Kiến trúc mảng trong hội họa là như thế nào
lượt xem 25
download
Trong hội họa nói chung, bố cục được xem như là tổng thiết kế cấu tứ và sắp xếp các yếu tố thị giác. Bố cục bao hàm nhiều nhân tố đối lập cùng với những tác dụng tương hỗ, hình và nền, sáng và tối, mặt phẳng và hình khối, góc nhìn và dẫn hướng, động thái và tĩnh thái… Để có được một bố cục hợp lý, việc tổ chức sắp xếp các mảng chính phụ, mảng trống,... có ý nghĩa hết sức quan trọng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kiến trúc mảng trong hội họa là như thế nào
- Kiến trúc mảng trong hội họa là như thế nào? Trong hội họa nói chung, bố cục được xem như là tổng thiết kế cấu tứ và sắp xếp các yếu tố thị giác. Bố cục bao hàm nhiều nhân tố đối lập cùng với những tác dụng tương hỗ, hình và nền, sáng và tối, mặt phẳng và hình khối, góc nhìn và dẫn hướng, động thái và tĩnh thái… Để có được một bố cục hợp lý, việc tổ chức sắp xếp các mảng chính phụ, mảng trống,... có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này tôi không có tham vọng bàn luận kỹ đến b ố c ục c ủa tác phẩm mà chỉ nêu lên một số suy nghĩ về cấu trúc của mảng trong sáng tác hội họa. 1. Quan niệm về mảng Trên mặt phẳng của một bức tranh, nếu để nguyên vẹn một màu trắng của giấy hay vải toan để vẽ thì ta có th ể gọi đó là mảng trống. Nếu ta chấm lên đó một chấm thì có thể gọi đó là điểm. Nếu tiếp tục chấm nhiều điểm vào đó thì ta có th ể gọi đó là một mảng được tập hợp bởi nhiều điểm. Tương t ự như vậy, ta có một tập hợp là nét gồm một mảng được cấu thành bởi các nét. Theo từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, một lượng màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành một mảng riêng, phân biệt rõ rệt với các mảng màu xung quanh nó… thì đó được gọi là mảng màu. Sự phân biệt này có thể do độ đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc hoặc về nội dung hình thể trong tranh. Khi nói đến mảng màu, người ta thường chỉ các mảng màu lớn. Tuy nhiên, trong các mảng màu lớn, có chứa đựng các mảng màu nhỏ hơn. Trong tranh
- đen trắng thì đó là những mảng màu mang các sắc độ khác nhau của đen và trắng. Các nét, hình và điểm, khi được tổ chức, sắp xếp một cách có ý thức, sẽ tạo nên một hình hoặc một khối. Như vậy, trong một mảng có thể có một hoặc nhiều hình, tập hợp của các nét và điểm và ngược lại, hình hoặc khối có thể là tập hợp của một hoặc nhiều mảng. Qua các lập luận trên, có th ể đ ưa ra một quan điểm riêng của tôi về mảng như sau: Mảng là sự cấu thành của một hoặc nhiều hình, khối, cùng sự tham gia của các tập hợp của điểm, đường nét tạo nên. Một bức tranh được hình thành trên cơ sở của nhiều mảng tập hợp lại. Sự sắp xếp, tổ chức của các mảng, qua sự sáng tạo của họa sĩ, đã để lại cho nhân loại những ki ệt tác với r ất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. 