nay, con người lập nhóm chữa trị, nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau, nhóm hỗ trợ tinh thần, nhóm học tập, nhóm nghiên cứu, nhóm tu hành, nhóm giải trí… để thỏa mãn những nhu cầu hết sức đa dạng của cuộc sống mà cá nhân khó có thể thỏa mãn. Một thí dụ là nhóm Những Người Cờ Bạc Ẩn Danh/Gamblers Anonymous, thành lập tại Los Angeles năm 1957, phỏng theo mô hình Nhóm Những Người Nghiện Rượu Ẩn Danh (thành lập năm 1935 tại Akron, bang Ohio) để những người nghiện cờ bạc giúp đỡ lẫn nhau bỏ tật xấu này bằng phương pháp 12 bước/the twelve step method. Nhóm những Người Cờ Bạc Ẩn Danh hiện nay được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới, riêng tại Mỹ có đến hơn 1000 chi nhánh. 5. Gắn bó
  4. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định hiệu qủa của nhóm. Kurt Lewin (1945), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Động Năng Nhóm/Research Center for Group Dynamics, Học Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT), phân hai loại gắn bó: gắn bó ở tầng cá nhân và gắn bó ở tầng nhóm. Gắn bó ở tầng cá nhân là gắn bó giữa thành viên này với thành viên khác, có thể do ý thích cá nhân, sự tôn trọng, hay tin cậy lẫn nhau. Gắn bó ở tầng nhóm có được khi các thành viên chia xẻ một căn cước chung/group identity, có cảm nghĩ và sẵn sàng hành động cùng nhau như một đơn vị duy nhất. Trong nhóm có gắn bó cao, thành viên tự tin hơn, trao đổi với nhau nhiều hơn, đạt được mục đích khi gia nhập nhóm nhiều hơn, và ít bỏ nhóm hơn. Tuy vậy, gắn bó quá mức có thể không phải là ưu điểm, vì nó làm hạn chế sự suy luận và hành động một cách khách quan của các thành viên. 6. Thay đổi Nhóm ít khi cố định mà thường thay đổi cấu trúc, tác động qua lại/dynamics, sự gắn bó… qua các giai đoạn phát triển của nó. Tuckman & Jensen, (1977) chia ra năm giai đoạn: giai đoạn một các thành viên
  5. làm quen với nhau. Giai đoạn hai một số thành viên mâu thuẫn với nhau và nhóm tìm giải pháp hoà giải để tạo gắn bó. Giai đoạn ba thành hình cấu trúc nhóm, vai trò, cách ứng xử, các quy ước… Giai đoạn bốn nhóm kiện toàn xong tổ chức và hoạt động cho mục tiêu chung. Giai đoạn cuối nhóm giải tán. Vận dụng kiến thức về nhóm, nhân viên CTXH có thể giúp các thành viên của nhóm phát triển đến mức cao nhất và đạt được mục đích của nhóm. (Trích từ Tập tài liêu: Công tác xã hội-Lý thuyết và thực hành, Trần Đình Tuấn) http://vnsocialwork.net
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2