2. Quan hệ giữa mảng hình và nền Trong tự nhiên, không tồn tại mối quan hệ giữa hình tượng và bối cảnh, giữa hình và nền. Khi thị giác con người tập trung vào một điểm, họ dễ dàng coi mọi thứ xung quanh là bối cảnh và môi trường. Chính vì vậy, các họa sĩ lợi dụng sự giới hạn của thị giác, làm điểm nổi rõ lên thành hình, nh ững cái còn lại thì xử lý thành nền. Để khống chế phạm vi hoạt động của thị giác, bối cảnh của hội họa, về cơ bản, đều bị khoanh lại trong giới hạn. Một số nhà tâm lý học đã phân định hình và nền như sau: “Hình có tính nhô nổi, mật độ cao, có cảm giác đầy chặt, có hình dạng rõ ràng, có đường bao hoặc đường ranh giới... Nền có tính lùi lại sau, mật độ thấp, không có cảm giác đầy chặt, hình dạng tương đối rời rạc, không có đường ranh giới cố định”(1). Khi độ đậm nhạt của hình và nền gần như nhau thì sự phân biệt là đường chu vi, nếu đường chu vi cũng không rõ lắm thì phải dựa vào tác dụng của tính ngưng tụ của hình (tâm lý h ọc
- thị giác gọi hình có tính ngưng tụ là hình đóng kín). Do kinh nghiệm và tri thức thị giác của mỗi người ít, nhiều khác nhau, cho nên thời gian để nhận biết hình vẽ và kết qu ả không th ể giống nhau, tính ngưng tụ sẽ là mấu chốt trong việc th ức tỉnh tín hiệu được lưu trữ của người đó. Tính ngưng tụ của hình thông thường có hai loại tình huống: dẫn dắt thị giác liên kết các hình rời rạc, phân tán thành đường chu vi, thành chỉnh thể của hình; dẫn dắt thị giác liên hệ những phần chủ chốt thành mảng để bổ sung thêm hình thể. Nhìn chung, từ góc độ nghệ thuật, tính ngưng tụ chỉ là tính năng tất yếu có của hình tượng nghệ thuật bên cạnh tính thuyết minh và giá trị thẩm mỹ. Nhiều tác giả không theo đuổi việc diễn tả thực hình thể, nhưng nhấn mạnh được đặc trưng điển hình của nó, ngôn ngữ hội họa biểu đạt được tinh thần của hình thể thông qua việc sắp xếp, cấu thành tác phẩm nghệ thuật. Tính ngưng tụ của hình trong hội họa còn th ể hiện thông qua màu sắc, đường nét, độ đậm nhạt, diện tích mảng hình, ch ất liệu, mật độ của hình,... từ đó tạo nên tỷ trọng, sự nặng nhẹ của hình thể trong tranh. Nếu xử lý đúng lúc, đúng chỗ các yếu tố trên thì các mảng hình sẽ ăn nhập hài hòa với ph ần nền và mang lại tính thẩm mỹ cao cho tác phẩm. 3. Cấu trúc mảng Bất kỳ một tác phẩm nào muốn được làm rõ nội dung, chủ đề mà tác giả cần diễn đạt thì việc cần thể hiện là phần chính và phần phụ. Phần chính cần phải là phần trọng tâm và điển hình, phần phụ là phần hỗ trợ để phần chính thêm phong phú hơn và nổi bật trọng tâm hơn. Vì vậy, ph ần chính không thể quá lấn át phần phụ, và ngược lại, ph ần phụ cũng không được quá nổi bật mà làm mất đi trọng tâm (tức là lấn
- át phần chính). Các mảng chính, mảng phụ cần phải được phân biệt rõ ràng và có sự liên kết có tổ chức rõ rệt từ các mảng lớn, các mảng nhỏ, phần hình và khoảng trống, kết hợp với các mảng màu, các sắc độ, sự phân bố sáng tối, đặc biệt là hệ thống các mảng cho phù hợp với nội dung và cảm xúc của tác giả. Muốn để phần chính và phần phụ ăn nhập với nhau và mang lại hiệu quả thẩm mỹ, việc cân bằng thị giác là yếu tố quyết định. Cân bằng thị giác Sự cân bằng thị giác được tạo ra nhờ việc sắp xếp các hình thể mà mắt thường nhìn thấy được trên bề mặt của diện tích bố cục một cách hài hòa, hợp lý và ổn định; ph ải khái quát được diện tích đó, dù to hay nhỏ, như một tổng thể. Cũng vì thế, sự cân bằng thị giác còn được nhìn nhận như là sự cân bằng về trọng lượng. Một bố cục chỉ làm ta thỏa mãn khi các lực của nó được sắp xếp hợp lý. Bởi vì khi quan sát một hình thể, bao giờ chúng ta cũng phải xác định hình đó với không gian xung quanh, nói cách khác, đó là sự so sánh, liên h ệ với không gian ấy để đo được các khối hình hai phía. Để cân bằng thị giác trong tranh, cần các yếu tố sau: th ứ nhất, hình thể có trọng lượng lớn có thể cân bằng một hình nhỏ nhưng có đòn bẩy dài hơn, hay một hình có diện tích lớn h ơn nh ưng sắc độ mờ nhạt hơn so với nền thì cũng bằng một diện tích nhỏ hơn nhưng có độ đậm nhạt nổi hơn nó (tương quan hình - nền). Thứ hai, độ tương phản mạnh so với nền và xung quanh, tạo ra cảm giác nặng, nhẹ (2). Sau khi đã đạt được sự cân bằng về thị giác thì s ức căng c ủa bố cục cũng là vấn đề cần phải chú ý. Số lượng và chất lượng của hình và nền, với tỷ lệ to nhỏ, tương quan sáng t ối, có ảnh hưởng rất lớn với vùng trống xung quanh và tạo sức căng cho toàn bộ kích thước bức tranh. Sắp đặt hình th ể trong
- không gian sao cho bản thân chúng có mối tương quan m ật thiết và hài hòa từ trung tâm đến các khu vực xung quanh. Đặc biệt lưu ý đến độ nhấn và khoảng trống đó là đối trọng giữađầy và vơi, có ý nghĩa quyết định của một bố cục Tổ chức sắp xếp mảng Việc sắp xếp, tổ chức các mảng, hình, khối, độ đậm nhạt, đường nét,... có một ý nghĩa vô cùng quan trọng để nhấn mạnh trọng tâm và ý đồ thể hiện của tác giả với nội dung cần truyền đạt. Sắp xếp các mảng chính phụ hài hòa là việc làm đầu tiên của họa sĩ. Nói đến mảng chính (mảng trọng tâm) tức là nói đến mảng lớn chứa đựng các mảng nhỏ hơn, trong đó có thể có các hình thể, hình khối. Các mảng, khối ... được hình thành trên tổ hợp của các nét và của các điểm khác nhau. Tuy nhiên, các mảng đó phải tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong tổng thể bức tranh. Sự thống nhất thể hiện ở các hình ở mảng chính rất cần t ạo nên sự chặt chẽ về bố cục, sự sáng tạo trong cách tổ chức sắp xếp trong toàn mảng. Sự tổ chức sắp xếp bao gồm các mảng hình, các mảng đậm nhạt, sáng tối, các mảng đặc, khoảng trống, sự vận động của các hình, khối trong không gian, mật độ của các hệ thống nét và điểm, đặc biệt là chất của các mảng trong tổ chức của toàn hệ thống đó. Trước khi sắp xếp, tổ chức các mảng lên mặt phẳng tranh, thông thường họa sĩ phải xác định mình vẽ trên khung hình loại gì, hình chữ nhật đứng hay nằm ngang, hình vuông hay hình tròn... Bên cạnh đó, anh ta cũng cần phải xác định mình sẽ vẽ tranh theo thể loại thấu thị gì để có phương án bố cục mảng cho hợp lý. Khi tổ chức sắp xếp mảng, rất cần chú ý đến các yếu tố sau:
- Trước tiên là yếu tố cân đối. Tính cân đối được th ể hi ện b ởi sự cân đối trong các mảng, hình khối, cân đối về đậm nhạt, về đường nét, về chất. Sự cân đối ở đây là sự tổ chức sắp xếp hợp lý về tỷ lệ giữa mảng chính với mảng phụ, giữa các khoảng trống, giữa các hình trong các mảng, giữa hình với hình, về tỷ lệ và cấu trúc của mảng sao cho thu ận mắt. Phân bố độ đậm nhạt, màu sắc trong tranh cho nổi bật được nội dung cần diễn tả, đặc biệt là phải có sự liên kết hài hòa trong hệ thống sáng tối của bức tranh. Tổ chức hệ thống nét, h ệ thống các điểm trong mảng cho phù hợp với tổng thể. Tính cân đối về mảng được tổ chức sắp xếp bởi tỷ lệ các mảng chính với mảng phụ, với khoảng trống. Mảng chính cần có tỷ lệ vừa đủ để diễn tả về nội dung, không được to hay nhỏ quá và đặc biệt là phải đặt đúng vị trí sao cho h ợp lý, hài hòa về bố cục. Thứ hai là yếu tố tương phản, nói cách khác là sự đối lập. Trong hội họa, sự đối lập thường được thể hiện ở tỷ lệ giữa mảng chính và mảng phụ, giữa mảng với mảng, mảng với hình, giữa hình với hình, hình với nền, ở độ đậm nhạt, giữa mảng chính và phụ, với khoảng trống. Bên cạnh đó có th ể còn có sự thay đổi, đối lập về phong cách tạo hình, tính cách nhân vật, về hình dáng các mảng, hình với nhau. Mảng hình cứng với mảng hình mềm, mảng chuyển động, mảng tĩnh,... Các mảng màu, độ nóng lạnh, về chất trong các mảng s ẽ t ạo nên tính tương phản trong tranh. Sự đối lập để tạo nên sự chú ý hay nhấn mạnh trọng tâm sẽ là yếu tố rất quan trọng trong việc sắp xếp cấu trúc cho các mảng, tạo nên sự hài hòa trong tác phẩm. Tất cả sự đối lập trên khi được tổ chức sắp xếp hợp lý trong hệ thống của bức tranh sẽ tạo nên sự cân đối trong tranh và đặc biệt sẽ tạo nên bản sắc cũng như sự sáng tạo của người họa sĩ.
- Thứ ba là yếu tố liên tục. Sự liên tục trong tranh là c ần thi ết, đây là cầu nối cho các mảng, các độ đậm nhạt, về đường nét, điểm trong tranh tạo nên sự liên kết vững chắc cho cấu trúc của mảng, tạo nên nhịp điệu của các mảng, sự vận động của khí trong tranh. Thứ tư là yếu tố nhịp điệu. Sự thay đổi về tỷ lệ giữa các mảng, về hướng, về nét cứng, mềm, về tính chất tĩnh, động của các mảng sẽ tạo nên nhịp điệu. Sự phân bố về đậm nhạt, về tổ chức sắp xếp đường nét, điểm trong các mảng một cách hợp lý sẽ tạo nên cấu trúc mảng vững chắc và có nh ững nhịp điệu trong hệ thống các mảng trong mặt phẳng tranh. Quan hệ giữa hình với hình, giữa hình với nền, quan hệ của hình với mảng, giữa mảng với mảng, giữa phần chính và phần phụ, quan hệ về tương quan, về sáng tối, về đậm nhạt,... được dựa trên các tính năng của từng loại khối và sự vận động của các hình, khối. Tiếp đó là sự liên kết giữa các khối và khoảng trống, sự kết hợp giữa các hình (vuông, tròn, tam giác) với nền. Cho nên việc sắp xếp, tổ chức các mảng nhỏ trong mảng chính cùng với bố trí đậm nhạt trong mảng chính và các mảng phụ cùng khoảng trống sẽ tạo nên tính nhịp điệu cho bức tranh. Trong bố cục, yếu tố chính phụ luôn song hành với nhau. Mảng chính là phần trọng tâm để nhấn mạnh nội dung và chủ đề của tác phẩm nhưng mảng chính không hoàn chỉnh, có khi còn khô cứng, nếu không có sự bổ trợ của mảng phụ. Mảng phụ có thể là những mảng hình nhỏ hơn về diện tích đồng thời lực ngưng tụ ít hơn mảng chính, sắc độ cũng không rõ nét và ít sự biểu hiện hơn. Mảng phụ cũng có thể là các khoảng trống. Những khoảng trống này thực sự có tiếng nói trong tổng thể của một bức tranh. Một mảng phụ đẹp phải là một mảng phụ có tính liên kết và hỗ trợ với các mảng khác,
- đặc biệt là mảng chính. Sự cân đối của bức tranh khi và ch ỉ khi các mảng chính phụ cân đối với nhau về diện tích, về sắc độ, về đường nét, về chất, đặc biệt cần phải cân đối về sự ngưng tụ của hình thể được diễn tả trong tranh. Sự h ỗ trợ của mảng phụ sẽ làm cho bức tranh rõ hơn về phần nội dung và làm cho tác phẩm hài hòa và ấn tượng. Trong tác phẩm hội họa, những khoảng trống và cấu trúc của khoảng trống hết sức đa dạng. Những khoảng trống, hay g ọi cách khác là không gian bao quanh chủ thể chính, là tập hợp các yếu tố phụ hoặc yếu tố giai thoại - có thể có một giá trị biểu cảm lớn hơn cả khoảng đặc (những yếu tố nhìn thấy, những hình thể hiện hữu). Thậm chí, những khoảng trống này cho ta một ý nghĩa sâu thẳm của bức tranh. Tuy nhiên, t ất cả phụ thuộc vào vị trí mà những khoảng trống chiếm lĩnh trong khuôn hình và việc kết hợp khéo léo với các mảng hình trong tác phẩm. Cấu trúc của các mảng cùng các hình tượng được đưa vào trong tác phẩm cần đơn giản và tinh luyện. Sự tổ chức, sắp xếp đó không những từng nét phải tinh tế, cẩn thận mà còn rất cần đến tạo hình biểu đạt chuẩn xác, sinh động. Sự sắp xếp, bố trí mảng rất cần đến sự phong phú song không rườm rà mà tinh giản, biểu đạt được nội dung thiết thực, thông qua các hình tượng điển hình. Khả năng thể hiện của nghệ thu ật đối với thế giới mênh mông này là có hạn. Các nhà mỹ h ọc cho rằng lấy một làm mười, chọn dùng những hình tượng hữu hạn để biểu hiện nội dung vô hạn, lời nói có tận cùng mà ý không tận cùng mới là cái đẹp nghệ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vật liệu trong kiến trúc cổ Việt Nam
14 p | 782 | 402
-
Đề tài trang trí trong kiến trúc truyền thống
16 p | 268 | 74
-
Kiến trúc tháp Chăm - Người chăm xây dựng tháp như thế nào?
9 p | 337 | 55
-
Vẻ đẹp điêu khắc trong kiến trúc đình làng việt
9 p | 181 | 35
-
Tìm về Kiến trúc cội nguồn
12 p | 87 | 17
-
VẬT LIỆU TRONG KIẾN TRÚC CỔ Ở VIỆT NAM
11 p | 98 | 16
-
Đình Chèm - Nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính ở Bắc Bộ
4 p | 163 | 16
-
Chùa cổ Vạn Niên: Nơi hội tụ tâm linh và nghệ thuật
5 p | 98 | 12
-
Trang trí trong kiến trúc truyền thống
9 p | 114 | 10
-
Nhà sàn dài – Kiến trúc nhà truyền thống của người Gié Triêng
4 p | 121 | 9
-
HỒ GƯƠM VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC
7 p | 126 | 9
-
BẢO TÀNG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VỚI TRIỂN LÃM THÀNH PHỐ TỰ ĐỘNG: KIẾN TRÚC TƯỞNG TƯỢNG TRONG NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
4 p | 107 | 8
-
Vẻ Đẹp Trong Kiên Trúc Điêu Khắc Nhà Mồ Người Cơ Tu
6 p | 139 | 7
-
Kiến trúc Châu Âu trong lòng Hà Nội
6 p | 85 | 6
-
VẺ ĐẸP CỦA NHÀ MỒ NGƯỜI CƠ TU
4 p | 99 | 6
-
Ngôi nhà truyền thống – Nét kiến trúc độc đáo của người Mông, Hà Giang
5 p | 97 | 5
-
Tượng quý ít Người biết
10 p | 77 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn